Các cách tiếp cận phát triển hệ thống thông tin

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN 1.1. Khái niệm và thống thông tin Phát triển một HTTT là một quá trình tạo ra một HTTT cho một tổ ch ức. Quá trình đó bắt đầu từ khi nêu vấn đề cho đến khi đưa hệ thống vào v ận hành trong t ổ ch ức. Với thực tiễn của nhiều năm xây dựng các HTTT, những cơ sở phương pháp luận phát triển HTTT đã không ngừng được hoàn thiện và bổ sung cho phù hợp v ới sự phát tri ển của công nghệ và các điều kiện môi trường đã biến đổi. 1.1.1 Khái niệm và định nghĩa Có nhiều định nghĩa về HTTT khác nhau. Về m ặt kỹ thuật, HTTT đ ược xác đ ịnh như một tập hợp các thành phần được tổ chức để thu thập, xử lý, lưu trữ, phân ph ối và biểu diễn thông tin và thông tin trợ giúp việc ra quyết định và kiểm soát trong m ột tổ chức. Ngoài các chức năng kể trên, nó còn có thể giúp người qu ản lý phân tích các vấn đề, cho phép nhìn thấy được một cách trực quan những đ ối t ượng ph ức t ạp, t ạo ra các sản phẩm mới. Dữ liệu [data] là những mô tả về sự vật, con người và sự kiện trong thế gi ới mà chúng ta gặp bằng nhiều cách thể hiện khác nhau. Thông tin [Information] cũng nhu dữ liệu, thông tin có rất nhi ều cách đ ịnh nghĩa khác nhau. Một định nghĩa bao trùm hơn cả xem thông tin là dữ liệu được đặt vào một ngữ cảnh với một hình thức thích hợp và có lợi cho nhười sử dụng cuối cùng. Các hoạt động thông tin [information activitties] là các hoạt động xảy ra trong m ột HTTT, bao gồm cả việc nắm bắt, xử lý, phân phối, lưu trữ, trình diễn dữ liệu và kiểm tra các hoạt động trong HTTT. Xử lý [processing] được hiểu là các hoạt động lên dữ liệu như tính toán, so sánh, sắp xếp, phân loại và tổng hợp… 1.1.2 Hệ thống thông tin quản lý Trong các HTTT, HTTT quản lý được biết đến sớm và phổ bi ến nhất. Đ ối t ượng phục vụ của HTTT quản lý thực sự rộng hơn rất nhiều so với ý nghĩa c ủa bản thân tên gọi của nó. HTTT quản lý là sự phát triển và sử dụng HTTT có hiệu quả trong m ột tổ chức [Keen, Peter GW.- một người đứng đầu trong lĩnh vực nầy]. Nhân t ố thiết lập Công c ụ C ầu nối Nguồn l ự c Phần c ứ ng Phần mềm D ữ liệu Thủ tục Con ngườ i Nhân t ố s ẵn có Hình 1.1. Các yếu tố cấu thành của HTTT
  2. Năm yếu tố cấu thành của HTTT quản lý xét ở trạng thái tĩnh là: thiết bị tin học [máy tính, các thiết bị, các đường truyền…- phần cứng], các chương trình [phần mềm], dữ liệu, thủ tục-quy trình và con người [hình 1.1]. Các định nghĩa về HTTT trên đay giúp cho việc định hướng quá trình phân tích, thi ết k ế h ệ th ống. Tuy v ậy, s ự mô tả này là chưa đủ, cần đi sâu phân tích hệ thống cụ thể mới có sự hiểu biết đầy đủ về hệ thống thực và cho phép xây dựng cơ sở dữ li ệu, các chương trình và vi ệc b ố trí các thành phần bên trong nó. 1.1.3. Phân loại hệ thống thông tin Dưới đây trình bày một cách phân loại HTTT với các loại sau : a. Hệ thống tự động văn phòng Hệ thống tự động văn phòng là HTTT gồm máy tính với các hệ phần m ềm như h ệ xử lý văn bản, hệ thư tín điện tử, hệ thống lập lịch làm việc, bảng tính, chương trình trình diễn báo cáo cùng các thiết bị khác như máy Fax, điện thoại tự ghi,… chúng được thiết lập nhằm tự động hóa công việc ghi chép, tạo văn bản và giao d ịch b ằng l ời, bằng văn bản làm tăng năng suất cho những người công tác văn phòng. b. Hệ thống truyền thông Hệ thống truyền thông giúp cho việc thực hiện các trao đổi thông tin gi ữa các thi ết bị dưới các hình thức khác nhau với những khoảng cách xa dễ dàng, nhanh chóng và có chất lượng. Hệ thống này đóng vai trò phục vụ cho các HTTT qu ản lý, h ệ tr ợ giúp điều hành và các hệ khác hoạt động hiệu quả. c. Hệ thống xử lý giao dịch Hệ thống xử lý giao dịch la một HTTT nghiệp vụ. Nó phục vụ cho hoạt động của tổ chức ở mức vận hành. Nó thực hiện việc ghi nhận các giao d ịch hàng ngày c ần thiết cho hoạt động nghiệp vụ của tổ chức để giao dịch với khách hàng, nhà cung cấp, những người cho vay vốn…như hệ thống lập hóa đơn bán hàng. Nó là HTTT cung c ấp nhiều dữ liệu nhất cho các hệ thống khác trong tổ chức. d. Hệ cung cấp thông tin thực hiện Hệ thống này có từ rất sớm, nó cung cấp các thông tin th ực hi ện các nhi ệm v ụ trong tổ chức. Nó là hệ máy tính nhằm tổng hợp và làm các báo cáo v ề quá trình th ực hiện công việc ở các bộ phận trong những khoảng thời gian nhất định. Các t ổng h ợp, báo cáo được thực hiện theo mẫu với nội dung, quy trình tổng hợp rất đ ơn gi ản, rõ ràng và có định hạn thời gian. e. Hệ thống thông tin quản lý Hệ thống thông tin quản lý trợ giúp các hoạt động quản lý c ủa t ổ ch ức nh ư l ập k ế hoạch, kiểm tra thực hiện, tổng hợp và làm các báo cáo, làm các quyết định quản lý trên cơ sở các quy trình thủ tục cho trước. Nhìn chung, nó sử d ụng d ữ li ệu t ừ các h ệ xử lý giao dịch và tạo ra các báo cáo định kỳ hay theo yêu c ầu. Hệ này không m ềm d ẻo và ít có khả năng phân tích… f. Hệ trợ giúp quyết định Hệ trợ giúp quyết dịnh là hệ máy tính được sử dụng ở mức qu ản lý c ủa t ổ ch ức. Nó có nhiệm vụ tổng hợp các dữ liệu và tiến hành các phân tích bằng các mô hình đ ể trợ giúp cho các nhà quản lý ra những quyết định có quy trình [bán c ấu trúc] hay hoàn toàn không có quy trình biết trước [không có cấu trúc]. Nó phải sử dụng nhiều loại dữ liệu khác nhau nên các cơ sở dữ liệu phải được tổ chức và liên k ết t ốt. H ệ còn có nhiều phương pháp xử lý [các mô hình khác nhau] được tổ chức để có th ể sử d ụng
  3. linh hoạt. Các hệ này thường được xây dựng chuyên d ụng cho m ỗi t ổ ch ức c ụ th ể mới đạt hiệu quả cao. g. Hệ chuyên gia Hệ chuyên gia là một hệ trợ giúp ở mức chuyên sâu. Ngoài những kiến th ức, kinh nghiệm của các chuyên gia, và các luật suy diễn nó còn có thể trang bị các thiết bị cảm nhận để thu các thông tin từ những nguồn khác nhau. Hệ có thể xử lý, và d ựa vào các luật suy diễn để đưa ra những quyết định rất hữu ích và thi ết th ực. Sự khác bi ệt c ơ bản của hệ chuyên gia với hệ hổ trợ quyết định là ở chỗ: Hệ chuyên gia yêu c ầu những thông tin xác định đưa vào để đưa ra quyết định có ch ất l ượng cao trong m ột lĩnh vực hẹp. h. Hệ trợ giúp điều hành Hệ trợ giúp điều hành được sử dụng ở mức quản lý chiến lược c ủa t ổ ch ức. Nó được thiết kế hướng sự trợ giúp cho các quyết định không cấu trúc bằng vi ệc làm ra các đồ thị phân tích trực quan và các giao dịch rất thuận ti ện v ới môi tr ường. H ệ đ ược thiết kế để cung cấp hay chắt lọc các thông tin đa dạng lấy từ môi tr ường hay t ừ các hệ thông tin quản lý, hệ trợ giúp quyết định… i. Hệ trợ giúp làm việc theo nhóm Trong điều kiện nhiều người cùng tham