Bột bắp với bột năng có giống nhau không

Trong làm bánh cũng như trong nền ẩm thực nói chung, bột luôn được xem là một thứ nguyên liệu không thể thiếu đối với các đầu bếp Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Cùng Cookpad điểm danh các loại bột thường gặp đơn giản để có thể tự mình phân biệt vài loại bột phổ biến nhé.

BỘT MÌ SỐ 8 [Pastry Flour]

Ảnh của chủ bếp Mỹỹ Hoà- MUFFIN CACAO [món phụ cho bé] 

Bột mì số 8 [Pastry Flour] hay còn gọi là bột bánh ngọt: không chứa thành phần bột nổi, do đó nó có độ ẩm cao với hàm lượng protein trong khoảng 8 – 9%.

Thường được sử dụng cho những loại bánh có kết cấu chắc hơn và muốn giữ kết cấu lâu, không xẹp như foam cake, gato, muffin,...

Là nguyên liệu chính để làm các loại bánh cần có kết cấu bánh chắc như: bánh bông lan, bánh su kem, cupcake, muffin, waffle,... Ngoài ra, bột mì số 8 còn được dùng để pha nấu các loại nước sốt, súp cần có độ sệt, sánh.

Bột mì số 8 cũng thường được dùng để xoa vào tay và cán bột tránh dính trong quá trình nhào bột và cán bột.

BỘT MÌ SỐ 11 – Bột mì đa dụng - Bột bánh mì

Bánh HOTTEOK - Ảnh của chủ bếp Hien Thanh 

 Bột bánh mì [Bread flour] hay còn được gọi là Bột mì đa dụng với tỷ lệ protein trong khoảng 11 – 13% . Vì có khả năng tương tác với men nở trong quá trình ủ bột, vì thế Bread flour rất thích hợp để làm các loại bánh mì với bánh cần kết cấu chắc- dai- giòn như bánh mì, bánh mì sandwich, bánh rán, bánh tart, bánh su kem, donut.

BỘT MÌ SỐ 13 [Bread Flour]

Bánh mỳ Việt Nam- Thuỳ Trang 

Bột mì số 13 [Bread flour] hay còn gọi là bột bánh mì: có hàm lượng protein cao lên đến hơn 13% , loại bột được xay mịn từ lúa mì này tạo nên món bánh thành phẩm có độ dai, kết cấu chắc và vỏ bánh cứng giòn như bánh mì và đế bánh pizza

Các bạn bếp nhà mình nên lưu ý một số vấn đề sau khi làm bánh để đảm bảo hình thức và chất lượng bánh đạt yêu cầu nhé:

- Cách trộn bột: trộn bột vừa phải tùy theo công thức của từng loại bánh, không nên trộn bột quá kỹ

- Thời gian ủ bột: chỉ nên ủ bột trong 1 khoảng thời gian nhất định, không nên ủ quá nhanh hoặc quá lâu, sẽ sinh ra men rượu, lấn mùi của tinh bột mì và các thành phần khác đi kèm.

Thao khảo thêm các công thức Bánh làm từ bột mì trên Cookpad

BỘT GẠO

Bánh nậm Huế - của bếp Phan Bao Van

Bột gạo chủ yếu được xay mịn từ gạo tẻ - là thành phần chính trong rất nhiều loại bánh của các nước Á đông. Tại Việt Nam, bột gạo là nguyên liệu không thể thiếu để làm nên: bánh cuốn, bánh bèo, bánh đúc, bánh hỏi, bánh bò, bánh khoái, bánh căn, bánh xèo…

BỘT NẾP

Chè trôi nước bí đỏ - Ảnh của chủ bếp Lovely's Kitchen 

 Bột nếp được xay mịn từ các loại gạo nếp với đặc tính dẻo, thơm và có độ kết dính cao. Bánh ít, bánh trôi nước, bánh giầy, bánh gai, bánh rán, chè trôi nước… là những món ăn không thể thiếu bột nếp trong thành phần nguyên liệu.

BỘT NĂNG

Chè vỏ cam nước cốt dừa - Ảnh của chủ bếp Huế Lâm 

Bột năng hay còn gọi là bột đao, bột sắn - với thành phần được xay mịn từ củ sắn, hay tinh bột mì. Không chỉ sử dụng làm bánh bột lọc, bánh da lợn, bột bánh canh,... bột năng còn có công dụng tạo độ sệt cho các nước sốt, món súp, chè...

Và nếu bạn, đã từng loay hoay khi nặn bột năng mà không bị chảy nhão, thì hãy tham khảo TIP ‘Kĩ năng nhào bột năng’ của bạn bếp Huyền Trang Ngô nha.

BỘT BẮP

Bột bắp [bột ngô] là loại bột mịn được làm từ phần lõi của hạt bắp. Bột này được sử dụng để tạo độ kết dính và chất làm đặc trong những món bánh và súp khác nhau. Không giống như bột mì, bột bắp được định hình sau khi nấu chín.

Khi chế biến bột bắp cần chú ý cho bột bắp vào khuấy ở công đoạn sau cùng của món ăn khi chúng đã chín hoặc đang sôi, trong làm bánh thì cho vào cùng với bột. Không nên cho bột bắp vào những dung dịch nước có tính axit như chanh, giấm, các loại nước ép trá cây vì chúng sẽ không kết dính được.

Một số câu hỏi thường gặp:

# Bột bắp có thay thế bột năng được không?

Cả hai loại bột này có công dụng là làm chất kết dính cho thực phẩm khá tốt nên có thể dùng thay thế cho nhau trong việc nấu súp, nấu chè. Tuy nhiên những loại bánh có yêu cầu sử dụng bột bắp thì nên sử dụng đúng bột, vì một số loại bánh yêu cầu độ xốp nhất định.

#Có thể dùng bột mì số 8 làm bánh mì hay không?

Có thể sử dụng bột mì số 8 để làm bánh mì, tuy nhiên vì bánh mì cần loại bột có hàm lượng protein cao để tạo độ đàn hồi - dai - giòn nhất định cho cấu trúc bánh, bánh thành phẩm sẽ không đạt chuẩn như ý .

#Có thể thay thế bột nở bằng gì?

Khi bạn quan ngại về lý do sử dụng bột nở cho sức khoẻ, có thể thay thế bằng các công thức dưới đây:

  • 1/4 thìa cà phê [1gram] baking soda + 1/2 cốc [122 gram] sữa chua nguyên chất = 1 thìa cà phê [5gram] bột nở.
  • 1/4 thìa cà phê [1gram] baking soda + 1/2 thìa cà phê [2,5gram] giấm = 5gram bột nở.
  • 1/4 thìa cà phê [1gram] baking soda + 1/2 thìa cà phê [2,5gram] nước chanh = 1 thìa cà phê [5gram] bột nở.

#Có thể thay bột bánh mì bằng bột mì đa dụng được không?

Hoàn toàn có thể được nha

#Men nở, Muối nở và bột nở?

Các bạn hãy nhớ tên tiếng Anh để phân biệt trong các công thức làm bánh nhé!!    Men nở = yeast, Muối nở = baking powder, Bột nở = baking soda.

Chúc các bạn thành công, và không quên gởi cooksnap [hình thực hành] cho các chủ bếp nhé 🥰

Xem thêm trên Cookpad

° Hơn 28 cách làm bánh mì Việt Nam

° Hơn 38 cách làm chè từ bột năng

° Hơn 300 món bánh làm từ bột năng

Bột bắptinh bột bắp đều được sản xuất từ bắp [ngô]. Nhưng lại khác nhau về thành phần dinh dưỡng, hương vị và cách sử dụng. Bởi bột bắp [corn flour] được nghiền mịn từ hạt bắp ngô nguyên chất, có màu vàng nhạt. Trong khi đó, tinh bột bắp là loại bột mịn được làm từ phần lõi của hạt bắp, có màu trắng tinh khiết. Để hiểu rõ hơn về hai loại bột tưởng chừng như một này. Thực Thảo mời bạn cùng đọc tiếp phần so sánh sự giống và khác nhau giữa bột bắp và tinh bột bắp bên dưới.

Bắp [ngô] sản xuất ra bột bắp và tinh bột bắp

Giống nhau: Cả hai loại đều có nguồn gốc từ bắp ngô.

Riêng bột bắp là sản phẩm của quá trình nghiền toàn bộ hạt ngô thành bột mịn. Do đó, nó chứa cả protein, chất xơ, tinh bột, các vitamin và khoáng chất có trong ngô nguyên hạt. Nó thường có màu vàng nhạt, mùi thơm nhẹ.

Mặt khác, tinh bột bắp được tinh chế hơn và được tạo ra bằng cách loại bỏ protein và chất xơ của hạt ngô. Chỉ để lại phần tinh bột gọi là nội nhũ. Sau đó, được chế biến thành một loại bột trắng. Được lấy từ phần lõi hạt nên tinh bột ngô cũng chứa khá nhiều chất dinh dưỡng và một số hàm lượng chất khác. Có thể kể đến như: Calo [kcal], Lipid, Chất béo, Natri, Kali, Cacbohydrat, Chất xơ, Đường, Protein, Vitamin A, Canxi, Sắt, Vitamin B6, Magiê…

So sánh về công dụng giữa bột bắp và tinh bột bắp

Tương tự như ngô tươi khi đem luộc, bột ngô có vị ngọt nhẹ. Được sử dụng cùng hoặc thay thế bột mì trong bánh mì, pancake, waffles và bánh ngọt để thêm hương vị giống như ngô.

Trong khi đó, tinh bột bắp không có vị gì đặc trưng. Thường dùng để tạo kết cấu, làm đặc cho các món ăn. Tạo độ kết dính cho các loại nước sốt, súp, các loại bánh pudding, kem hay tạo nên hương vị thơm ngon cho một số loại bánh quy, bánh bông lan.

Chất tinh bột ngô mịn, nguyên chất tại Thực Thảo

Ngoài ra, tinh bột ngô còn được sử dụng để làm phụ trợ cho những loại đồ nướng. Dùng để sản xuất một số loại thực phẩm, nước uống khác như: dextrose acid amin, rượu, bột ngọt…

Không thể thay thế trong các công thức nấu ăn

Do thành phần và bản chất khác nhau nên không thể thay thế bột ngô hay tinh bột ngô trong cùng một công thức nấu ăn.

Bột bắp chủ yếu được sử dụng để nấu súp, món hầm, nước sốt và nước thịt. Để tránh vón cục, nên trộn với nước lạnh trước khi thêm vào món ăn nóng.

Bột ngô được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống

Đối với tinh bột ngô chủ yếu là tinh bột và không chứa protein và chất béo. Thực phẩm chiên hoặc tẩm bột cũng có thể sử dụng tinh bột bắp. Vì nó có thể giúp sản phẩm giòn hơn. Cuối cùng, tinh bột bắp thường được thêm vào đường bánh kẹo để tránh vón cục.

Khi chế biến tinh bột ngô cần chú ý cho bột vào khuấy ở công đoạn sau cùng của món ăn khi chúng đã chín hoặc đang sôi. Trong làm bánh thì cho vào cùng với bột. Không nên cho tinh bột ngô vào những dung dịch có tính axit như chanh, giấm, nước ép táo, nước ép cam vì chúng sẽ không kết dính được.

Tinh bột ngô được sử dụng trong nhiều công thức làm bánh

Tìm mua bột ngô và tinh bột ngô tại Thực Thảo

Nội dung bên trên có lẽ đã giúp ích đọc giả rất nhiều trong việc phân biệt giữa bột ngô và tinh bột ngô. Nhờ sự so sánh giống nhau và khác nhau giữa chúng thì khả năng ghi nhớ cũng hiệu quả hơn. Sau này, có dịp đi mua chúng thì bạn không phải lo sợ nữa rồi.

Sản phẩm tinh bột ngô tại cửa hàng Thực Thảo
Sản phẩm bột bắp tại cửa hàng Thực Thảo

Đọc thêm: //nguyenlieubotthiennhien.vn/san-pham/bot-bap-rang-thuc-thao/

Để yên tâm hơn về sản phẩm bạn chọn mua, khách hàng có thể ghé tại Fanpage Thực Thảo để order ngay bột ngô hay tinh bột ngô. Tại đây, chúng tôi có rất nhiều loại bột, tinh bột nguyên chất, sử dụng cho ăn uống, chế biến thực phẩm hay làm đẹp. Ngoài ra, trà hoa, thực phẩm thực dưỡng cũng được bày bán tại đây.

Thực Thảo – địa chỉ cung cấp bột thiên nhiên uy tín nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh

Thực Thảo tự hào là một trong những cửa hàng cung cấp bột thiên nhiên nguyên chất uy tín hàng đầu tại Thành phố Hồ Chí Minh. Có hơn 200 loại bột từ lá, hoa, củ, quả, hạt, bùn khoáng,… sẵn sàng lên kệ phục vụ Quý khách gần xa.

Đặc biệt, Thực Thảo nhận gia công bột tắm body, bột xông mặt từ các nguyên liệu tự nhiên. Xem chi tiết tại đây.

Mọi thắc mắc liên hệ Nguyên Liệu Bột Thiên Nhiên Thực Thảo theo các cách sau:

Zalo: 0888 552 562
Hotline: 0934 037 438

Fanpage: //www.facebook.com/nguyenlieubotthiennhienGmail:

Shopee: //shopee.vn/thucthaomady


Showroom: 3L/2 Ngô Sĩ Liên Phường 14, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh

[Total: 1 Average: 5]

Video liên quan

Chủ Đề