Bóng rổ nữ Việt Nam SEA Games 31 huy chương

Vào ngày 13/5 vừa qua, lần đầu tiên kỳ tích đã xảy ra với đội tuyển bóng rổ nữ Việt Nam tại Nhà thi đấu Thanh Trì. Đây có thể coi là cột mốc đánh dấu lịch sử của bóng rổ nữ Việt Nam. Đó là đội bóng rổ nữ nước ta đánh bại Philippines - đất nước vốn được xem là không có đối thủ trong khu vực.

Hai chị em song sinh người Mỹ gốc Việt về nước thi đấu cho đội tuyển bóng rổ nữ tại SEA Games 31.

Và không phụ sự kỳ vọng này, ngày 14/5 vừa qua, các cô gái tuyển bóng rổ đã giành huy chương Bạc ở nội dung 3x3. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, tuyển bóng rổ nữ Việt Nam mang về thành tích ở sân chơi khu vực.

Làm nên sức mạnh của đội tuyển nữ Việt Nam chắc chắn không thể không kể đến 2 chị em song sinh nhà họ Trương: Thảo My và Thảo Vy. Những cú ném bóng chính, những pha phòng ngự tuyệt vời của cặp chị em mang 2 dòng máu Việt - Mỹ đã giúp Việt Nam giữ vững những thế trận trước đối thủ.

Khoảnh khắc dễ thương của hai chị em khi nhận Huy chương bạc

Với khán giả Việt Nam cái tên Trương Thảo My và Trương Thảo Vy có lẽ vẫn còn khá xa lạ. Tuy nhiên tiếng tăm của cả 2 đã được khẳng định ở môi trường bóng rổ học đường tại Mỹ.

Thảo My và Thảo Vy từng gây tiếng vang nhất định trong cộng đồng bóng rổ Hoa Kỳ. Cặp chị em Việt Kiều là người Việt, mẹ mang hai dòng máu Việt – Mỹ và được sinh ra và lớn lên ở bang Texas [Mỹ], nơi có tận 3 đội bóng rổ danh tiếng cùng tụ hội. Do đó cũng không có gì ngạc nhiên khi ngay từ lúc nhỏ, chị em nhà họ Trương đã có niềm yêu thích với trái bóng cam.

Được biết Thảo My và Thảo Vy [thường được gọi là Trương Twins] sinh ra và lớn lên tại Houston, Texas [Mỹ], có bố là người Việt còn mẹ mang hai dòng máu Việt - Mỹ. Từ hồi 5 tuổi, 2 chị em đã được bố - 1 cựu cầu thủ bóng rổ dạy chơi bóng với mục đích để cho 2 con vui và được rèn luyện sức khỏe.

Lần đầu tiên, tuyển bóng rổ nữ Việt Nam đạt thành tích ở khu vực [Ảnh: Huy Phạm]

Niềm yêu thích với trái bóng cam của Trương Twins cứ thế lớn dần và trở thành đam mê mãnh liệt. Đến thời gian học trung học, 2 chị em nhanh chóng gây ấn tượng và có thành tích thi đấu nổi bật khi tham gia đội bóng ở trường cấp 3. Vào năm 2018, chị em họ Trương còn từng được mời lên trại tập huấn của đội tuyển bóng rổ U17 Mỹ để thử sức cho đội hình chính tham dự FIBA Women's U17 World Cup.

Vẻ dễ thương của hai chị em gây sự chú ý từ cộng đồng.

Một năm sau khi bị từ chối lên tuyển U17 quốc gia, Thảo My và Thảo Vy nhận học bổng Đại học Gonzaga, một trong những ngôi trường mạnh nhất trong đấu trường NCAA. Đây cũng là nơi cho ra lò những tuyển thủ bóng rổ hàng đầu thế giới. Hiện tại, Thảo My và Thảo Vy đang thi đấu với vai trò hậu vệ của đội bóng rổ trường tại NCAA Women Division 1 [cấp độ cao nhất của bóng rổ đại học/cao đẳng tại Mỹ].

Trước khi chạm đến ước mơ chinh phục ngôi vị bóng rổ cao nhất thế giới, Thảo My và Thảo Vy đã quyết định trở về quê hương với mục tiêu giành tấm huy chương lịch sử cho bóng rổ Việt Nam tại SEA Games 31.

Bố mẹ Trương Twins đã về nước để cổ vũ 2 con [Ảnh: Kicks Geeks]

Trong lần về nước thi đấu này, chị em họ Trương không đi một mình mà đã có bố mẹ đi theo cổ vũ. Đặc biệt hơn, đây cũng là lần đầu tiên bố mẹ Trương Twins về Việt Nam. "Đây là lần đầu tiên chúng tôi đến Việt Nam và có những trải nghiệm tuyệt vời. Được tiếp xúc với cộng đồng người Việt và trải nghiệm nền văn hóa nước mẹ thật sự là những kỷ niệm khiến tôi nhớ mãi" - cô Thảo - mẹ của Trương Twins tâm sự.

Hiện hai chị em song sinh họ Trương đã trở nên cực hot với cộng đồng mạng. Những hình ảnh hai chị em họ Trương bên trái bóng màu cam đã "đốn tim" dân mạng.

Theo Gia đình & Xã hội 

Từ trước khi SEA Games 31 khởi tranh, các cô gái tuyển bóng rổ Việt Nam đã có cơ hội cọ sát tại giải bóng rổ 3x3 ABL International Champion Cup 2022 [ABL ICC 2022] diễn ra tại Bali [Indonesia].

Thảo My cùng Thảo Vy được bố mẹ hộ tống thi đấu ở SEA Games 31

Giành được chức vô địch tại giải đấu tầm khu vực Đông Nam Á là bất ngờ lớn của tuyển nữ bóng rổ Việt Nam. Đằng sau màn thể hiện tuyệt vời của chị em song sinh Trương Thảo My và Trương Thảo Vy là sự tháp tùng ân cần của mẹ ruột, cô Thảo.

Tới kỳ SEA Games 31 trên sân nhà, người phụ nữ Mỹ gốc Việt này tiếp tục gác lại mọi công việc và bay nửa vòng trái đất để chứng kiến hai con gái làm nên lịch sử cho quê nhà.

Vợ sắp cưới của thủ quân tuyển bóng rổ nam Dương Vĩnh Luân [áo trắng] hồi hộp khi theo dõi trận đấu

Đam mê của bộ đôi góp công lớn mang về tấm HCB bóng rổ nữ 3x3 lịch sử cho Việt Nam khởi nguồn từ bác Mẫn, cha ruột của hai cô gái. Tại nhà thi đấu Thanh Trì [Hà Nội], bác Mẫn cũng có mặt cùng ba người phụ nữ của gia đình và đồng thời là người cố vấn, đưa ra những lời khuyên khi hai nữ chủ công gặp khó khăn.

Song song với sự ân cần của ba mẹ chị em song sinh họ Trương, trên khán đài cũng có sự hiện diện của các bóng hồng là người yêu, là vợ của các tuyển thủ nam.

\n

Theo đó, vợ sắp cưới Lê Quỳnh Như của thủ quân tuyển bóng rổ nam Dương Vĩnh Luân [Justin Young] là gương mặt quen thuộc trên hàng ghế đầu. Cô thường xuyên có mặt, cổ vũ và hòa vào sức nóng tại nhà thi đấu Thanh Trì, không kém gì các chiến binh sao vàng.

Tuyển bóng rổ nữ 3x3 với tấm HCB đầu tiên ở SEA Games

Tuyển thủ Trần Thị Anh Đào, nữ giám đốc tại trường đại học Brown [Mỹ], người trở thành “át chủ bài” bất ngờ của tuyển nữ cũng nhận được sự tiếp lửa từ chồng sắp cưới.

Tuyển bóng rổ nam cũng có tấm HCB lịch sử ở SEA Games

Đáp lại tình cảm, sự ủng hộ trong suốt thời gian hơn 1 tuần diễn ra SEA Games 31, Dương Vĩnh Luân dành tặng lời tri ân chân thành. “Không thể diễn tả hết tình cảm và sự ủng hộ mà tôi nhận được sau mỗi trận chiến quyết liệt. Các bạn đã hỗ trợ chúng tôi trên toàn hành trình và tôi không có lời nói nào có thể đủ để diễn tả hết lòng biết ơn”.

Tin liên quan

AN NGUYÊN   -   Thứ bảy, 28/05/2022 12:30 [GMT+7]

Bóng rổ Việt Nam hứa hẹn phát triển sau SEA Games 31. Ảnh: T.T

Kỳ SEA Games thành công

Có thể nói, bóng rổ Việt Nam đã có một kỳ SEA Games thành công trên nhiều phương diện. Ở nội dung 3x3, dù thua tuyển Thái Lan ở cả 2 trận chung kết nam và nữ nhưng huy chương bạc vẫn là thành tích "vô tiền khoáng hậu" với các vận động viên. Hơn nữa, tuyển bóng rổ nam và nữ Việt Nam cũng đều gây ra vô vàn khó khăn cho đối thủ.

Ở nội dung 5x5, thành tích của toàn đội không tốt như vậy. Chúng ta tiếp tục thua Thái Lan ở 2 trận đấu cuối cùng và để lỡ tấm huy chương đồng. Đáng tiếc nhất là các cô gái vàng để thua với tỉ số 75-78 và không thể lập nên cú đúp huy chương. 

Tuy nhiên, thành công lớn nhất của bóng rổ Việt Nam chính là sự hấp dẫn mà trái bóng cam mang lại cho người hâm mộ. Ở tất cả các ngày tổ chức, Nhà thi đấu Thanh Trì luôn trong tình trạng chật kín. Thậm chí, luôn có từ 1.000 - 2.000 khán giả xếp hàng bên ngoài các cửa kiểm soát với hy vọng may mắn được vào sân.

Nhà thi đấu Thanh Trì luôn trong tình trạng “quá tải” trong những ngày diễn ra môn bóng rổ tại SEA Games 31. Anh: Hải Nguyễn

Điều này đến từ chính màn trình diễn đẳng cấp và giàu cảm xúc của các tuyển thủ. Đặc biệt, tuyển bóng rổ nữ Việt Nam trở thành hiện tượng với sự xuất hiện của các cầu thủ Việt kiều như Mailee Jones, Trần Thị Anh Đào và chị em sinh đôi Trương Thảo Vy, Trương Thảo My. Họ tạo ra sự khác biệt cho đội chủ nhà với trình độ chuyên môn và nỗ lực không biết mệt mỏi vì màu cờ sắc áo.

Ở đội nam, cựu sinh viên Havard Christian Juzang cũng tạo nên cơn sốt riêng với vẻ bề ngoài điển trai và khả năng “gánh team”. Anh liên tục là người ghi điểm nhiều nhất, rebound nhiều nhất cho tuyển bóng rổ nam ở nội dung 5x5. Những ngôi sao khác như Justin Young, Chris Dierker hay Khoa Trần vốn đã là thỏi nam châm hút khán giả từ khi dự VBA.

Sứ mệnh mở đường

Đầu tiên, cần phải nói rằng, chính tinh thần thi đấu của các cầu thủ, không khí tại nhà thi đấu giúp nhiều người có cái nhìn hoàn toàn khác với môn bóng rổ. Nhiều khán giả lớn tuổi đã dành thời gian ngồi trước màn ảnh nhỏ để theo dõi môn thể thao này cùng con, cháu mình khi SEA Games 31 diễn ra.

Thực tế, bóng rổ cũng là một trong những môn được phát triển khá mạnh mẽ ở các trường học tại Việt Nam. Nhưng vì nhiều lý do, bóng rổ chưa thể lan toả đến nhiều tầng lớp khác nhau. SEA Games 31 là đòn bẩy quan trọng để nhiều phụ huynh cởi mở hơn trong việc để con em đến với môn thể thao này.

Nhìn rộng hơn ở cấp độ chuyên nghiệp, bóng rổ Việt Nam chưa thực sự có những cầu thủ “nội binh” đủ tốt. Công bằng mà nói, sức mạnh của đội tuyển đến từ các cầu thủ Việt kiều như Thảo My, Thảo Vy, Anh Đào ở đội nữ hay Juzang, Dierker, Khoa Trần, Young… ở đội nam. 

 Tuyển bóng rổ nam và nữ VIệt Nam tạo ra sức hút rất lớn tại SEA Games 31. Ảnh: Hải Nguyễn

Bởi vậy, khi những ngôi sao bóng rổ trở nên “viral” trên mạng xã hội, họ sẽ dễ dàng tiếp cận hơn với giới trẻ, vốn là thị trường chính mà bóng rổ hướng tới. Khi đã có thần tượng cho riêng mình, các bạn trẻ sẽ tập luyện bóng rổ chuyên nghiệp nhiều hơn. Giải đấu non trẻ như VBA sẽ là mảnh đất màu mỡ để họ tập luyện, phát triển và “sống” được với đam mê.

Bóng rổ là môn thể thao yêu cầu đặc thù về thể hình. Do vậy, để bóng rổ Việt Nam thực sự vươn mình và sống bằng nội lực hơn là chờ đợi hoàn toàn vào các cầu thủ Việt kiều, sẽ cần một khoảng thời gian rất dài từ 5 - 10 năm, như cách chúng ta đầu tư và phát triển cho bộ môn bóng đá, futsal.

Bên cạnh đó, bóng rổ Việt Nam sẽ cần kết hợp khéo léo giữa các cầu thủ Việt kiều và những đồng nghiệp trong nước. Các nhà quản lý cần đảm bảo thành tích để duy trì sức hút nhưng cũng không thể bỏ quên động lực thi đấu của các “nội binh”.

Video liên quan

Chủ Đề