gia thực hi ện m ột nhi ệm v ụ, h ệ này cho phương tiện trợ giúp sự trao đổi trực tuyến các thông tin giữa các thành viên trong nhóm, làm rút ngắn sự ngăn cách giữa họ cả về không gian và thời gian. k. Hệ thống thông tin tích hợp Một HTTT của tổ chức thường gồm một vài loại HTTT cùng được khai thác. Có như vậy mới đáp ứng được mục tiêu của tổ chức. Điều này cho thấy, c ần phải tích hợp nhiều HTTT khác loại để đảm bảo sự hoạt động hiệu quả của tổ chức. Vi ệc tích hợp các HTTT trong một tổ chức có thể tiến hành theo hai cách: xây d ựng m ột h ệ thông tin tích hợp tổng thể hoặc tích hợp các hệ đã có bằng việc ghép nối chúng nhờ các “cầu nối”. Việc sử dụng các hệ tích hợp tổng thể thường tổ chức đ ến m ột h ệ thống tập trung, một sư phối hợp và kiểm soát chặt chẽ. Nhưng chúng cũng tạo ra s ức ỳ về quản lý, và sự quan liêu trong hoạt động và khó thay đổi. Khi sự tập trung c ủa một HTTT đã đạt đến một điểm bão hòa, nhiều tổ chức bắt đầu cho các bộ phận của mình tiếp tục phát triển những hệ con với các đặc thù riêng. 1.1.4. Tại sao một tổ chức cần phát triển HTTT Việc xây dựng HTTT thực sự là một giải pháp cứu cánh trong cuộc c ạnh tranh cùng các đối thủ của nhiều doanh nghiệp và nó đ ược xem đó là m ột gi ải pháp h ữu hiệu cho nhiều vấn đề mà tổ chức gặp phải. Thực tế cho th ấy, m ột t ổ ch ức th ường xây dựng HTTT khi họ gặp phải những vấn đề làm cản trở hoặc h ạn ch ế không cho phép họ thực hiện thành công những điều mong đợi, hay muốn có nh ững ưu th ế m ới, những năng lực mới để có thể vượt qua những thách thức và chớp c ơ h ội trong t ương lai. Cuối cùng là do yêu cầu của đối tác. Xây dựng HTTT không đơn thuần chỉ là một giải pháp kỹ thuật. Nó là m ột b ộ phận quan trọng trong chiến lược tổng thể phát triển của tổ chức, tức là cần tiến hành đồng thời, đồng bộ với nhiều giải pháp khác. Vì vậy c ần có m ột lộ trình đ ể chuyển dịch tổ chức cả về mặt tổ chức và quản lý từ trạng thái hi ện tại đ ến m ột tr ạng thái tương lai để thích hợp với một HTTT mới được thiết lập. 1.1.5. Những nội dung cơ bản của việc phát triển HTTT Ba vấn đề lớn liên quan đến quá trình phát triển một HTTT là :
  4. - Các hoạt động phát triển một HTTT và trình tự thực hi ện chúng [đ ược gọi là phương pháp luận phát triển hệ thống] - Các phương pháp, công nghệ và công cụ được sử dụng. - Tổ chức và quản lý quá trình phát triển một HTTT Sau đây sẽ trình bày lần lượt các nội dung này. 1.2. Tiến hóa của cách tiếp cận phát triển HTTT Phát triển HTTT dựa trên máy tính bắt đầu từ những năm 1950. Cho đ ến nay đã hơn năm mươi năm phát triển. Nhiều công nghệ mới về phần c ứng, ph ần m ềm không ngừng phát triển, nhiều vấn đề mới của thực tế luôn luôn đặt ra. Vì v ậy, cách ti ếp cận phát triển một HTTT cũng thay đổi. Ta có thể kể đến bốn cách tiếp cận chính đ ể phát triển một HTTT: - tiếp cận định hướng tiến trình, - tiếp cận định hướng dữ liệu, - tiếp cận định hướng cấu trúc và - tiếp cận định hướng đối tượng. Trừ cách tiếp cận đầu tiên, mỗi cách tiếp cận sau đều gắn với việc gi ải quyết những vấn đề đặt ra và sự phát triển của một công nghệ mới. 1.2.1. Tiếp cận định hướng tiến trình Thời gian đầu khi máy tính mới ra đời, tốc độ máy rất chậm, b ộ nh ớ làm vi ệc còn rất nhỏ nên người ta tập trung vào các quá trình mà phần mềm phải thực hi ện. Vì vậy, hiệu quả xử lý các chương trình trở thành mục tiêu chính. Tất c ả sự c ố gắng lúc đó là tự động hóa các tiến trình đang tồn tại [như mua hàng, bán hàng…] c ủa nh ững b ộ phận chương trình riêng rẽ. Lúc này người ta đặc bi ệt quan tâm đ ến các thu ật toán [phần xử lý] để giải được bài toán đặt ra và cách sử dụng khéo léo bộ nhớ làm việc rất hạn hẹp. Các dữ liệu được tổ chức trong cùng một tập tin với chương trình. H ệ thống trả lươ ng H ệ thống quản lý dự án D ữ liệu thuế D ữ nhân s ự D ữ nhân s ự D ữ liệu dự án Hình 1.2. Mối quan hệ giữa dữ liệu và ứng dụng theo cách tiếp cận truyền thống Sau này, với sự tiến bộ về khả năng lưu trữ, các tập tin d ữ li ệu đ ược t ổ ch ức tách biệt với chương trình. Mặc dù vậy, thiết kế một HTTT vẫn dựa trên trình t ự mà nó s ẽ thực hiện. Đối với cách tiếp cận này, phần lớn các dữ li ệu được lấy tr ực ti ếp t ừ các nguồn của nó qua từng bước xử lý. Những phần khác nhau của HTTT làm vi ệc theo những sơ đồ khác nhau và tốc độ khác nhau. Kết quả là, tồn tại m ột số t ập tin d ữ li ệu tách biệt trong những ứng dụng và chương trình khác nhau, và d ẫn đ ến có nhi ều t ập tin trong những ứng dụng khác nhau có thể chứa cùng các phần t ử d ữ li ệu nh ư nhau [hình 1.2]. Mỗi khi một phần tử riêng lẻ thay đổi hay có sự thay đổi trong m ột ti ến trình xử lý thì kéo theo phải thay đổi các tập tin dữ li ệu tương ứng. Việc t ổ h ợp các tập tin dữ liệu chuyên biệt cũng rất khó khăn, vì m ỗi tập tin mang tên và đ ịnh d ạng d ữ liệu khác nhau. Cách tiếp cận này tạo ra sự dư thừa dữ li ệu, hao phí qua nhi ều công
  5. sức cho việc thu thập và tổ chức dữ liệu, và các dữ liệu sử dụng kém hiệu qu ả do không thể chia sẻ giữa các ứng dụng với nhau. 1.2.2. Tiếp cận định hướng dữ liệu Tiếp cận này tập trung vào việc tổ chức các dữ liệu m ột cách lý t ưởng. Khi s ự quan tâm chuyển sang dữ liệu, phạm vi ứng dụng đã m ở rộng đ ến nhi ều quá trình c ủa HTTT, nó bao gồm nhiều bộ phận của một tổ chức: như nhà cung cấp, những người điều hành, khách hàng, đối thủ cạnh tranh. Hai ý tưởng chính của cách tiếp cận này la: -Tách dữ liệu ra khỏi các quá trình xử lý -Tổ chức cơ sở dữ liệu chung cho các ứng dụng Tầng ứ ng dụng Ứng dụng 1 Ứng dụng 2 Ứng dụng 3 Tầng dữ liệu C ơ s ở dữ liệu Hình 1.3. Cấu trúc hệ thống hướng dữ liệu Công nghệ quản lý dữ liệu tiến bộ cho phép biểu diễn dữ liệu thành các tập tin riêng biệt và tổ chức chúng thành những c ơ sở dữ li ệu dùng chung. M ột cơ sở dữ liệu là một tập các dữ liệu logic với nhau được tổ chức làm dễ dàng vi ệc thu th ập, l ưu tr ữ và lấy ra của nhiều người dùng trong một tổ chức. Nhờ việc tách dữ liệu đ ể t ổ ch ức riêng và tập trung, người ta có thể áp dụng các công cụ toán h ọc [lý thuyết t ập h ợp và logic] để tổ chức dữ liệu một cách tối ưu về cả phương diện lưu trữ [ tiết kiệm không gian nhớ] cũng như về mặt sử dụng: giảm dư thừa, tìm kiếm thuận lợi, lấy ra nhanh chóng và sử dụng chung. Việc tổ chức dữ liệu như trên cho phép cơ sở dữ liệu phục vụ cho nhiều ứng dụng độc lập khác nhau. 1.2.3. Tiếp cận định hướng cấu trúc Tiếp cận định hướng cấu trúc như một bước phát triển tiếp tục của định hướng dữ liệu. Nhiều tài liệu thường gộp hai cách tiếp cận này làm m ột và gọi là tiếp cận hướng dữ liệu chức năng. Tiếp cận hướng cấu trúc hướng vào việc cải tiến cấu trúc cá chương trình dựa trên cơ sở modun hóa để dễ theo dõi, quản lý, b ảo trì. Phát tri ển hướng cấu trúc đề cập đến quá trình sử dụng một cách có hệ thống và tích h ợp các công cụ và kỹ thuật để trợ giúp thiết kế phân tích HTTT theo hướng modun hóa. Các phương pháp luận hướng cấu trúc sử dụng một hay một số công c ụ đ ể xác định luồng thông tin và các quá trình xử lý. Vi ệc xác đ ịnh và chi ti ết hóa d ần các lu ồng dữ liệu và các tiến trình là ý tưởng cơ bản của phương pháp luận từ trên xuống [Top- down]. Từ mức o: mức chung nhất, quá trình tiếp tục làm m ịn cho đ ến m ức th ấp nh ất: mức cơ sở. Ở đó từ các sơ đồ nhận được ta có thể bắt đầu tạo lập các ch ương trình với các modun thấp nhất [modun lá]
  6. Ứng dụng 1 Ứng dụng 2 Ứng dụng 3 Tầng ứ ng dụng Tầng dữ liệu C ơ s ở dữ liệu Hình 1.4. Cấu trúc hệ thống định hướng cấu Phát triển có cấu trúc đã cung cấp một tập hợp đầy đủ các đặc tả h ệ th ống không dư thừa được phát triển theo quá trình logic và lặp lại. Nó cho ta nhi ều l ợi ích so v ới cách tiếp cận trước đó: a] Làm giảm sự phức tạp [nhờ chia nhỏ, modun hóa] b] Tập trung vào ý tưởng [vào logic, kiến trúc trước khi thiết kế] c] Chuẩn mực hóa [theo các phương pháp, công cụ đã cho] d] Hướng về tương lai [kiến trúc tốt, modun hóa dễ bảo trì] e] Giảm bớt tính nghệ thuật trong thiết kế 1.2.4.Tiếp cận định hướng đối tượng Tiếp cận định hướng đối tượng là cách mới nhất để phát tri ển HTTT. Cách ti ếp cận này dựa trên ý tưởng xây dựng một hệ thống gồm các đơn thể được gọi là đối tượng liên kết với nhau bằng mối quan hệ truyền thông. Các đối tượng thường t ương ứng với các thực thể trong HTTT như khách hàng, nhà cung cấp, hợp đồng, thỏa thuận thuê. Mục tiêu của cách tiếp cận này là làm cho các phân tử c ủa hệ thống tr ở nên độc lập tương đối với nhau và có thể dùng lại. Điều đó đã c ải th ịên c ơ b ản ch ất lượng của hệ thống và làm tăng năng suất hoạt động phân tích và thiết kế.
  7. Hình 1.5 Cấu trúc hệ thống hướng đối tượng Ý tưởng khác nằm phía sau của cách tiếp cận này là sự thừa kế và bao gói thông tin. Các đối tượng có cùng cấu trúc và hành vi được tổ ch ức thành t ừng l ớp. K ế th ừa cho phép tạo ra các lớp mới có chung với các lớp đang tồn tại m ột số đặc tr ưng và có thêm các đặc trưng mới. Nhờ vậy mà sự mô tả lớp m ới ch ỉ liên quan đ ến nh ững đ ặc trưng mới. Do bao gói cả dữ liệu và xử lý trong m ột đối t ượng làm cho ho ạt đ ộng c ủa nó không ảnh hưởng đến các đối tượng khác. Rõ ràng rằng, với cơ chế bao gói thông tin và liên kết qua truyền thông, hệ thống được “ lắp ghép” và “tháo dỡ” đơn giản, dễ bảo trì, dễ sử dụng lại và có thể đạt được quy mô tùy ý. Cách ti ếp c ận m ới này đáp ứng được nhũng yêu cầu và thách thức cơ bản hiện nay là phát tri ển các h ệ th ống phần mềm có quy mô lớn, phức tạp hơn, nhanh hơn, d ễ b ảo trì và chi phí ch ấp nh ận được. 1.4. Vòng đời phát triển một thống thông tin HTTT được xây dựng là sản phẩm của một loạt các ho ạt động được gọi là phát triển hệ thống. Quá trình phát triển một HTTT kể từ lúc nó sinh ra đến khi nó tàn l ụi được gọi là vòng đời phát triển hệ thống. Vòng đời phát triển các hệ thống là một phương pháp lụân cho việc phát triển các HTTT. Nó được đặc trưng bằng m ột số pha chủ yếu phân biệt nhau của quá trình đó: phân tích, thiết kế và triển khai HTTT. Tác giả của nhiều cuốn sách hay nhiều tổ chức phát triển các HTTT thường sử d ụng những mô hình vòng đời khác nhau và m ỗi vòng đ ời có th ể gồm t ừ ba đ ến hai ch ục pha khác nhau cho một phương pháp luận phát triển cụ thể. Một trong nhiều mô hình vòng đời đã sắp xếp các bước phát tri ển h ệ th ống theo mõ hình bậc thang với các mũi tên nối mỗi bước với bước sau nó. Cách bi ểu di ễn này được xem như tương ứng với mô hình thác nước. Mô hình này sẽ được sử dụng để trình bày về phương pháp luận chung - một quá trình phát tri ển một hệ th ống v ới các pha: khởi tạo và lập kế hoạch, phân tích, thiết kế, triển khai, vận hành và bảo trì HTTT : ở mỗi pha đều có cái vào và cái ra. Chúng thể hiện mối quan trọng giữa các pha với nhau. Ở cuối mỗi pha cần đạt đến một cột mốc được đánh dấu bằng những
  8. tài liệu cần được tạo ra để các bộ phận quản lý xem xét, đánh giá và phê duy ệt. Đó là một đặc trưng của quá trình quản lý sự phát triển. 1.4.1. Khởi tạo và lập kế hoạch dự án Việc hình thành dự án như một yêu cầu bắt buộc để có thể ti ến hành những b ước tiếp theo của quá trình phát triển: Không có dự án thì cũng không có vi ệc xây d ựng HTTT Hai hoạt động chính trong khởi tạo và lập kế hoạch dự án là phát hiện ban đầu chính thức về những vấn đề của hệ thống và các c ơ h ội c ủa nó; trình bày rõ lý do vì sao tổ chức cần hay không cần phát triển HTTT. Tiếp đến là xác đ ịnh phạm vi cho h ệ thống dự kiến. Một kế hoạch dự án phát triển HTTT được dự ki ến v ề c ơ bản đ ược mô tả theo dòng đời phát triển hệ thống, đồng thời cũng đưa ra ước lượng thời gian và các nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện nó. Hệ thống dự ki ến phải giải quyết được những vấn đề đặt ra của tổ chức hay tận dụng được những cơ hội có th ể trong tương lai mà tổ chức gặp, và cũng phải xác định chi phí phát tri ển hệ th ống và l ợi ích mà nó sẽ mang lại cho tổ chức. Khở i tạo và lập kế hoạch Phân tích Thiết k ế Triển khai V ận hành bảo trì Hình 1.3. Mô hình thác nước của vòng đời hệ thống Trong pha này cần xác định cái gì là cần thiết cho hệ thống mới hay hệ thống sẽ được tăng cường. Tại đây các nhu cầu HTTT tổng thể của tổ chức được xác đ ịnh, nó thể hiện ra bằng các dịch vụ mà hệ thống dự kiến cần phải thực hi ện. Chúng đ ựoc phân tích, thiết lập sự ưu tiên và sắp xếp lại rồi chuyển thành m ột kế ho ạch đ ể phát triển HTTT, trong đó bao gồm cả lịch trình phát triển hệ thống và các chi phí t ương ứng. Tất cả nội dung trên đây thường được gọi là nghiên cứu hệ thống. Sau khi nghiên cứu hệ thống phải đưa ra một kế hoạch dự án cơ sở. Kế hoạch dự án này cần được phân tích đảm bảo tính khả thi trên ba mặt: Khả thi kỹ thuật: xem xét khả năng kỹ thuật hiện có [về thiết bị, về công nghệ và khả năng làm chủ công nghệ] đủ đảm bảo thực hiện các giải pháp công nghệ thông tin được áp dụng để phát triển hệ thống. Khả thi kinh tế: thể hiện trên các nội dung sau: - Khả năng tài chính của tổ chức cho phép thực hi ện d ự án: bao gồm ngu ồn vốn và số vốn có thể huy động trong thời hạn cho phép. - Lợi ích mà hệ thống được xây dựng mang lại, ít nh ất là đ ủ bù đ ắp chi phí phải bỏ ra xây dựng nó [chi phí đầu tư ban đầu].
