Cách hạch toán tài khoản vay của doanh nghiệp năm 2024

Công ty cho cá nhân, công ty khác vay, mượn tiền hạch toán thế nào? Kế toán Thiên Ưng xin hướng dẫn cách hạch toán khoản tiền cho cá nhân, công ty khác vay, mượn.

Rất nhiều DN và kế toán đang có vướng mắc là Công ty có khoản tiền nhàn rỗi thì có thể cho cá nhân, công ty khác vay mượn? Có được cho vay bằng tiền mặt? Tiền lãi có chịu thuế GTGT? Có phải xuất hóa đơn không? Kế toán Thiên Ưng xin giải đáp các vướng mắc đó của các bạn:

  1. Có được cho vay bằng tiền mặt?

Theo điều 4 Thông tư 09/2015/TT-BTC ngày 29/01/2015 quy định:

"Điều 4. Hình thức thanh toán trong giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau giữa các doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng

1. Các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng (là các doanh nghiệp không thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng) khi thực hiện các giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau sử dụng các hình thức thanh toán sau:

  1. Thanh toán bằng Séc;
  1. Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền;
  1. Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành."

\=> Như vậy: Khi các DN vay, cho vay, trả nợ vay thì không được sử dụng tiền mặt

II. Tiền lãi vay có chịu thuế GTGT, có phải xuất hóa đơn?

  1. Tiền lãi cho vay có chịu thuế GTGT?

Theo điểm b, Khoản 8, Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT­BTC ngày 31/12/2013, Quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT:

“b. Hoạt động cho vay riêng lẻ, không phải hoạt động kinh doanh, cung ứng thường xuyên của người nộp thuế không phải là tổ chức tín dụng.

Ví dụ 5: Công ty cổ phần VC có tiền nhàn rỗi tạm thời chưa phục vụ hoạt động kinh doanh, Công ty cổ phần VC ký hợp đồng cho Công ty T vay tiền trong thời hạn 6 tháng và được nhận khoản tiền lãi thì khoản tiền lãi Công ty cổ phần VC nhận được thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.”

Như vậy: Khoản Tiền lãi cho vay thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

  1. Khi nhận được tiền lãi cho vay có phải lập hóa đơn?

Theo Khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP:

"1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này."

Việc hạch toán mượn tiền giám đốc (hoặc một cá nhân) trong doanh nghiệp cần tuân thủ các nguyên tắc kế toán và pháp luật hiện hành. Dưới đây là một số bước cơ bản:

Lập Hợp Đồng Vay mượn

Trước hết, cần phải lập hợp đồng mươn, vay nợ giữa doanh nghiệp và giám đốc (hoặc cá nhân cho vay). Hợp đồng này nên bao gồm các thông tin cụ thể như số tiền vay, lãi suất (nếu có), thời hạn trả nợ, và các điều khoản khác.

Hạch Toán Khi Nhận Tiền:

Theo quan điểm của chúng tôi, phần lớn các giao dịch vay, mượn tiền trong thực tế về bản chất sẽ là giao dịch vay tiền:

  • Khi doanh nghiệp nhận tiền, sẽ phản ánh vào sổ sách kế toán. Thông thường, bút toán có thể được hạch toán như sau:
    • Nợ TK 111, 112 (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng): Phản ánh số tiền nhận được.
      • Có TK 341: Phản ánh khoản nợ phải trả cho giám đốc

https://manaboxvietnam.com/tra-lai-vay-ca-nhan-bang-tien-mat/

  • Xử Lý Lãi Suất Vay (nếu có): Nếu có thỏa thuận về lãi suất, cần hạch toán chi phí lãi vay tương ứng
  • Hạch Toán Khi Trả Nợ: Khi doanh nghiệp trả nợ, cần hạch toán:
    • Nợ TK 341: Giảm khoản nợ.
      • Có TK 111, 112 (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng): giảm tài sản tương ứng

Trên báo Cáo Tài Chính, các bút toán này cần được phản ánh trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp, đảm bảo tính minh bạch và chính xác.

Ví dụ:

  • A đã xuất quỹ tiền mặt cho đối tác B mượn và không thu lãi (lãi suất 0%)
    • A hạch toán: Nợ TK 1283 Phải thu về cho vay/Có TK 111
    • B hạch toán: Nợ TK 111/ Có TK 341 Vay và nợ thuê tài chính
  • A xuất kho nguyên vật liệu cho đối tác B mượn theo thỏa thuận mượn hàng
    • A hạch toán: Nợ TK 138 Phải thu khác/Có TK 156
    • B hạch toán: Nợ TK 156/Có TK 338 Phải trả khác

Tuân Thủ Pháp Luật: Cần đảm bảo rằng mọi giao dịch đều tuân thủ theo luật pháp, đặc biệt là các quy định về thuế và các quy định liên quan đến vay mượn tiền tệ.

Hạch toán vay mượn tiền giám đốc có phải là giao dịch liên kết không?

Lưu ý rằng, tùy thuộc vào quy định cụ thể của quốc gia và quy định nội bộ của doanh nghiệp, cách hạch toán có thể có những điều chỉnh phù hợp. Để đảm bảo tuân thủ đúng pháp luật và nguyên tắc kế toán, bạn nên tham khảo ý kiến của một chuyên gia kế toán hoặc luật sư.

Cơ sở pháp lý:

Thông tư 200/2014/TT-BTC, Điều 21. Tài khoản 138 – Phải thu khác

1. Nguyên tắc kế toán

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu ngoài phạm vi đã phản ánh ở các tài khoản phải thu (TK 131, 136) và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu này, gồm những nội dung chủ yếu sau:

…Các khoản cho bên khác mượn bằng tài sản phi tiền tệ (nếu cho mượn bằng tiền thì phải kế toán là cho vay trên TK 1283);…

Các khoản cho mượn tài sản tạm thời, ghi:

Nợ TK 138 – Phải thu khác (1388)

Có các TK 152, 153, 155, 156,…

Điều 57. Tài khoản 338 – Phải trả, phải nộp khác

1. Nguyên tắc kế toán

  1. Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tiền vay, nợ thuê tài chính và tình hình thanh toán các khoản tiền vay, nợ thuê tài chính của doanh nghiệp. Không phản ánh vào tài khoản này các khoản vay dưới hình thức phát hành trái phiếu hoặc phát hành cổ phiếu ưu đãi có điều khoản bắt buộc bên phát hành phải mua lại tại một thời điểm nhất định trong tương lai.