Bồi học sinh giỏi lớp 12 gồm môn nào năm 2024

Căn cứ Khoản 1 Điều 13 Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT và Khoản 6 Điều 2 Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT có quy định về tiêu chuẩn xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm học, theo đó:

Loại giỏi, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

  1. Điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ từ 8,0 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 8,0 trở lên;
  1. Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5;
  1. Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.

...

Như vậy, nếu học sinh muốn đạt học sinh giỏi thì cả năm học phải đạt tất cả các điều kiện sau:

+ Điểm trung bình tất cả các môn học từ 8,0 trở lên;

+ Toán, Văn, Ngoại ngữ có ít nhất 01 môn từ 8,0 trở lên;

+ Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5;

+ Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.

Lưu ý: Trường hợp học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 8,0 trở lên.

Sáng 7-3, 5.213 thí sinh đã tham gia Kỳ thi học sinh giỏi lớp 12 TP.HCM năm học 2022-2023. Đáng chú ý, năm nay kỳ thi có nhiều điểm mới khi khống chế số thí sinh dự thi và tỷ lệ giải thưởng.

Thí sinh tham gia kỳ thi học sinh giỏi lớp 12 TP.HCM năm 2023 tại điểm thi Trường THPT Bùi Thị Xuân

Tại 3 hội đồng thi

Kỳ thi năm nay diễn ra ở 12 môn thi gồm ngữ văn, toán, lịch sử, địa lý, tin học, vật lý, hoá học, sinh học, tiếng Trung, tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Anh.

Tại 3 điểm thi là: Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong [quận 5] tổ chức thi các môn tin học, vật lý, hóa học, sinh học; Trường THPT Trưng Vương [quận 1] tổ chức thi các môn ngữ văn, toán học, tiếng Trung, tiếng Pháp, tiếng Nhật; Trường THPT Bùi Thị Xuân [quận 1] tổ chức thi các môn lịch sử, địa lý, tiếng Anh.

Mỗi môn thi có thời gian làm bài 120 phút. Thí sinh thi viết với các môn toán, vật lí, hóa học, sinh học, ngữ văn, lịch sử, địa lý, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung. Thi lập trình trên máy vi tính với môn tin học. Năm nay, các môn ngoại ngữ không có phần thi kỹ năng nghe.

Tại điểm thi Trường THPT Bùi Thị Xuân có 1.844 thí sinh dự thi ở các môn lịch sử, địa lý, tiếng Anh, với tổng số 49 phòng thi.

Tham gia dự thi ở môn địa lý, thí sinh Trần Thúy Quyên [lớp 12A8, Trường THPT Tân Thông Hội, huyện Củ Chi] cho biết, do đã được ôn tập và rèn luyện kiến thức nhiều nên bản thân cảm thấy khá tự tin khi bước vào kỳ thi. Với mong muốn theo đuổi ngành sư phạm địa lý, Thúy Quyên hy vọng sẽ đạt giải cao trong kỳ thi này để mở ra thêm nhiều cơ hội theo đuổi ước mơ trở thành giáo viên địa lý.

Có mặt tại điểm thi từ khá sớm, Tú Anh [học sinh Trường THPT Linh Trung, TP. Thủ Đức] dự thi môn tiếng Anh cho biết khá hồi hộp song sẽ nỗ lực hết sức mình trong kỳ thi để đạt giải thường cao.

Nhiều điểm mới đáng chú ý

Khác với kỳ thi học sinh giỏi lớp 12 năm trước, năm nay Sở GD-ĐT TP.HCM khống chế số lượng thí sinh tham gia dự thi. Mỗi trường chỉ được cử tối đa 5 học sinh/môn thi [năm 2022 tối đa 10 học sinh/môn thi]. Riêng các trường THPT chuyên và trường THPT có lớp chuyên được cử thêm tối đa 10 học sinh/môn chuyên, trong đó không có học sinh trong đội dự tuyển học sinh giỏi dự thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia. Đặc biệt, các trường có học sinh đạt giải nhất trong kỳ thi học sinh giỏi lớp 12 cấp thành phố năm học 2020-2021, 2021-2022 thì được cử thêm tối đa 5 học sinh cho môn thi đó. Đây được xem là quy định mới khuyến khích các trường nỗ lực trong đào tạo bồi dưỡng học sinh giỏi.

Thí sinh xem danh sách phòng thi

Không những thế, tỷ lệ giải thưởng trong kỳ thi năm nay cũng được TP.HCM khống chế. Theo đó, tổng số giải không vượt quá 60% số thí sinh dự thi; trong đó, số giải nhất không vượt quá 5% tổng số giải, số giải nhì không vượt quá 35% tổng số giải. Được biết, thời gian tổ chức chấm thi từ ngày 8-13/3/2023.

Tại TP.HCM, từ năm học 2021-2022, học sinh đạt giải nhất trong kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố sẽ được khen thưởng theo Nghị quyết 02/2021/NQ-HĐND ngày 23-3-2021 của HĐND TP.HCM quy định một số chính sách khuyến khích giáo viên, học sinh, học viên đoạt giải trong các kỳ thi cấp thành phố, quốc gia, khu vực, quốc tế và giáo viên có thành tích đào tạo, bồi dưỡng các học sinh, học viên đoạt các giải trên địa bàn TP.HCM. Ở bậc THPT, mức thưởng là 12 triệu đồng/học sinh/giải nhất. Ngoài ra, tất cả học sinh đạt giải được cấp giấy chứng nhận học sinh giỏi cấp thành phố.

Chiều 29-11, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức họp báo về phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025. Với nguyên tắc tổ chức kỳ thi giảm áp lực cho học sinh và giảm tốn kém cho người dân, bảo đảm quyền lợi của học sinh, phương án tổ chức thi 4 môn [2 môn bắt buộc, 2 môn tự chọn] nhận được sự đồng thuận cao.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng chủ trì họp báo.