  9. - Những chi phí thường xuyên cho hệ thống hoạt động [chi phí v ận hành] là chấp nhận được đối với tổ chức. Khả thi về thời gian: dự án được phát triển trong thời gian cho phép, tiến trình thực hiện dự án được chỉ ra trong giới hạn đã cho. Khả thi pháp lý và hoạt động : Hệ thống có thể vận hành trôi chảy trong khuôn khổ của tổ chức và điều kiện quản lý mà tổ chức có và trong khuôn kh ổ c ủa pháp lý hiện hành. Ngoài các phân tích trên người ta còn phân tích một số khả thi khác. Khi dự án được chấp nhận, thì đối tượng tổng quát c ủa d ự án nh ư ph ạm vi c ủa d ự án, kế hoạch triển khai dự án phải được vạch ra và thông qua để triển khai. 1.4.2. Phân tích hệ thống Phân tích hệ thống nhằm xác định nhu cầu thông tin c ủa tổ ch ức. Nó sẽ cung c ấp những dữ lịêu cơ sở cho việc thiết kế HTTT sau này. Trước đó c ần ti ến hành kh ảo sát hiện trạng của tổ chức thuộc phạm vi liên quan đến dự án. Nh ững d ữ li ệu thu đ ược phục vụ cho việc xây dựng mô hình quan niệm về hệ thống hiện thời: mô hình bao gồm mô hình dữ liệu và mô hình xử lý của hệ thống cùng các tài liệu bổ sung khác. Phân tích bao gồm một vài pha nhỏ: trước hết xác định yêu cầu: các nhà phân tích làm việc cùng với người sử dụng để xác định cái gì người dùng ch ờ đ ợi t ừ h ệ th ống dự kiến. Tiếp theo là nghiên cứu yêu cầu và cấu trúc nó phù hợp với mối quan hệ bên trong, bên ngoài và những giới hạn đặt lên các dịch vụ cần thực hiện. Thứ 3 là tìm giải pháp cho các thiết kế ban đấu để đạt được yêu cầu đặt ra, so sánh để lựa chọn gi ải pháp thiết kế tốt nhất đáp ứng các yêu cầu với chi phí, ngu ồn l ực, th ời gian và k ỹ thuật cho phép để tổ chức thông qua. 1.4.3. Thiết kế hệ thống Thiết kế là tìm ra các giải pháp công nghệ thông tin để đáp ứng các yêu c ầu đ ặt ra ở trên. Đặc tả giải pháp cho các yêu cầu ở pha trước được chuyển thành đặc tả hệ thống logic rồi là đặc tả vật lý . Từ các khía cạnh của hệ thống, thiết kế được xem xét bắt đầu từ màn hình tương tác, các cái vào và cái ra [các báo cáo] đ ến c ơ s ở d ữ li ệu và các tiến trình xử lý chi tiết bên trong. Pha thiết kế này gồm hai pha nh ỏ: thiết kế logic và thiết kế vật lý. Thiết kế logic. Về mặt lý thuyết, thiết kế hệ thống logic không gắn với b ất kỳ phần cứng và phần mềm của hệ thống nào. Thiết kế logic tập trung vào các khía c ạnh nghiệp vụ của hệ thống thực vì vậy một vài phương pháp luận vòng đ ời còn gọi pha này là pha thiết kế nghiệp vụ. Các đối tượng và quan hệ được mô t ả ở đây là nh ững khái niệm, các biểu tượng mà không phải các thực thể vật lý. Thiết kế vật lý là quá trình chuyển mô hình logic trừu tượng thành bản thiết kế vật lý hay các đặc tả kỹ thuật. Những phần khác nhau của h ệ th ống đ ược gắn vào b ằng những thao tác và thiết bị vật lý cần thiết để tiện lợi cho việc thu thập dữ li ệu, xử lý và đưa ra thông tin cần thiết cho tổ chức. Trong pha thiết kề vật lý cần phải quyết định lựa chọn ngôn ngữ lập trình, hệ cơ sở dữ liệu, cấu trúc tập tin tổ chức dữ liệu, những phần cứng, hệ điều hành và môi trường mạng cần được xây dựng. Sản phẩm cuối cùng của pha thiết kế là đặc tả hệ thống vật lý ở dạng như nó tồn tại trên thực tế, sao cho các nhà l ập trình và k ỹ s ư phần cứng có thể dễ dàng chuyển thành chương trình và cấu trúc hệ thống. 1.4.4. Triển khai hệ thống
  10. Trong pha này, đặc tả hệ thống được chuyển thành hệ thống vận hành đ ược, sau đó được kiểm tra và đưa vào sử dụng. Bước triển khai bao gồm vi ệc lập ra các chương trình, tiến hành kiểm thử, lắp đặt thiết bị, cài đặt chương trình và chuy ển đ ổi hệ thống. a.Tạo lập các chương trình Trước hết cần lựa chọn phần mềm [platfrorm: hệ điều hành, hệ quản trị cơ sở dữ liệu, ngôn ngữ lập trình, phần mềm mạng . Trong nhiều trường hợp, ngôn ngữ lập trình có thể chính là ngôn ngữ của hệ quản trị c ơ sở dữ liệu hay c ủa hệ ứng d ụng được sử dụng]. Sau đó chọn các phầm mềm đóng gói. Cuối cùng chuyển các đặc tả thiết kế còn lại thành các phần mềm [các chương trình] cho máy tính. Ch ương trình được tiến hành kiểm thử cho đến khi đạt yêu cầu đề ra. Quá trình ki ểm thử bao gồm kiểm thử các modun chức năng [ kiểm thử đơn vị], các hệ thống con [kiểm thử tích hợp], sự hoạt động của cả hệ thống [ kiểm thử hệ thống] và nghiệm thu cuối cùng [kiểm thử chấp nhận]. b. Cài đặt và chuyển đổi hệ thống Quá trình chuyển đổi bao gồm việc cài đặt các chương trình trên h ệ th ống phần cứng đang tồn tại hay hệ thống phần cứng mới lắp đặt, chuyển đổi toàn bộ hoạt động của tổ chức cũ sang hoạt động với hệ thống m ới [bao gồm vi ệc chuyển đ ổi d ữ li ệu, sắp xếp đội ngũ cán bộ trên hệ thống mới và đào t ạo ngưới s ử d ụng, khai thác h ệ thống]. Chuẩn bị các tài lịêu chi tiết thuyết minh về việc khai thác và sử d ụng h ệ thống [cả về mặt kỹ thuật, về hệ thống và tại nơi làm vi ệc của người sử d ụng]. Nó cần được hoàn tất trong thời gian chuyển đổi để phục vụ việc đào tạo và đảm b ảo hoạt động hàng ngày [bảo trì] của hệ thống sau này. 1.4.5. Vận hành và bảo trì Khi hệ thống được lắp đặt và chuyển đổi toàn bộ, giai đoạn vận hành bắt đ ầu. Trong thời gian này, người sử dụng và các chuyên viên kỹ thuật vận hành c ần đánh giá xem hệ thống đáp ứng các mục tiêu đề ra ban đầu hay không, đề xuất những sửa đ ổi, cải tiến, bổ sung. Khi hệ thống đi vào hoạt động, đôi khi người dùng thường mong mu ốn h ệ th ống phải làm việc một cách hoàn hảo và các chức năng của hệ thống làm vi ệc t ốt h ơn. Mặt khác, tổ chức thường xuyên có những yêu cầu để đáp ứng những thay đ ổi n ảy sinh. Vì vậy, các nhà thiết kế và lập trình cần phải thực hiện những thay đổi h ệ th ống ở mức độ nhất định [mà không phải tất cả] để đáp ứng nhu c ầu người s ử d ụng cũng nhu những đề nghị của tổ chức. Những thay đổi này là cần thiết để làm cho h ệ th ống hoạt động hiệu quả. Bảo trì không phải là một pha tách biệt mà là sự lặp lại các pha c ủa m ột vòng đ ời khác, đòi hỏi phải nghiên cứu và áp dụng những thay đổi cần thi ết. T ổng số th ời gian và sự nỗ lực dành cho bảo trì phụ thuộc rất lớn vào sự hoàn thi ện c ủa các pha tr ước thuộc vòng đời. Khi chi phí bảo trì trở nên quá lớn, yêu c ầu thay đ ổi c ủa t ổ ch ức là đáng kể, khả năng đáp ứng của hệ thống cho tổ chức và người dùng trở nên hạn chế, những vấn đề cho thấy đã đến lúc phải kết thúc hệ thống cũ và b ắt đ ầu m ột vòng đ ời khác. Thông thường, sự phân biệt giữa việc bảo trì có qui mô lớn và sự phát tri ển m ột hệ thống mới là không rõ ràng. 1.5. Các phương pháp khác nhau phát triển HTTT 1.5.1. Vòng đời phát triển hệ thống truyền thống
