Các phương pháp dạy học môn văn hoá địa phương năm 2024

Sáng 9/1, Trường THCS Lê Lợi, quận Hải An, TP Hải Phòng tổ chức chuyên đề cấp thành phố: "Vận dụng phương pháp dạy học dự án và ứng dụng Padlet trong dạy học chủ đề 8: Du lịch Hải Phòng nhằm đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá định kỳ".

Cô giáo Lê Thị Mỹ Hạnh- Phó Hiệu trưởng nhà trường cho hay, chuyên đề nhằm thực hiện mục tiêu giúp giáo viên nâng cao năng lực đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá nội dung Giáo dục địa phương.

Ông Đỗ Văn Lợi- Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng chia sẻ, để thực hiện thành công Chương trình GDPT 2018 các nhà trường tích cực đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá. Chuyên đề chuyên môn là dịp để cán bộ quản lý, thầy cô giáo bộ môn cùng nhìn nhận, đánh giá và rút kinh nghiệm để áp dụng thực tế tại đơn vị mình.

Tác giả: Lê Trà My - Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Đỗ Thị Bích Thủy - Khoa Xã hội và Du lịch, Trường Đại học Hoa Lư, Ninh Bình

Xuất phát từ mục tiêu của chương trình giáo dục và môn Ngữ văn, văn học địa phương đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông. Từ việc tìm hiểu trực trạng, những vấn đề đặt ra khi dạy học văn học địa phương và trên cơ sở chương trình địa phương và văn học địa phương trong định hướng chương trình sách giáo khoa mới, bài viết đã đề xuất những cách thức giảng dạy văn học địa phương ở trường phổ thông

1. Mở đầu Trong dòng chảy của văn học nói chung, văn học địa phương (VHĐP) giữ một vai trò hết sức quan trọng. Với “những nét kết tinh nhất, như là đặc trưng bền vững của con người và cuộc sống xứ sở qua nhiều thời đại” [3;tr72], văn học địa phương giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về truyền thống văn hóa, lịch sử và con người nơi mình đang sinh sống; khơi gợi tình yêu, niềm tự hào về quê hương, xứ sở. Từ đó, mỗi cá nhân biết giữ gìn và phát huy những giá trị bản sắc tốt đẹp của địa phương, bồi đắp bề dày văn hóa dân tộc. Từ tầm quan trọng của văn học địa phương, môn Ngữ văn của chương trình Trung học cơ sở (THCS) đã triển khai một số tiết giới thiệu nội dung địa phương. Điều này giúp học sinh gắn kiến thức nhà trường với những vấn đề thực tiễn - “những vấn đề đang đặt ra cho toàn bộ cộng đồng (dân tộc và nhân loại) cũng như cho mỗi địa phương, nơi các em đang sinh sống”; đồng thời giúp học sinh “hiểu biết và hòa nhập hơn với môi trường mà mình đang sống, có ý thức tìm hiểu, góp phần giữ gìn và bảo vệ các giá trị văn hóa của quê hương” [13;tr230]. Trên tinh thần đó, việc nâng cao chất lượng dạy và học VHĐP là một vấn đề cần được quan tâm. Đề tìm hiểu thực trạng giảng dạy VHĐP ở nhà trường phổ thông hiện nay, chúng tôi đã chọn và tiến hành lập phiếu điều tra, phỏng vấn, trao đổi với giáo viên và học sinh THCS tại Ninh Bình. Chúng tôi chưa có điều kiện tìm hiểu trên diện rộng thực trạng giảng dạy văn học địa phương ở các tỉnh thành, chỉ lấy kết quả điều tra ở một số trường THCS của tỉnh Ninh Bình để ghi nhận những vấn đề thực tế, từ đó có những đánh giá và đề xuất phù hợp. Phạm vi khảo sát bao gồm các trường: THCS Lê Hồng Phong, THCS Trương Hán Siêu, THCS Ninh Tiến (Thành phố Ninh Bình); THCS Quang Trung (Thành phố Tam Điệp); THCS Ninh Mỹ (Huyện Hoa Lư). Việc nghiên cứu VHĐP theo hướng ứng dụng giảng dạy trong chương trình phổ thông, đến nay, mới chỉ dành được sự quan tâm của một số ít nhà nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu vấn đề này cũng còn rất thưa thớt. Có thể kể đến một số công trình của Nguyễn Đức Hạnh [7], Cao Thị Hảo |8|.... nghiên cứu tổng quát về VHĐP các tỉnh miền núi phía Bắc và ứng dụng giảng dạy trong các cấp học. Bài viết của chúng tôi khảo sát thực trạng cùng các vấn đề liên quan đến việc giảng dạy VHĐP, đề xuất những hình thức dạy - học VHĐP đáp ứng những yêu cầu giáo dục con người trong giai đoạn đổi mới tổng thể chương trình sách giáo khoa phổ thông. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Văn học địa phương trong chương trình giáo dục phổ 2.1.1. Chương trình Ngữ văn địa phương ở trường phổ thông hiện nay Với sứ mệnh quan trọng trong việc “hình thành nhân cách và phát triển năng lực của người học ở các địa phương”. VHĐP có một “vị trí nhất định không thể thiếu trong chương trình giảng dạy ở các địa phương” |8|. Với chủ trương đổi mới giáo dục theo hướng “phát triển các năng lực chung và các năng lực đặc thù môn học liên quan đến từng lĩnh vực giáo dục/ môn học/ hoạt động trải nghiệm sáng tạo mà mọi học sinh cần có trong cuộc sống. đồng thời tạo điều kiện phát triển tốt nhất mọi tiềm năng của học sinh... hướng tới hình thành cho học sinh năng lực tự học, sáng tạo. phát hiện và giải quyết vấn đề. giao tiếp và hợp tác. sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông” |10|, từ năm học 1999 - 2000, cùng với Lịch sử, Địa lí, chương trình Ngữ văn phổ thông đã đưa vào thực hiện nội dung địa phương. Việc giảng dạy chương trình Ngữ văn địa phương (NVĐP) có vai trò quan trọng, bởi vì nó không chỉ “bổ sung, hoàn chỉnh chương trình tổng thể mà nó còn thể hiện một cách rõ nhất, cụ thể nhất các xu hướng tích hợp liên môn, thực hiện chủ trương tự chủ trong xây dựng chương trình nhà trường” |10|. Hiện nay, ở cấp THCS, chương trình NVĐP được bố trí ở cả ba phân môn: Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn với thời lượng theo quy định (từ lớp 6 đến lớp 9) nhằm mục đích: “Liên hệ chặt chẽ những kiến thức đã học được với những hiểu biết về quê hương và văn học, văn hóa quê hương. Khai thác, bổ sung và phát huy vốn hiểu biết về văn học địa phương, làm phong phú và sáng tỏ thêm chương trình chính khóa. Gắn kết những kiến thức học sinh đã học được trong nhà trường với những vấn đề đang đặt ra cho toàn bộ cộng đồng (dân tộc và nhân loại) cũng như