Các phương pháp đánh giá chát lượng phân bón năm 2024

Điều cơ bản đầu tiên, bà con cần xem khối lượng/dung tích của sản phẩm có bằng nhau. Thông thường khối lượng/dung tích sản phẩm lớn giá sẽ rẻ hơn sản phẩm có khối lượng/dung tích nhỏ (tính trên đơn vị nhỏ nhất).

Các phương pháp đánh giá chát lượng phân bón năm 2024
Nhà nông áp dụng quy các phương pháp nhận biết cơ bản sẽ giúp lựa chọn phân bón phù hợp đúng với loại phân bón và giá thành thực tế.

So sánh về hàm lượng hoạt chất/chất dinh dưỡng

Là yếu tố quan trọng mà bà con cần lưu ý, cần xem kỹ về hàm lượng các hoạt chất/chất dinh dưỡng có trong sản phẩm để so sánh.

Có sự đồng nhất về các thành phần: Sản phẩm có 6 chỉ tiêu thành phần, còn sản phẩm khác chỉ có 4 chỉ tiêu thành phần như sản phẩm đầu thì không so sánh bằng nhau được. Ví dụ sản phẩm Top-Green trong thành phần gồm CaO; MgO và sản phẩm Ultra-Green thành phần cũng có CaO; MgO thì mang so sánh với nhau được.

Các phương pháp đánh giá chát lượng phân bón năm 2024
Sự đồng nhất về thành phần là một yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng loại phân nào tốt

So sánh về hàm lượng hoạt chất/chất dinh dưỡng của từng chất hoặc hợp chất: Cũng như trên, sản phẩm Top-Green có hàm lượng CaO = 35%, MgO = 0.2% và sản phẩm Ultra-Green có hàm lượng CaO = 40%, MgO = 0.22% thì chắc chắn rằng Ultra-Green tốt hơn sản phẩm Top-Green (vì có hàm lượng hoạt chất cao hơn).

Đánh giá dựa vào tỷ trọng của sản phẩm (độ nặng so với nước)

Nếu sản phẩm đều giống nhau về khối lượng/dung tích, về hàm lượng hoạt chất/chất dinh dưỡng đồng chất,… thì Bà con tiếp tục đánh giá về tỷ trọng của sản phẩm, đôi khi trên bao bì ghi tỷ trọng bằng nhau nhưng chưa chắc giống nhau, cách kiểm tra đơn giản là mang sản phẩm đi cân để đánh giá. Ví dụ sản phẩm Top-Green có tỷ trọng 1,7, trong khi sản phẩm Ultra-Green có tỷ trọng 1,9. Khẳng định thêm lần nữa sản phẩm Ultra-Green có chất lượng cao hơn.

Các phương pháp đánh giá chát lượng phân bón năm 2024
Tỷ trọng, khối lượng là vấn đề bà con cần lưu ý

So sánh liều lượng và cách sử dụng

Thông thường trên bao bì sản phẩm sẽ có hướng dẫn sử dụng, liều lượng sử dụng. Nhờ vào hàm lượng hoạt chất/hàm lượng và phụ gia đặc hiệu mà một số sản phẩm tương tự nhưng sử dụng với liều thấp hơn hay dùng ít lần hơn nhưng cho kết quả như nhau.

Thương hiệu sản phẩm

Bà con cần ưu tiên chọn những sản phẩm có thương hiệu, thương hiệu uy tín, lâu năm trên thị trường để đảm bảo chất lượng.

Các phương pháp đánh giá chát lượng phân bón năm 2024
So sánh về xuất xứ và công nghệ sản xuất phân bón là một điểm để bà con nhận biết

Xuất xứ và ứng dụng công nghệ

Nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm và công nghệ ứng dụng của nhà cung cấp sử dụng cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng để đánh giá. Chẳng hạn sản phẩm Urea N46 nhờ ứng dụng công nghệ kép N-Keep và BiO3 của tập đoàn Sitto Thái Lan nên mang lại giá trị cao hơn so với sản phẩm urê thông thường như lượng bón giảm 20-30%, cây trồng tốt hơn, đảm bảo năng suất và tiết kiệm chi phí.

(ĐCSVN) - Một trong những vấn đề trọng yếu của ngành phân bón hiện nay là làm sao kiểm soát và đảm bảo chất lượng phân bón đến tay người tiêu dùng. Đây cũng thực sự là nỗi băn khoăn của đa số nông dân khi cận kề chính vụ Đông Xuân năm 2014-2015, cũng như của phần lớn doanh nghiệp hoạt động chân chính trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh phân bón, hóa chất.

Câu hỏi làm thế nào để kiểm soát và đảm bảo chất lượng phân bón đến tay người tiêu dùng, làm thế nào để người nông dân không bị thiệt thòi trong sản xuất với vật tư đầu vào có vai trò vô cùng quan trọng như vậy luôn đau đáu trong các nhà quản lý, các nhà khoa học, các chuyên gia và cả xã hội.

Siết chặt quản lý, khắc phục tình trạng phân bón giả

Các phương pháp đánh giá chát lượng phân bón năm 2024

Phân bón mẫu được đem giới thiệu tại Hội thảo ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào tái cơ cấu ngành và xây dựng nông thôn mới vừa được Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức tại Hà Nội (Ảnh: HNV)

Đề cập tới nội dung liên quan tới quản lý và kiểm soát chất lượng phân bón, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao Nguyễn Duy Khuyến cho biết, tình trạng phân bón giả tràn lan đang gây nhiều sức ép đối với doanh nghiệp. Để chuẩn bị cho vụ Đông Xuân sắp tới, Lâm Thao đang dự trữ 300 nghìn tấn phân bón với giá thành ổn định để phục vụ nhu cầu cho bà con nông dân. Để cạnh tranh với phân bón nhập khẩu, Lâm Thao đang tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các đại lý được khoanh, giãn nợ, đồng thời cung ứng phân bón trả chậm cho nông dân khi vào chính vụ.

Một đại diện của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) thì cho rằng, tình trạng phân bón giả không chỉ ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp phân bón trong nước, mà còn gây thiệt hại nghiêm trọng tới sản xuất nông nghiệp. Tình trạng kinh doanh, buôn bán phân bón kém chất lượng, phân bón giả, nhái nhãn hiệu, thiếu hàm lượng dinh dưỡng... đang xuất hiện khá nhiều trên thị trường. Do đó, hơn lúc nào hết, phải tăng cường chế tài xử phạt vi phạm thì mới đủ sức răn đe.

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, nhập khẩu phân bón, hóa chất tràn lan cũng là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng khó kiểm soát của thị trường này. Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, tính chung từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 3,3 triệu tấn phân bón các loại với tổng trị giá trên 1 tỷ đô la Mỹ (USD). Hiện, Việt Nam nhập khẩu phân bón từ 16 thị trường trên thế giới, trong đó Trung Quốc là nguồn cung chính, chiếm trên 52% tổng lượng phân bón nhập khẩu, tương đương với 1,7 triệu tấn, trị giá 560,3 triệu USD. Nga là nguồn cung lớn thứ hai với 357,9 nghìn tấn, trị giá 131,2 triệu USD. Nhật Bản đứng thứ ba, chiếm 7,58% với 241,6 nghìn tấn, trị giá 36,7 triệu USD. Một thị trường thiếu tính tin cậy đang chiếm trên 50% tổng lượng phân bón nhập khẩu về Việt Nam thực sự là điều đáng lo ngại. Đó là chưa kể tình trạng thẩm lậu phân bón, hóa chất từ Trung Quốc vào Việt Nam qua đường tiểu ngạch.

Theo ông Nguyễn Gia Tường, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, dù năng lực của các doanh nghiệp phân bón trong nước đã đáp ứng được 100% nhu cầu phân Urê, phân Lân và phân NPK của thị trường tiêu thụ, song các doanh nghiệp sản xuất phân bón Việt Nam vẫn chịu tác động lớn và khó cạnh tranh hơn với phân bón nhập khẩu, chủ yếu từ Trung Quốc. Đây cũng là lý do gần đây nhiều doanh nghiệp phân bón trong nước kiến nghị Chính phủ triển khai các chính sách hạn chế nhập khẩu và kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu phân bón. Đặc biệt là tạm dừng nhập khẩu phân bón Trung Quốc qua đường biên mậu. Đồng thời tăng mức thuế suất thuế nhập khẩu phân bón lên mức cao nhất theo cam kết thương mại đã ký giữa Việt Nam và các quốc gia khác.

Ông Nguyễn Hạc Thúy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam khẳng định, trên thị trường hiện nay còn tồn tại không ít doanh nghiệp “làm giả, ăn thật”, nhập lậu, trốn thuế khiến cho thị trường phân bón trở nên tù mù. Vài năm gần đây, ước tính, tình trạng phân bón giả, kém chất lượng gây thiệt hại khoảng 2 tỷ USD/năm. Do vậy, cần sớm có những hành động mạnh mẽ, quyết liệt và đồng bộ hơn để thị trường phân bón đi vào ổn định, lành mạnh góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp nước nhà ngày một lớn mạnh.

Hiện nay, mặt hàng phân bón nói riêng và thị trường hóa chất nói chung khá đa dạng về chủng loại và phong phú về hình thức bao bì, nhãn mác. Dù nỗ lực tới đâu thì lực lượng quản lý thị trường cũng như các đơn vị chức năng kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm phân bón, vốn không chỉ thiếu về nhân lực mà còn yếu cả về trình độ chuyên môn cũng đang gặp nhiều khó khăn trong việc nhận biết và phân biệt hàng thật, hàng giả hay hàng kém chất lượng, ông Nguyễn Văn Thanh, Cục trưởng Cục Hóa chất thừa nhận. Ngoài ra, các trang, thiết bị để khảo nghiệm, kiểm tra tại chỗ chất lượng sản phẩm phân bón cũng chưa thực sự được đầu tư thỏa đáng, đôi khi gây nên lúng túng cho các đơn vị thừa hành pháp luật khi nghi ngờ, phát hiện hoặc xử lý hành vi vi phạm.

Sau 1 năm thực thi Nghị định 202/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý phân bón và mới đây Thông tư 29/TT-BCT của Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện một số điều về phân bón vô cơ; hướng dẫn việc cấp phép sản xuất phân bón vô cơ, phân bón hữu cơ và phân bón khác cùng các điều kiện kinh doanh và nhập khẩu phân bón vô cơ theo Nghị định 202/2013/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực thi hành từ 27/11/2014, có thể kỳ vọng, với sự tăng cường phối hợp giữa đơn vị chủ quản là Bộ Công Thương với các ban ngành chức năng như sở công thương các tỉnh, thành phố, cơ quan quản lý thị trường và chính quyền các địa phương; cũng như việc nêu cao trách nhiệm và nghĩa vụ pháp lý của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu và nhập khẩu phân bón…. sẽ từng bước khắc phục được tình trạng phân bón giả, phân bón kém chất lượng, góp phần minh bạch hóa thị trường phân bón, hóa chất ở Việt Nam.

Hiến kế để tăng hiệu quả sử dụng phân bón

Các phương pháp đánh giá chát lượng phân bón năm 2024

Lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, phát hiện phân bón giả (Ảnh: C.T)

Thực tế cho thấy, không có phân bón là không thể tăng năng suất lúa. Tuy nhiên, ở đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn từ 25 – 30 % nông dân canh tác theo tập quán cũ (bón phân không cân đối) nên năng suất lúa không cao. Ngành nông nghiệp các địa phương cần hướng dẫn họ bón phân cân đối, tuân theo nguyên tắc “6 đúng” là đúng chủng loại - liều lượng - thời điểm - phương pháp - mùa vụ - loại đất để đạt hiệu quả kinh tế cao.

PGS.TS Nguyễn Như Hà, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đề xuất mỗi địa phương cần xác lập được quy trình bón phân phù hợp cho từng cây trồng trong những điều kiện đất đai, khí hậu và kỹ thuật canh tác cụ thể, trong đó cần có quy định đầy đủ về loại phân, lượng phân, dạng phân và phương pháp bón phân cho từng loại cây trồng nhằm vừa giảm chi phí đầu tư mua phân bón, vừa đem lại lợi nhuận tối đa cho người sản xuất.

Theo PGS.TS Lê Văn Hòa, Đại học Cần Thơ, cả nước hiện có gần 500 cơ sở sản xuất phân bón với gần 2.000 chủng loại. Hầu hết các loại phân hóa học đơn hoặc kép (N, DAP, K) do doanh nghiệp lớn trong nước sản xuất đều đúng chất lượng. Tuy nhiên, một số cơ sở sản xuất nhỏ với thiết bị lạc hậu đã sản xuất phân bón N-P-K, hữu cơ sinh học, hữu cơ khoáng không bảo đảm chất lượng đã gây ảnh hưởng đến hiệu suất sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần khuyến cáo các doanh nghiệp đầu tư lắp đặt máy móc, thiết bị hiện đại; khuyến cáo nông dân bón phân thân thiện với môi trường bằng cách tăng lương phân hữu cơ, giảm phân hóa học để trả lại hữu cơ và cố định carbon trong đất, qua đó tăng chất lượng, giá trị sản phẩm.

Đại diện Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT cho hay, hiện vẫn tồn tại tình trạng sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng; vi phạm quy định về nhãn hiệu phân bón; vẫn phát sinh buôn lậu, trốn thuế phân bón từ Trung Quốc về Việt Nam, làm thất thu ngân sách và ảnh hưởng đến các doanh nghiệp chân chính. Không loại trừ việc mang các loại phân bón không bảo đảm chất lượng vào Việt Nam tiêu thụ trên thị trường, gây thiệt hại cho nông dân. Vì vậy, ông Tùng đề nghị các cơ quan chức năng địa phương cần đẩy mạnh kiểm tra, kịp thời ngăn chặn tình trạng nêu trên.

Liên quan đến nội dung này, ông Đỗ Thanh Lam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Thị trường (Bộ Công Thương) cho biết: trong 10 tháng năm 2014, các lực lượng chức năng đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, xử lý 175 vụ vi phạm trong vận chuyển, kinh doanh phân bón, đã tịch thu 291 tấn phân bón, phạt các đối tương vi phạm 1,8 tỷ đồng. Nhưng tình trạng vi phạm trong kinh doanh phân bón vẫn diễn biến phức tạp gây búc xúc trong dư luận. Cũng theo ông Lam, trong thời gian tới, Cục sẽ thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ, trong đó chú ý hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến xử lý, ngăn chặn buôn lậu, sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng nhằm góp phần tăng hiệu quả sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp./.