  11. Vòng đời phát triển hệ thống truyền thống là phương pháp lu ận ra đ ời s ớm nh ất và đến nay vẫn được sử dụng rộng rãi. Theo phương pháp này, HTTT có m ột vòng đ ời tương tự như một thực thể bất kỳ: có giai đoạn bằt đầu, giai đoạn phát triển, giai đoạn trưởng thành và giai đoạn kết thúc. Quá trình phát tri ển HTTT gồm sáu giai đoạn: xác định dự án, nghiên cứu hệ thống, thiết kế, lập chương trình, cài đặt, và áp dụng [hình 1.6]. Mỗi giai đoạn gồm các hoạt động cơ bản c ần phải hoàn thành tr ước khi bắt đầu giai đoạn sau. Các giai đoạn được thực hiện lần l ượt v ới m ột s ự phân công lao động rõ ràng giữa những người sử dụng và các chuyên gia kỹ thuật. Lập k ế hoạch Nghiên c ứ u hệ thống Áp dụng Thiết k ế Phân tích V ận hành và bảo trì Lập trình & Cài đặt k iểm thử T riển k ha i Hình 1.6. Mô tả phát triển HTTT theo vòng đời truyền thống a. Các pha phát triển Về cơ bản nội dung các bước ở đây gần giống với nội dung của mô hình chung phát triển hệ thống đã trình bày ở trên. Ở giai đo ạn phân tích th ường hình thành m ột báo cáo gọi là nghiên cứu hệ thống. Trong pha thiết kế đặc biệt nhấn mạnh tới các đặc tả hình thức hóa, cho nên rất nhiều công cụ thi ết kế và làm tài li ệu khác nhau đươc sử dụng, như các sơ đồ luồng dữ liệu, sơ đồ khối cấu trúc ch ương trình, các mô hình và thuật toán toán học… b. Nhận xét và đánh giá Phương pháp vòng đời hệ thống thích hợp để xây dựng các h ệ th ống xử lý giao dịch lớn [TPS] và các hệ thông tin quản lý [MIS] mà ở đó đòi h ỏi h ệ th ống có c ấu trúc và xác định chặt chẽ. Nó cũng thích hợp cho các h ệ th ống k ỹ thu ật ph ức t ạp nh ư h ệ thống phóng tàu vũ trụ, kiểm soát hoạt động hàng không. Những áp d ụng nh ư vậy đòi hỏi một sự phân tích hình thức hóa cao và chặt chẽ, các đặc t ả đ ược xác đ ịnh tr ước và việc kiểm tra sát sao trong quá trình xây dựng hệ thống. Vì những lý do đó, ph ương pháp này được xem là định hướng tài liệu. Tuy nhiên, phương pháp này có chi phí cao, thời gian thực hiện dài và không mềm dẻo. Khối lượng các tài li ệu l ần đầu là r ất l ớn và sẽ tăng lên rất nhiều nếu như các yêu cầu và các đặc tả phải làm lại. Rõ ràng r ằng, phương pháp này không thích hợp với phần lớn các hệ thống vừa và nhỏ mà ta th ường gặp vào những năm 1990 và thế kỷ 21 sau này. 1.5.2. Phương pháp làm bản mẫu
  12. a. Nội dung phương pháp Phương pháp này ít hình thức hóa hơn phương pháp vòng đ ời truyền th ống. Thay vào việc tạo ra nhiều tài liệu đặc tả, phương pháp làm mẫu nhanh chóng tạo ra m ột mô hình làm việc thực nghiệm để người sử dụng xem xét, đánh giá. Khi bản m ẫu hoàn thiện nó được đem sử dụng cho các bước tiếp theo. b. Các bước của phương pháp làm bản mẫu. Bước 1. xác định các yêu cầu của người sử dụng. Chuyên viên thiết kế hệ thống làm việc với người sử dụng để nắm được yêu c ầu thông tin cơ bản cho việc tạo ra bản mẫu. Bước 2. Phát triển bản mẫu đầu tiên. Người thiết kế tạo nhanh một bản mẫu bằng cách sử dụng công cụ phần mềm thế hệ thứ tư [chẳng hạn công cụ CASE] Khảo sát , t hu thập thông tin s ơ bộ Xây dự ng nhanh mẫu ban đầu Làm mịn [ phát triển ] mẫu Khảo sát , lấy ý kiến ngườ i s ử dụng H ạn chế Đánh giá , Loại bỏ mẫu t ồi Quyết định Mẫu hoàn chỉnh Sử dụng thêm H ệ thống đã Hoàn chỉnh dự án t ừ Chưa Đã phươ ng pháp khác hoàn chỉnh ? các mẫu thu đượ c Hình 1.7. Sơ đồ phương pháp làm bản mẫu Bước 3. Sử dụng bản mẫu làm việc với người sử dụng Bản mẫu được xây dựng đem trình diễn hay cho người sử d ụng th ử nghi ệm. Người sử dụng biết được bản mẫu đáp ứng nhu cầu của họ như thế nào và đ ưa ra những đề nghị bổ sung và cải tiến. Bước 4. Hoàn thiện và tăng cường bản mẫu. Người thiết kế thay đổi bản mẫu để đáp ứng đòi hỏi mới c ủa người s ử d ụng và làm mịn hơn bản mẫu một cách phù hợp trên cơ sở sử dụng các thông tin b ổ sung
  13. khác. Bước 3 và 4 được lặp lại cho đến khi bản mẫu thỏa mãn yêu c ầu đ ặt ra. Khi bản mẫu được chấp nhận là hoàn tất đặc tả cuối cùng của ứng dụng. Làm bản mẫu đặc biệt có lợi khi mà m ột số yêu cầu thông tin hay gi ải pháp cho nó còn chưa được xác định. Nó cũng rất có lợi khi thiết kế giao diện người dùng c ủa HTTT [màn hình nhập liệu, màn hình kiểm tra, báo cáo]. Bản m ẫu d ễ làm cho ng ười sử dụng phản ứng tự nhiên với những phần của hệ thống mà người ta sẽ làm việc v ới nó. Từ đó đóng góp bổ sung làm mau chóng tạo ra hệ th ống, và h ạn ch ế đ ược nh ững chi phí quá đáng của sự phát triển và những sai sót thi ết k ế. Ph ương pháp làm m ẫu thích hợp nhất với những hệ thống nhỏ hay những hệ thống lớn có th ể chia nh ỏ đ ể làm mẫu từng phần. Việc làm mẫu nhanh cho phép đi qua những bước c ơ b ản trong phát tri ển h ệ th ống một cách dễ dàng, khuyến khích đội phát triển tiến nhanh lên phía tr ước đạt đ ến mô hình làm việc mà không cần nắm bắt ngay tất cà các nhu cầu thông tin cơ bản. Nhiều công cụ làm mẫu cho phép chuyển bản mẫu thành hệ thống vận hành m ột cách tự động. Khi kết thúc, nếu bản mẫu làm việc hợp lý, công việc quản lý không đòi hỏi phải làm lại chương trình, thiết kế hay thử nghiệm toàn di ện các kết qu ả c ủa hệ thống. Mặt khác, chính sự tiện lợi này làm khó khăn cho v ịêc b ảo trì sau này. Khi mà bản mẫu không có cấu trúc chặt chẽ, việc đảm bảo kỹ thuật có thể không hi ệu quả. Vì bản mẫu được xây dựng với ít công sức, người quản lý có th ể nghĩ r ằng vi ệc thử nghiệm có thể dành cho người dùng và những sai sót nh ỏ có th ể ch ậm đ ược s ửa đổi hơn. Vì hệ thống rất dễ thay đổi, việc làm tài liệu có thể không kịp thời. Các mức độ làm bản mẫu khác nhau Tùy theo công cụ và cách thức tiến hành mà kết quả làm mẫu rất khác nhau: - Khi tiến hành làm mẫu bằng tay hay bằng một công c ụ bình th ường, k ết qu ả làm mẫu chỉ đơn thuần cho một đặc tả yêu cầu. - Khi làm mẫu với các công cụ chuyên dụng, m ọi thông tin đ ược thu th ập và l ưu tr ữ trong kho dữ liệu chung. Bản mẫu cuối cùng là một đặc tả yêu cầu đã đ ược hình thức hóa có thể dùng để tạo sinh