Các tình huống về giao dịch dân sự

Có vẻ như bạn đang dùng nhầm tính năng này do sử dụng quá nhanh. Bạn tạm thời đã bị chặn sử dụng nó.

Nếu bạn cho rằng nội dung này không vi phạm Tiêu chuẩn cộng đồng của chúng tôi, hãy cho chúng tôi biết.

Các tình huống về giao dịch dân sự

Phân tích tình huống về giao dịch dân sự có điều kiện? Luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất. Các luật sư của Luật 24h sẽ giải đáp những thắc mắc, đưa ra những quan điểm tư vấn để các bạn đọc được hiểu rõ hơn về vấn đề trên như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

2. Giao dịch dân sự có điều kiện là gì ?

Căn cứ theo quy định của điều 120 Bộ luật dân sự 2015 quy định về giao dịch dân sự có điều kiện như sau:

“Điều 120. Giao dịch dân sự có điều kiện

1. Trường hợp các bên có thỏa thuận về điều kiện phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự thì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặc hủy bỏ.

2. Trường hợp điều kiện làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự không thể xảy ra được do hành vi cố ý cản trở trực tiếp hoặc gián tiếp của một bên thì coi như điều kiện đó đã xảy ra; trường hợp có sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của một bên cố ý thúc đẩy cho điều kiện xảy ra thì coi như điều kiện đó không xảy ra”

Các tình huống về giao dịch dân sự
Phân tích tình huống về giao dịch dân sự có điều kiện

Giao dịch dân sự có điều kiện là giao dịch mà hiệu lực của nó phát sinh hoặc hủy bỏ phụ thuộc vào sự kiện nhất định. Sự kiện được coi là điều kiện của giao dịch do chính người xác lập giao dịch định ra và phải là sự kiện thuộc về tương lai. Sự kiện này phải hợp pháp, có thể xảy ra hoặc không xảy ra và không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của các chủ thể trong giao dịch

Giao dịch có thể xác lập với điều kiện phát sinh hoặc điều kiện hủy bỏ, Giao dịch vó điều kiện phát sinh là giao dịch đã được xác lập nhưng chỉ phát sinh hiệu lực khi có sự kiện được coi là điều kiện xảy ra. Giao dịch có điều kiện hủy bỏ là giao dịch được xác lập và phát sinh hiệu lực nhưng khi có sự kiện là điều xảy ra thì giao dịch bị hủy bỏ.

Trong trường hợp điều kiện làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự không thể xảy ra được do hành vi cố ý cản trở của một bên hoặc của người thứ ba thì coi như điều kiện đó đã xảy ra; nếu có sự tác động của một bên hoặc của người thứ ba cố ý thúc đẩy cho điều kiện để làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự xảy ra thì coi như điều kiện đó không xảy ra.

Bộ luật Dân sự năm 2015 đã có cách tiếp cận nhằm bảo vệ tốt hơn quyền công dân, tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng hơn, ổn định hơn trong giao lưu dân sự, thúc đẩy sự phát triển của quan hệ sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế thị trường; hạn chế sự can thiệp của cơ quan công quyền vào quan hệ dân sự; bảo đảm sự ổn định của giao dịch dân sự, các quan hệ liên quan và hạn chế sự không thiện chí của các bên trong giao dịch dân sự.

Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan đến vấn đề nêu trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ này hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website http://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.

Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây 

Các tình huống về giao dịch dân sự

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : 

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Trong cuộc sống của chúng ta, các giao dịch dân sự đã xuất hiện từ sớm; để đảm bảo cho các nhu cầu thiết yếu của con người. Ngày nay, xã hội càng phát triển, các giao dịch đó trở nên rất phổ biến; đa dạng và có số lượng vô cùng lớn. Các giao dịch dân sự được hình thành dựa trên cơ sở tự do ý chí của mỗi chủ thể; khi họ tự nguyện tham gia giao dịch vì lợi ích, nhu cầu của mình. Theo dõi bài viết Phân tích tình huống giao dịch dân sự vô hiệu dưới dây của ACC để hiểu hơn về vấn đề này.

Các tình huống về giao dịch dân sự
Tình huống giao dịch dân sự vô hiệu

Công ty THNH bất động sản Thăng Long ( bên A); và chị H ( bên B) đã ký kết theo nội dung “giấy biên nhận” lập ngày 30/10/2008. Bên A giới thiệu và thu xếp cho bên B mua 01 lô đất biệt thự diện tích 500 m2; thuộc dự án khu đô thị mới Nam An Khánh- Hoài Đức.