cho mỗi địa phương, nơi các em đang sinh sống” |13; tr.230|. Trước yêu cầu của việc thực hiện chương trình địa phương, các Sở Giáo dục và Đào tạo đã biên soạn tài liệu Ngữ văn địa phương để kịp thời đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục trong nhà trường phổ thông. Cấu trúc chương trình Ngữ văn địa phương gồm ba phần: Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn. Phần Tiếng Việt chủ yếu là rèn luyện chính tả: phát hiện và khắc phục, sửa chữa các lỗi chính tả mà người địa phương thường mắc phải (lớp 6, 7); tìm hiểu từ ngữ địa phương (từ ngữ chỉ quan hệ gia đình, từ ngữ xưng hô.) (lớp 8, 9). Phần Tập làm văn tập trung ở các vấn đề: tập kể chuyện dân gian, viết văn bản thuyết minh về lễ hội, di tích lich sử, danh thắng, nhân vật lịch sử hoặc văn bản nhật dụng về những vấn đề thực tế đang diễn ra ở địa phương. Như vậy, từ những nội dung trên, quá trình tổ chức dạy học phần Tiếng Việt và Tập làm văn tương đối thuận lợi. Phần VHĐP, các tác phẩm thuộc nhiều thể loại như: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, tục ngữ, ca dao, chèo (văn học dân gian); thơ, truyện ngắn, tiếu thuyết (trích đoạn), kí. Các kiểu văn bản được sử dụng gồm miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nhật dụng đã có tác dụng đa dạng hóa hoạt động tiếp nhận của người học. Tuy nhiên, quá trình giảng dạy VHĐP còn gặp một số khó khăn. Trong bài viết, chúng tôi tập trung vào phần VHĐP để nghiên cứu thực trạng, đề xuất những cách thức tiếp cận góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy VHĐP trong nhà trường. 2.1.2. Thực trạng giáo dục VHĐP ở trường phổ thông hiện nay Dựa trên sự quan sát, tìm hiểu và các tài liệu có được, chúng tôi nhận ra một số vấn đề lớn từ chương trình đến thực tiễn giảng dạy văn học địa phương. Thứ nhất, về tài liệu giảng dạy và học tập: Dựa trên khung chương trình của Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo biên soạn lựa chọn tác giả, văn bản tác phẩm VHĐP để đưa vào dạy học trong chương trình phổ thông, nên chưa có sự đồng bộ, thống nhất. Sách hướng dẫn, tài liệu tham khảo còn ít ỏi, sơ lược, mới chỉ đáp ứng được phần nào nhu cầu tìm hiểu của người dạy và người học. Hiện nay, chúng ta thấy các tác phẩm VHĐP được giới thiệu trong chương trình giáo dục phổ thông thường được sắp xếp theo trật tự thời gian: văn học dân gian, văn học trung đại và văn học hiện đại. Việc sắp xếp như vậy có ưu điểm là học sinh nhận thấy được những bước chuyển mình của văn học, của đời sống con người qua thời gian lịch sử nhưng khó nắm bắt được những đặc trưng văn hóa của khu vực, địa phương mình sinh sống cũng như sự liên hệ lớn hơn là vùng miền và so với các vùng miền khác trong cả nước. Thứ hai, về phía người dạy: Đối với giáo viên, việc tiến hành dạy học VHĐP trong chương trình phổ thông là việc làm hết sức cần thiết và thiết thực. Nó đáp ứng được mục tiêu giảng dạy, tăng sự liên hệ giữa kiến thức nhà trường với các vấn đề ở địa phương, tránh được tình trạng của một bộ phận học sinh học lệch hoặc chỉ biết đến kiến thức lí thuyết mà không có năng lực nhìn nhận, giải quyết những vấn đề đang đặt ra ngay tại nơi mình đang sinh sống, học tập. Nhận thấy rõ vai trò quan trọng đó, các thầy cô rất tâm huyết, nhiệt tình, tận tâm đối với bài giảng VHĐP, mong muốn vừa truyền đạt kiến thức vừa giúp học sinh hình thành các năng lực, phẩm chất cần thiết cho chính cuộc sống của các em. Tuy nhiên, một số giáo viên cũng cho biết, khi tiến hành bài học VHĐP cũng gặp không ít khó khăn. Khi tiếp cận và biên soạn tài liệu giảng dạy VHĐP, các thầy cô chủ yếu vẫn dựa trên tài liệu chung do Sở Giáo dục và Đào tạo cung cấp sau đó tự tìm tòi để soạn giáo án nên bài giảng còn sơ sài. Theo kết quả từ phiếu điều tra, phương pháp được các thầy cô sử dụng nhiều nhất vẫn là thuyết trình, vấn đáp nên giờ học còn khô khan, nặng nề. Thứ ba, về phía người học: Hầu hết học sinh đều nhận thức được tầm quan trọng và có sự yêu thích đối với VHĐP. Theo các em, học VHĐP, học sinh sẽ được mở mang hiểu biết, kiến thức thực tế, được bồi đắp thêm tình yêu, niềm tự hào đối với truyền thống lịch sử - văn hóa của địa phương (Hầu hết các em học sinh THCS Ninh Bình khi được hỏi đều kể được tên các nhân vật lịch sử, di tích, danh lam thắng cảnh của tỉnh). Trong số các ngữ liệu được đưa vào chương trình VHĐP, học sinh có hứng thú