ra chương trình cho h ệ th ống và v ận hành ngay được. - Một cách làm mẫu ở trình độ cao hơn là sử dụng công c ụ chuyên dụng cùng v ới các thành phần có thể sử dụng lại có sẵn. Trong trường h ợp này, m ẫu nh ận đ ược cho ta một số modun có thể vận hành ngay được. Khi liên kết các modun làm m ẫu nhận được ta có một hệ thống ban đầu với những chức năng nhất định, có th ể đáp ứng những dịch vụ cơ bản của hệ thống đặt ra. Ngoài việc xác định nhanh chóng và chính xác yêu c ầu, làm bản m ẫu t ạo ra nh ững cơ sở cho việc ký kềt hợp đồng, làm khách hàng tin tưởng vào hệ th ống đ ược xây dựng, giúp cho việc huấn luyện người dùng hệ thống ngay từ khi làm bản mẫu. 1.5.3. Mô hình xoắn ốc Trong những năm gần đây người ta quan tâm đến mô hình xo ắn ốc nhiều hơn c ả. Mô hình được Boehm đưa ra năm 1988. Mô hình này đặc bi ệt quan tâm đ ến vi ệc phân tích yếu tố rủi ro [định hướng rủi ro]. Quá trình phát triển được chia thành nhiều bước lặp, mỗi bước bước bắt đầu bằng việc lập kế hoạch, phân tích rủi ro rồi tạo nguyên mẫu, hoàn thiện và phát triển hệ thống, duyệt lại, và cứ thế tiếp tục [hình 1.8] a. Nội dung phương pháp Quá trình phát triển hệ thống được tiến hành qua một loạt các bước lặp. M ỗi bước lặp gồm bốn hoạt động chính:
  14. - Lập kế hoạch: xác định mục tiêu, giải pháp và ràng buộc - Phân tích rủi ro: phân tích các phương án và xác định/ giải quyết rủi ro - Kỹ nghệ: phát triển sản phẩm “mức tiếp theo” - Đánh giá của khách hàng: khẳng định kết quả của kỹ nghệ PHÂN TÍCH R ỦI RO LẬP KẾ HOẠCH Phân tích rủi ro dự a Tập hợ p yêu c ầu ban trên yêu c ầu ban đầu Đ ầu và k ế hoạch dự án K ế hoạch dự a trên Phân tích rủi ro dự a trên Ý kiến c ủa khách phản ứ ng c ủa khách hàng LẤY Ý KI Ế N B ản mẫu ban đầu làm ĐÁNH GIÁ bản mẫu tiếp theo KỸ NGH Ệ Đánh giá c ủa khách hàng Hình 1.8. Mô hình xoắn ốc Với mỗi lần lặp xoắn ốc [bắt đầu từ trung tâm], các phiên bản đ ược hoàn thi ện và bổ sung dần. Nếu phân tích rủi ro chỉ ra rằng yêu cầu là không chắc chắn thì làm bản mẫu có thể được sử dụng trong góc phần tư kỹ nghệ. Tại một vòng xo ắn ốc, phân tích rủi ro phải đi đến quyết định “tiến hành tiếp hay dừng”. N ếu r ủi ro quá l ớn thì có thể đình chỉ dự án. Ngược lại phải có giải pháp cho nó. Phần kỹ nghệ [góc đông-nam] sử dụng ở mỗi vòng lặp có thể là cách tiếp cận vòng đời hay làm bản mẫu. Khi các hoạt động phát triển tăng lên, vòng xoáy chuyển xa h ơn ra khỏi trung tâm, ta có được một phiên bản phần mềm m ới bao gồm m ột phạm vi rộng hơn các chức năng của hệ thống cần xây dựng. b. Đánh giá và nhận xét Mô hình xoắn ốc là một cách tiếp cận thực tế để phát tri ển các h ệ th ống ph ần mềm quy mô lớn. Trong đó làm bản mẫu xem như một cơ chế làm giảm bớt rủi ro … Hiệu quả của nó là trông thấy được. Quá trình lặp và đánh giá rủi ro ở m ỗi b ước là c ơ chế tốt đảm bảo sự thành công của việc xây dựng HTTT [vì rủi ro ở mỗi bước là nhỏ, dễ nhận ra, dễ khắc phục và nếu xãy ra cũng không ảnh hưởng lớn đ ến phần đã xây dựng]. Tuy nhiên, việc đánh giá đúng rủi ro cần có chuyên gia và vì th ế chi phí c ần thiết sẽ không thích hợp với dự án nhỏ. Hơn thế nữa, sự thay đổi linh ho ạt trong phát triển không dễ thực hiện khi mà hợp đồng đã được ký kết và xác định. 1.5.4. Phương pháp sử dụng phần mềm đóng gói HTTT có thể phát triển bằng cách sử dụng các gói phần m ềm ứng d ụng. Đó là những chương trình ứng dụng viết sẵn ở dạng mã máy dành cho nh ững l ớp bài toán
  15. cụ thể. Các gói phần mềm ứng dụng phát triển rất mạnh vì nhi ều ứng dụng là chung cho tất cả các tổ chức. Sau khi phân tích, thiết kế, người ta chọn các gói phần m ềm thích h ợp. Khi đó t ổ chức không cần viết chương trình, mà chỉ cần cài đặt nó để sử dụng. Vi ệc sử dũng các gói phần mềm ứng dụng đã thực sự rút ngắn th ời gian và chi phí cho vi ệc phát triển một hệ thống mới và chi phí quản lý quá trình phát triển hệ thống. Người bán còn cung cấp các công cụ hỗ trợ, bảo trì và tăng cường hệ thống làm cho nó có khả năng phát triển theo kịp tiến bộ công nghệ. Vi ệc cung c ấp các tài li ệu v ề ph ần m ềm đóng gói là rất đầy đủ và kịp thời. Các phần mềm thường hoạt động rất ổn định. Nhược điểm của gói phần mềm ứng dụng là không đạt được chất lượng k ỹ thu ật và chức năng cho các ứng dụng đa mục tiêu và có nhi ều đặc thù. Đ ể đáp ứng t ối đa nhu cầu thị trường, các gói phần mềm ứng dụng chỉ đáp ứng những nhu c ầu chung nhất của các tổ chức. Vì vậy, nó không thể thay thế các phần mềm c ơ b ản. Vi ệc tạo ra các tự chọn, các chương trìng mang tính chuyển đổi phía tr ước hay phía sau [front- or-back program: hình 1.9] của các phần xử lý chức năng trong phần m ềm đóng gói cho phép khách hàng có thể làm thích nghi hay sử dụng những chức năng thích h ợp c ủa các gói phần mềm ứng dụng đáp ứng yêu cầu đa dạng của tổ ch ức. tuy nhiên, đôi khi những cải tiến của khách hàng hay các chương trình bổ sung này l ại quá đ ắt hay làm giảm các lợi thế vốn có của các gói phần mềm. Chuy ển đổi định Chuy ển đổi định dạng dữ liệu vào dạng dữ liệu ra Mở rộng B ổ sung Phần mềm B ổ sung phía trướ c đóng gói phía sau Hình 1.9. Mô hình chung nhất sử dụng phần mềm đóng gói Để chọn được các phần mềm đóng gói thích hợp, cần đánh giá nó theo nhi ều tiêu chuẩn khác nhau. Các mặt sau đây cần được xem xét khi chọn gói phần mềm: - Chức năng: Gói chương trình có thể đáp ứng được những chức năng gì? - Tính mềm dẻo: Gói phần mềm có dễ cải biên, dễ mở rộng không? Những đặc trưng gì có thể dành cho khách hàng thực hiện, mở rộng? - Tính thân thiện: Chương trình có dễ sử dụng và dễ kiểm tra hay không? dễ nhớ, dễ học, dễ thao tác,…?... - Yêu cầu về kỹ thuật: Cấu hình máy tối thiểu? Số đĩa, băng để lưu trữ? Lo ại hình dữ liệu và cấu trúc tập tin sử dụng?... - Cài đặt và bảo trì: Có khó khăn gì để chuyển đổi từ hệ thống hiện hành sang hẽ thống làm việc với gói phần mềm? Đội ngũ cán bộ tối thi ểu c ần để đảm bảo việc bảo trì và trợ giúp khai thác là bao nhiêu? Trình độ nào?... - Tài liệu: Tài lịêu cho người dùng, tài liệu hệ thống được cung c ấp gồm những tài liệu gì? Nó có đầy đủ , dễ đọc? - Chất lượng người bán: Người bán có kinh nghiệm áp dụng trong lĩnh vực nào? Những tiện ích mua hàng mà người bán cung cấp trong và sau bán hàng là gì?