Do công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị; và khu công nghiệp Sông Đà làm chủ đầu tư trong thời hạn đến hết ngày 30/11/2008. Bên B đặt cọc cho bên A số tiền đặt cọc là: 200.000.000 đồng. Nếu bên B không thực hiện việc mua lô đất trên thì bên B mất tiền đặt cọc. Nếu bên A không giới thiệu và thu xếp cho bên B mua lô đất; thì bên A phải hoàn trả bên B số tiền đặt cọc; và cộng thêm 200.000.000 đồng. Sau đó đến ngày 1/12/2008 hai bên đã ký biên bản gia hạn việc thực hiện; ngày 1/2/2009 ký tiếp biên bản gia hạn lần 2; do bên A không thu xếp cho bên B mua lô đất.

Đến ngày 6/8/2009 bên A ký tiếp một giấy hẹn trả cho bên B số tiền đặt cọc 200.000.000 đồng vào ngày 16/8/2009. Nhưng bên A mới chỉ trả cho bên B được 60.000.000 đồng. Nay bên B khởi kiện yêu cầu bên A thanh toán tiền đặt cọc là: 140.000.000 đồng. Và số tiền phạt cọc do vi phạm là 200.000.000 đồng.

Tại bản án số 02/20010/DSST ngày 26/02/20010 của Toà án nhân dân quận Thanh Xuân đã xử; và quyết định: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của chị H. Buộc công ty TNHH bất động sản Thăng Long phải thanh toán trả chị H 140.000.000 đồng tiền đặt cọc; và 200.000.000 đồng tiền phạt cọc. Tổng cộng là 340.000.000 đồng. Không đồng ý với quyết định của bản án, ngày 13/3/2010, anh Nguyễn Xuân Bách có đơn kháng cáo chỉ chấp nhận trả số tiền đặt cọc; còn không đồng ý trả số tiền phạt cọc do thời kỳ kinh tế toàn cầu. Anh cho rằng anh không thực hiện được hợp đồng; là do khách quan chứ không phải do ý thức chủ quan của anh, hỏi:

1. Có những giao dịch nào được xác lập? Những giao dịch nào hợp pháp? Giao dịch nào vô hiệu? Tại sao?

2. Bản án sơ thẩm của TAND quận Thanh Xuân có chính xác không? Tại sao?

Giao dịch được xác lập:

– Hợp đồng ký kết giữa bên A; và bên B về việc bên A sẽ giới thiệu và thu xếp cho bên B mua lô đất biệt thự.

– Biện pháp bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ đó là đặt cọc.

Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện; quy định tại khoản 1 Điều 122 Bộ luật dân sự 2005:

“a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;

b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.”

Không có giao dịch nào vô hiệu vì có đủ các điều kiện để giao dịch có hiệu lực theo quy định của pháp luật

Bản án sơ thẩm của TAND quận Thanh Xuân:

Điều 358. Đặt cọc

1. Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền; hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết; hoặc thực hiện hợp đồng dân sự. Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản.

2. Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc; hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự;; thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Điều 422. Thực hiện hợp đồng có thoả thuận phạt vi phạm

1. Phạt vi phạm là sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng; theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.

2. Mức phạt vi phạm do các bên thoả thuận.

3. Các bên có thể thoả thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải nộp phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại; nếu không có thoả thuận trước về mức bồi thường thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.

Trong trường hợp các bên không có thoả thuận về bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm.

Tuy nhiên, cần xem xét xem việc không thực hiện hợp đồng là do yếu tố khách quan; hay chủ quan của bên A, nếu yếu tố chủ quan; thì bên A không phải chịu trách nhiệm; tức phải phạt vi phạm căn cứ theo khoản 2 Điều 302 Bộ luật dân sự 2005:

“Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được nghĩa vụ dân sự; do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.”

Theo Bộ luật dân sự 2015 thì giao dịch vô hiệu; khi không có một trong các điều kiện được quy định; tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu; trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.

Theo đó Điều 117 Bộ luật dân sự có quy định Điều kiện để một giao dịch dân sự có hiệu lực:

– Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự; phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

– Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

– Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật; không trái đạo đức xã hội.

Trong trường hợp luật có quy định hình thức của giao dịch thì giao dịch đó sẽ vô hiệu; nếu không được thể hiện đúng hình thức.

Trên đây là nội dung tư vấn của ACC liên quan tới Phân tích tình huống giao dịch dân sự vô hiệu (chi tiết). Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung bài viết hoặc cần được tư vấn về các dịch vụ pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin