Các bước hạch toán hóa đơn chứng từ

Khi hóa đơn về trước nhưng hàng chưa về thì hạch toán như thế nào? Công ty kế toán Thiên Ưng xin hướng dẫn cách hạch toán hóa đơn về trước hàng về sau:

Mô tả nghiệp vụ: - Trường hợp cuối kỳ kế toán, công ty đã nhận được hóa đơn của nhà cung cấp nhưng hàng chưa về nhập kho, khi đó căn cứ vào hóa chứng từ kế toán sẽ ghi nhận hàng mua đang đi đường. Sang tháng sau, khi hàng về nhập kho, kế toán làm thủ tục nhập kho và ghi sổ kế toán.

1. Căn cứ vào hóa đơn các bạn hạch toán như sau:

Các bước hạch toán hóa đơn chứng từ

  1. DN kê khai theo phương pháp

khấu trừ: Nợ TK 151 : Hàng mua đang đi đường (Giá chưa có thuế GTGT) Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ. Có TK 111, 112, 331... (Tổng giá thanh toán)

  1. DN kê khai thuế GTGT theo phương pháp

trực tiếp: Nợ TK 151 : (Tổng giá thanh toán) Có TK 111, 112, 331,. . .

2. Khi hàng về nhập kho, căn cứ hoá đơn và phiếu nhập kho:

Nợ TK 152, 153, 156 : Có TK 151 - Hàng mua đang đi đường.

Sau đây Công ty kế toán Thiên Ưng xin lấy ví dụ để các bạn hình dung rõ hơn:

Ví Dụ: Ngày 28/05/2017, Công ty kế toán Thiên Ưng đã mua hàng của công ty TNHH Phú Vinh đã có hóa đơn về nhưng chưa thanh toán. - Nhưng đến ngày 31/05/2017 vẫn chưa nhận được hàng. Chi tiết lô hàng đã mua: + Tủ lạnh TOSHIBA 110 lít, số lượng 20, đơn giá 3.000.000đ, thuế GTGT 10% + Tủ lạnh TOSHIBA 60 lít, số lượng 20, đơn giá 2.000.000đ, thuế GTGT 10% - Ngày 01/06/2017, Công ty nhận được hàng. - Ngày 15/6/2017, Công ty mới chuyển khoản thanh toán tiền hàng cho Công ty TNHH Phú Vinh.

Cách hạch toán hóa đơn về trước hàng về sau:

  1. Ngày 28/05/2017 dựa vào hóa đơn GTGT đã về: Nợ TK 151 : (20 x 3.000.000) + (20 x 2.000.000đ) = 100.000.000 Nợ TK 133 : 10.000.000 Có TK 331: 110.000.000
  1. Ngày 01/06/2017 khi hàng về, nhập kho: Nợ TK 156 : 100.000.000 Có TK 151 : 100.000.000
  1. Ngày 15/6/2017 khi thanh toán tiền hàng dựa vào ủy nhiệm chi và giấy báo nợ:

    Nợ TK 331: 110.000.000 Có TK 112 : 110.000.000

    3. Lưu ý 1 vài trường hợp sau:
  1. Trường hợp hàng về sau nhưng không nhập kho mà giao thẳng cho khách hàng theo hợp đồng kinh tế tại phương tiện, tại kho người bán, tại bến cảng, bến bãi, hoặc gửi thẳng cho khách hàng, gửi bán đại lý, ký gửi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán; hoặc Nợ TK 157 - Hàng gửi đi bán Có TK 151 - Hàng mua đang đi đường.

  1. Trường hợp hàng về sau nhưng bị hao hụt, mất mát, căn cứ vào biên bản, kế toán phản ánh giá trị hàng tồn kho bị mất mát, hao hụt:

Trong quá trình kinh doanh, không ít doanh nghiệp gặp phải tình trạng hóa đơn được giao tới trước còn hàng sẽ giao sau. Vậy, khi hóa đơn về trước hàng về sau, kế toán doanh nghiệp sẽ phải hạch toán sao cho đúng? Cùng einvoice.vn giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.

1. Cách hạch toán hóa đơn về trước hàng về sau

Vào cuối kỳ kế toán, nhiều doanh nghiệp dù đã nhận được hóa đơn của nhà cung cấp song hàng hóa chưa về tới kho để nhập. Khi này, việc hạch toán phải dựa vào hóa đơn đã được giao và kế toán sẽ ghi nhận hàng mua đang trên đường về. Sau đó, sang tháng khi hàng hóa đã được nhập về kho thì kế toán sẽ làm thủ tục nhập kho và ghi vào sổ kế toán.

Các bước hạch toán hóa đơn chứng từ

Hóa đơn về trước còn hàng về sau thì kế toán hạch toán thế nào?

Như vậy, để hạch kế toán hàng hóa có hóa đơn về trước còn hàng về sau, kế toán cần phải làm thủ tục hạch toán theo hai bước cơ bản:

Hướng dẫn chi tiết cách hạch toán hàng về trước hóa đơn về sau, có ví dụ cụ thể từ khi hàng về kho nhưng chưa có hóa đơn đến khi nhận được hóa đơn GTGT.

Nội dung chính:

I. Chứng từ chứng minh hàng về trước hóa đơn hàng hóa

Để chứng minh được hàng hóa về trước hóa đơn về sau cần dựa vào các chứng từ sau:

  • Biên bản giao nhận hàng hóa (trên biên bản giao hàng cần thể hiện rõ ngày giao hàng);
  • Phiếu nhập, phiếu xuất kho hàng hóa của các bên;
  • Điều khoản thỏa thuận trên hợp đồng mua bán hàng hóa.

Lưu ý: Các chứng từ trên phải ghi rõ ngày giao hàng hóa và thời điểm giao nhận hóa đơn.

II. Cách hạch toán hàng về trước hóa đơn về sau

1. Khi hàng về đến kho nhưng chưa có hóa đơn

Nợ 156, 152, 153: Số lượng hàng nhập x Giá tạm tính;

Có 111, 112, 331: Số lượng hàng nhập x Giá tạm tính.

Ví dụ 1:

Công ty Anpha đặt mua 100 chiếc ghế văn phòng của công ty B về bán. Ngày 10/08/2022 bên B giao ghế cho Anpha kèm theo biên bản giao nhận hàng hóa với giá tạm tính là 700.000 đồng/chiếc (chưa xuất hóa đơn GTGT).

Khi đó, giá trị lô hàng nhập về là: 100 x 700.000 = 70.000.000 đồng.

Định khoản:

Nợ 156: 70.000.000 đồng;

Có 331: 70.000.000 đồng.

\>> Xem thêm: Các loại hóa đơn.

2. Khi nhận được hóa đơn GTGT

2.1 Giá mua bằng giá tạm tính

Nợ 133: Số lượng x Giá x Thuế suất;

Có TK 11, 112, 331: Số lượng x Giá mua x % Thuế suất.

2.2 Giá mua lớn hơn giá tạm tính

➨ Bước 1: Hạch toán thuế GTGT

  • Nợ TK 133: Số lượng x Giá mua x % Thuế suất;
  • Có TK 111, 112, 331: Số lượng x Giá mua x % Thuế suất.

➨ Bước 2: Điều chỉnh tăng giá trị hàng mua

  • Nợ TK 152, 156: Số lượng x (Giá mua - Giá tạm tính);
  • Có TK 111, 112, 331: Số lượng x (Giá mua - Giá tạm tính).

Ví dụ 2:

Như ví dụ 1, ngày 12/08/2022 bên B chuyển giao hóa đơn GTGT cho Anpha với giá trên hóa đơn là 710.000 đồng/chiếc.