  16. Doanh số bán và những ghi nhận về tài chính c ủa người bán? Nh ững khách hàng của người bán là những ai? - Giá thành: Giá bán, giá thuê phần mềm? Giá mua bao gồm những khoản m ục gì? [các modun bổ sung, tiện ích thường xuyên, thời gian tư vấn, đào tạo, trợ giúp cài đặt]. Bảo trì miễn phí bao lâu?, chi phí hoạt động thường xuyên là bao nhiêu?... Khi sử dụng gói phần mềm, việc thiết kế hệ thống bao gồm cả v ịêc đánh giá năng lực gói phần mềm và nỗ lực để nắm bắt được các đặc trưng của nó. Theo kinh nghiệm, ngay các gói phần mềm tốt nhất cũng ch ỉ có th ể đáp ứng 70% yêu c ầu c ủa t ổ chức. Với 30% yêu cầu còn lại bản thân tổ chức phải xây dựng phần bổ sung. T ất c ả các chi phí trên đây được tính toán để so sánh với dự án phát triển nó. 1.5.5. Phát triển hệ thống do người sử dụng thực hiện Trong nhiều tổ chức, người dùng cuối cùng phát tri ển m ột phần đáng kể HTTT với sự giúp đỡ chút ít hay không chính thức của các chuyên gia tin h ọc. Hi ện t ượng này gọi là phát triển hệ thống do người sử dụng cuối cùng. Nhiều hệ thống do người sử dụng cuối cùng phát triển đã mang lại kết quả nhanh hơn so v ới ph ương pháp vòng đời. Mặc dù còn nhiều hạn chế, việc phát triển hệ thống do người sử d ụng th ực hi ện đem lại rất nhiều lợi ích cho tổ chức. Do người dùng phát triển các phần hệ thống một cách độc lập nên có th ể t ạo ra những vấn đề không thể tránh khỏi: Phần lớn tổ chức không có m ột chi ến l ược phát triển HTTT để đảm bảo đáp ứng được các mục tiêu đặt ra và các chuẩn m ực thích hợp với chức năng của họ. Khi hệ thống được phát tri ển nhanh th ường thi ếu công nghệ tiên tiến và thử nghiệm hình thức hoá, tài liệu không được xây dựng thích hợp và kịp thời. Việc tạo ra các ứng dụng riêng của mình và các tập d ữ li ệu s ẽ làm tăng khó khăn kiểm soát các dữ liệu. Sự phát triển hệ thống do người dùng thực hiện cần có một trung tâm thông tin tr ợ giúp. Dịch vụ mà trung tâm cần thực hiện bao gồm: - Đánh giá các phần cứng và phần mềm mới. - Tư vấn những công cụ và công nghệ thích hợp. - Đào tạo sử dụng ngôn ngữ, công cụ đòi hỏi trình độ cao. - Tạo sinh và cải tiến các bản mẫu. - Giúp đỡ gỡ rối chương trình, truy nhập dữ liệu. - Hỗ trợ làm các ứng dụng, các báo cáo, các truy vấn đòi h ỏi ngôn ng ữ ch ương trình bậc cao. - Giúp liên hệ với các nhóm cùng nghiệp vụ để trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp và trợ giúp ứng dụng mỗi khi cần. 1.5.6. Phương pháp thuê bao Một tổ chức có thể thuê một công ty chuyên nghiệp xây d ựng và v ận hành h ệ thống để cung cấp dịch vụ cho họ. Hình thức này ngày càng trở nên phổ bi ến và thích hợp với nhiều tổ chức có những điều kiện đặc thù. Những tổ chức cung c ấp d ịch v ụ bên ngoài loại này thường có những lợi thế do quy mô lớn [năng l ực c ủa h ọ đ ược chia sẻ cho nhiều khách hàng khác nhau, họ có điều ki ện đầu tư đ ổi m ới thi ết b ị và nâng cao chất lượng dịch vụ thường xuyên] Việc thuê ngoài cho phép rổ chức nhận được dịch vụ nhanh chóng, ch ỉ ph ải tr ả phần chi phí cho dịch vụ mà họ sử dụng, không cần phải bỏ ra chi phí đầu t ư. Nh ược điểm của phương pháp này là khi tổ chức không còn trách nhi ệm đ ối v ới s ự phát tri ển và hoạt động củaHTTT, nó có thể mất khả năng kiểm soát được các chức năng c ủa
  17. HTTT và bị khống chế mỗi khi có vấn đề trong quan hệ với họ. Sự phụ thuộc này sẽ dẫn đến chi phí cao hay mất định hướng phát triển về kỹ thu ật. Nh ững bí m ật th ương mại và thông tin lợi thế có thể bị lọt ra ngoài. Bản thân tổ chức không có đi ều ki ện xây dựng và phát triển tiềm lực của mình. 1.6. Xây dựng thành công HTTT a. Khái niệm về HTTT được xây dựng thành công Một HTTT tin như thế nào được xem là thành công? Đó là câu h ỏi khó tr ả l ời, và ngay cả đối với một HTTT cụ thể, mọi người không dễ dàng đồng ý với nhau về đánh giá và hiệu quả của nó. Tuy nhiên, người ta cũng đã đưa ra m ột số tiêu chu ẩn làm c ơ sở cho việc đánh giá một HTTT. Một hệ thống thông tin đ ược xem là có hi ệu qu ả n ếu góp phần nâng cao chất lượng hoạt động quản lý tổng thể [1] c ủa m ột tổ chức đ ược thể hiện trên các mặt: - Đạt được các mục tiêu thiết kế đề ra. - Chi phí vận hành là chấp nhận được. - Tin cậy, đáp ứng được các chuẩ mực của một HTTT hiện hành. - Sản phẩm có giá trị xác đáng. - Dễ học, dễ nhớ và dễ sử dụng. - Mềm dẻo, dễ bảo trì: có thể kiểm tra, mở rộng ứng dụng và phát triển tiếp được. b. Những vấn đề đặt ra của việc xây dựng HTTT Rất tiếc là có tới 75% các hệ thống thông tin lớn và ph ức t ạp đã ho ạt đ ộng y ếu kém, không đạt được mục tiêu đề ra ban đầu. Những yếu kém c ủa h ệ th ống th ường liên quan đến các mặt sau: - Kỹ năng của người phát triển và năng lực của tổ chức. - Phương pháp, pháp lụân và công cụ sử dụng. - Quản lý dự án. Đi sâu hơn những vấn đề nêu trên là nguyên nhân c ốt yếu n ằm ở khâu phân tích và thiết kế. c. Tự động hóa các hoạt động phát triển hệ thống Trước đây, phát triển HTTT xem như hoạt động mang tính nghệ thụât. M ỗi nhà phát triển áp dụng các kỹ thụât theo cách riêng. Sự thiếu thống nhất trong kỹ thuật và công nghệ làm khó khăn cho vịêc tích hợp hệ thống, tích h ợp d ữ l ịêu, và c ấu trúc những hệ thống mới cũng như khó khăn cho vịêc bảo trì về sau. Để giải quyết những vấn đề trên đây, các phương pháp và phương pháp lu ận cùng các công cụ tự động hóa đi theo đã được xây dựng. “Kỹ nghệ phần mềm trợ giúp bằng máy tính” – CASE [Computer-Aided Softuvare Engineering] đ ề c ập đ ến các công cụ phần mềm được các nhà phân tích hệ thống sử dụng nhằm tr ợ giúp và t ự đ ộng hóa các hoạt động của quá trình phát triển hệ thống. nhờ vậy đã nâng cao năng su ất và c ải tiến chất lượng tổng thể của HTTT được xây dựng. d. Quản lý dự án phát triển HTTT Quản lý dự án là một mặt quan trọng của vịêc phát triển HTTT. M ục tiêu qu ản lý dự án là đảm bảo cho các dự án phát triển HTTT đáp ứng được sự mong đợi c ủa khách hàng và được thựn hịên trong phạm vi những gi ới hạn cho phép [nh ư ngân sách, thời gian…]. Các dự án thành công yêu cầu phải quản lý tốt các ngu ồn l ực, các ho ạt động và các nhịêm vụ đặt ra. Quản lý một dụ án là sự ti ến hành có k ế ho ạch m ột lo ạt