hơn với các sáng tác văn học dân gian (thần thoại, truyền thuyết, cổ tích...). Một thực trạng nữa mà chúng tôi thấy đó là, hiện nay, hình thức tổ chức dạy học VHĐP chủ yếu được diễn ra trên lớp với thời lượng chủ yếu là các tiết lí thuyết, nên các em học sinh có biểu hiện chán nản, học với tính chất đối phó, học để đạt điểm kiểm tra mà không xuất phát từ hứng thú thực sự. Phương thức lĩnh hội của học sinh chủ yếu vẫn là nghe và ghi nhớ nên các em thụ động trong việc tiếp nhận kiến thức, chưa phát huy được tính chủ động, tích cực. Các em đều có mong muốn thay đổi hình thức dạy học, có sự kết hợp giữa học tập với các hoạt động giao lưu, ngoại khóa và trải nghiệm thực tế. Như vậy, việc giảng dạy VHĐP trong nhà trường phổ thông hiện nay còn gặp nhiều khó khăn về nội dung dạy học, phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học, tài liệu dạy học. Hoạt động giảng dạy và học tập VHĐP còn nặng về vấn đề truyền đạt kiến thức lí thuyết trên lớp, đáp ứng mục tiêu, kiến thức được đề ra mà chưa thực sự khơi gợi được hứng thú, say mê học tập của học sinh. Thực trạng dạy và học VHĐP hiện nay đã đặt ra yêu cầu tìm ra nội dung, hình thức tổ chức dạy học phù hợp để phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh cũng như nâng cao mục tiêu, hiệu quả giảng dạy môn học. Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông, chương trình tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo (7/2017) xây dựng trên tinh thần thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo định hướng “phát triển phẩm chất và năng lực của người học, tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp học sinh phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần; trở thành người học tích cực, tự tin, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hóa, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới” [1]. Dựa trên mục tiêu và yêu cầu cần đạt, chương trình giáo dục phổ thông được Bộ Giáo dục và đào tạo định hướng gồm hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản (lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (lớp 10 đến lớp 12). Chương trình các môn học được định hướng xây dựng có các môn học, hoạt động giáo dục bắt buộc và các môn học tự chọn. Trong đó, giai đoạn giáo dục cơ bản ở THCS, các môn học bắt buộc và hoạt động giáo dục bắt buộc gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục công dân, Lịch sử và Địa lí, Khoa học tự nhiên, Công nghệ, Tin học, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật; Hoạt động trải nghiệm; Nội dung giáo dục địa phương. Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp có 5 môn học bắt buộc (Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng và an ninh); Hoạt động trải nghiệm; Chuyên đề học tập; Nội dung giáo dục địa phương. Như vậy, nhìn vào tổng thể chương trình giáo dục phổ thông, chương trình địa phương là hoạt động quan trọng, bắt buộc, xuyên suốt trong các giai đoạn giáo dục. Thời lượng của chương trình địa phương trong giáo dục cấp THCS, THPT là 35 tiết/ năm học (140 tiết/ 4 năm học). Theo định hướng nội dung giáo dục của từng môn học, hoạt động giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra, nội dung giáo dục của địa phương là “những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hóa, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp... của địa phương bổ sung cho nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất trong cả nước, nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần giải quyết những vấn đề của quê hương” [1;tr30]. Nội dung địa phương được giảng dạy đảm bảo sự phù hợp với từng cấp học. Ở tiểu học, nội dung giáo dục của địa phương được tích hợp với hoạt động trải nghiệm. Ở trung học cơ sở, trung học phổ thông, nội dung giáo dục của địa phương được tổ chức dưới hình thức chuyên đề. Chương trình giáo dục địa phương sẽ được các Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức xây dựng chương trình, thẩm định nội dung giáo dục của địa phương phù hợp với điều kiện của từng vùng miền, cơ sở đào tạo để đưa vào chương trình giáo dục phổ thông sau khi được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, thông qua. Như vậy, chương trình địa phương đã thể hiện quyền tự chủ, tính linh hoạt của địa phương, nhà trường.

Xem thêm: Educational Sciences, 2018, Volume 63, Issue 5, pp. 83-92