  18. các hoạt động có liên quan với nhau để đạt một m ục tiêu, có điểm b ắt đầu và có đi ểm kết thúc. Nó bao bòm bốn pha: khởi tạo dự án, lập kế hoạch dự án, thực hịên dự án, kết thúc dự án. Trong mỗi pha này lại bao gồm một loạt công vịêc cùng các k ỹ năng yêu cầu tương ứng. Nội dung này được nghiên cứu trong các tài liệu riêng. 1.7. Sơ đồ tổng quát quá trình phân tích thiết kế HTTT Sơ đồ tổng quát quá trình phân tích thi ết kế được mô tả trong s ơ đ ồ hình 1.10. Trong đó chỉ ra các giai đoạn khác nhau của quá trình này. Trong m ỗi giai đo ạn ch ỉ rõ các công cụ [mô hình] được sử dụng, các sản phẩm đặc trưng của nó cũng nh ư m ối quan hệ logic và sư phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng. Quá trình gồm bốn giai đoạn: - Khảo sát hiện trạng của hệ thống. - Xác định mô hình nghiệp vụ. - Phân tích hệ thống và đặc tả yêu cầu. - Thiết kế hệ thống. a. Khảo sát hịên trạng hệ thống Trong phần này sẽ trình bày các bước thực hiện quá trình khảo sát và các công c ụ được sử dụng để thu thập thông tin, dữ lịêu. b. Xác định mô hình nghiệp vụ của hệ thống Trong phần này tiến hành mô tả các thông tin d ữ l ịêu c ủa t ổ ch ức ở d ạng tr ực quan và có tính hệ thống hơn. Nhờ vậy, khách hàng có thể hi ểu đ ược và qua đó có th ể b ổ sung và làm chính xác hóa hoạt động nghiệp vụ của tổ chức hịên thời. Một loạt các công cụ như được sử dụng ở đây như: biểu đồ ngữ cảnh, biểu đồ phân rã chức năng, ma trận các yếu tố quyết định thành công, ma trận thực thể chức năng, bảng danh sách các hồ sơ dữ liệu, mô tả chi tiết các chức năng nghiệp vụ . Các công cụ này giúp làm rõ hơn thực trạng của tổ chức, xác đ ịnh ph ạm vi mi ền nghiê c ứu phát triển hệ thống. Từ đó đi đến quyết định xây dựng một d ự án về phát tri ển HTTT, đưa ra được các yêu cầu cho hệ thống cần xây dựng.
  19. H ồ s ơ t ài liệu Khảo sát khảo sát , t ổng hợ p Danh sách các Biểu đồ Biểu đồ phân t hự c thể dữ ngữ c ảnh rã chứ c năng liệu Xác định Các ma trận yêu c ầu phân tích Biểu đồ ngữ Biểu đồ phân Danh sách Mô t ả chi tiết c ảnh miền rã chứ c năng t hự c thể dữ Từ điển dữ liệu chứ c năng nghiên c ứ u rút gọn chi tiết liệu rút gọn Mô hình thự c Phân Mô t ả chi tiết Biểu đồ luồng thể mối quan t ích yêu tiến trình dữ liệu v ật lý c ầu hệ [E- R] Biểu đồ luồng Thiết k ế Đ ặc t ả logic Thiết k ế biểu Mô hìenh dữ dữ liệu logic mỗi tiến trình mẫu báo cáo liệu quan hệ logic các mứ c Xác định luồng Thiết k ế an Thiết k ế Đ ặc t ả môdun hệ thống . Đ ặc Đ ặc t ả t ươ ng Đ ặc t ả CSDL toàn và bảo v ật lý chươ ng trình t ả c ấu trúc hệ tác giao diện v ật lý mật hệ thống thống c. Phân tích làm rõ yêu cầu và đặc tả yêu cầu
  20. Phần này làm rõ yêu cầu bằng cách sử dụng các mô hình và công c ụ hình th ức hóa đơn, như các mô hình luồng dữ liệu để mô tả các tiến trình xử lý, mô hình dữ lịêu thực thể - và các mối quan hệ của nó, đặc tả các giao diện và báo cao. Đến đây ta có được mô hình khái niệm của hệ thống. Với mô hìng này, một lần n ữa khách hàng có th ể b ổ sung để làm đầy đủ hơn các yêu cầu về HTTT cần xây dựng. d. Thiết kế hệ thống logic và hệ thống vật lý Trong bước này cần tìm các giải pháp công nghệ cho các yêu c ầu đã được xác đ ịnh ở bước phân tích. Các công cụ ở đây mang tính hình thức hóa cao cho phép đặc t ả các bản thiết kế để có thể ánh xạ thành các c ấu trúc chương trình, các ch ương trình, các cấu trúc dữ liệu và các giao diện tương tác. Các công c ụ ở đây bao g ồm mô hình dữ liệu quan hệ, mô hình luồng hệ thống, các phương pháp đặc tả nội dung xử lý của mỗi tiến trình, các hướng dẫn thiết kế cụ thể… Câu hỏi cuối chương 1. Khi nào một tổ chức cần phát triển HTTT? Vì sao? 2. Để phát triển HTTT đạt kết quả, tổ chức cần được tiến hành những hoạt động gì? Mối quan hệ giữa chúng và vịêc phát triển HTTT? 3. Có những cách tiếp cận nào để phát triển HTTT? Đặc trưng [ ưu và nh ược đi ểm] của mối cách tiếp cận đó? 4. Những nội dung chính của phát triển HTTT là gì? 5. Vòng đời phát triển một hệ thống là gì? Phương pháp luận vòng đời phát tri ển h ệ thống gồm những pha nào? 6. Trình bày nội dung các pha của vòng đời phát triển hệ thống? 7. Tính khả thi của một dự án cần gồm những mặt chính nào? 8. Để phát triển hệ thống cần có tài liệu gì sau khi có dự án khả thi? 9. Trình bày các phương pháp khác nhau phát triển HTTT? Ưu và nhược đi ểm của mỗi phương pháp? 10. Có mấy mức độ làm mẫu? Đặc trưng của mỗi mức đó là gì? Các l ợi ích c ủa phương pháp làm mẫu? 11. Nêu vai trò hoạt động của quản lý dự án trong quá trình phát tri ển HTTT? Các n ội dung của quản lý dự án? 12. Trình bày các bước tổng quát của qua trình phân tích và thi ết kế HTTT? Các mô hình, các sản phẩm và mối quan hệ của chúng<

Page 2

YOMEDIA

Phát triển một HTTT là một quá trình tạo ra một HTTT cho một tổ chức. Quá trình đó bắt đầu từ khi nêu vấn đề cho đến khi đưa hệ thống vào vận hành trong tổ chức. Với thực tiễn của nhiều năm xây dựng các HTTT, những cơ sở phương pháp luận phát triển HTTT đã không ngừng được hoàn thiện và bổ sung cho phù hợp với sự phát triển của công nghệ và các điều kiện môi trường đã biến đổi....

18-07-2011 658 46

Download

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Video liên quan

Chủ Đề