Giảm áp lực và tốn kém

Thông tin cụ thể về phương án thi, ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng cho biết, nguyên tắc xây dựng phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 là gọn nhẹ, giảm áp lực cho học sinh và giảm tốn kém cho xã hội. Kỳ thi sẽ được tổ chức trên toàn quốc theo cách thức chung đề, chung đợt thi, cùng thời gian theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thí sinh thi 4 môn, gồm 2 môn bắt buộc là ngữ văn, toán và 2 môn tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12, gồm ngoại ngữ, lịch sử, vật lý, hóa học, sinh học, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật, tin học, công nghệ.

Hình thức thi vẫn giữ ổn định như hiện nay, trong đó môn ngữ văn thi theo hình thức tự luận, các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm. Phương thức xét công nhận tốt nghiệp được thực hiện kết hợp giữa kết quả đánh giá quá trình và kết quả thi tốt nghiệp theo tỷ lệ phù hợp với lộ trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Trách nhiệm tổ chức kỳ thi cũng được nêu rõ, trong đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo chung, ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, kế hoạch tổ chức kỳ thi; hướng dẫn, tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát kỳ thi. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm toàn diện về kỳ thi tại địa phương.

Mục đích tổ chức kỳ thi được giữ ổn định như hiện nay là lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông, cung cấp dữ liệu cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng để tuyển sinh.

Ông Nguyễn Ngọc Hà, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng thông tin về kỳ thi.

Trả lời câu hỏi về việc trường hợp thí sinh muốn thi nhiều hơn 2 môn tự chọn để tăng cơ hội xét tuyển đại học thì có được hay không, ông Nguyễn Ngọc Hà, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng khẳng định, thí sinh chỉ thi 2 môn tự chọn. Ông Hà cũng lưu ý, 2 môn tự chọn này phải nằm trong số các môn thí sinh có đăng ký học trong chương trình lớp 12.

Về phương án giải quyết cho thí sinh học lớp 12 hiện nay - lứa học sinh cuối cùng học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006 [nếu trượt tốt nghiệp năm 2024], ông Hà cho biết, Bộ sẽ tính toán thời điểm tổ chức thi cho các thí sinh này với nguyên tắc thí sinh học theo chương trình nào thì thi theo chương trình đó, vì vậy thí sinh yên tâm về việc được bảo đảm quyền lợi.

Bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học khẳng định, phương án thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 không làm ảnh hưởng đến quy chế tuyển sinh đại học hiện nay. Dù thí sinh chọn thi môn nào thì các trường đại học vẫn phải bảo đảm nguyên tắc xét tuyển công bằng giữa các phương thức.

Có chểnh mảng các môn không thi?

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Hànộimới, từ trưa ngày 29-11, thông tin về phương án thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 chỉ với 4 môn đã lan truyền trên mạng xã hội. Đây là phương án được học sinh, phụ huynh học sinh và cả các nhà giáo mong chờ nhất trong suốt những ngày qua.

Thí sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tại Hà Nội.

Bày tỏ niềm vui khi phương án thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 đã chính thức được “chốt”, em Phạm Đức Hà, học sinh lớp 11A6, Trường Trung học phổ thông Thăng Long, chia sẻ: "Đây là phương án mà chúng em mong chờ nhất, vì có ít số môn thi nhất, trong đó chỉ có 2 môn bắt buộc, 2 môn còn lại được tự chọn trong số các môn học ở lớp 12. Chúng em cũng rất mừng vì phương án thi đã được công bố đúng kế hoạch, giúp học sinh có thời gian và yên tâm chuẩn bị tốt cho các môn mình dự định sẽ lựa chọn để đăng ký dự thi".

Để giải đáp cho câu hỏi, liệu rằng việc đưa tiếng Anh đang là môn thi bắt buộc thành là môn thi tự chọn từ năm 2025 có khiến học sinh chểnh mảng, ngay trong chiều 29-11, phóng viên Báo Hànộimới đã tìm hiểu tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn Hà Nội.

Em Phạm Vân Anh, học sinh lớp 11D2, Trường Trung học phổ thông Đại Mỗ chia sẻ, dù tiếng Anh không còn là môn thi bắt buộc nhưng em và nhiều bạn khác vẫn yêu thích và chọn tiếng Anh là môn học trong chương trình. Vì thực tế học tập cho thấy, tiếng Anh không chỉ là một môn học, mà là phương tiện để học tập, giúp học sinh có nhiều cơ hội để phát triển nghề nghiệp.

Còn theo học sinh Đào Nhật Duyên, lớp 11D0, Trường Trung học phổ thông Thăng Long, mỗi môn học đều có vai trò trong cuộc sống, vì thế việc thi hay không thi một môn học nào đó không có nghĩa là học sinh sẽ chểnh mảng các môn còn lại. Bên cạnh đó, với quy định xét tốt nghiệp bằng phương thức kết hợp cả kết quả thi và kết quả đánh giá quá trình học thì học sinh khó thể lơ là trong quá trình học.

Trong khi đó, cô giáo Nguyễn Thu Hải, giáo viên Trường Trung học phổ thông Phan Huy Chú - Đống Đa chia sẻ, phương án thi từ năm 2025 không chỉ giảm áp lực mà còn giúp học sinh phát huy tối đa năng lực. Phương án này không ảnh hưởng nhiều tới việc dạy học ngoại ngữ, và tin rằng, sẽ có nhiều học sinh chọn ngoại ngữ là môn thi tốt nghiệp. Để đáp ứng mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nhiều năm nay, nhà trường đặc biệt coi trọng môn tin học và ngoại ngữ và thực tế rất được học sinh hưởng ứng.

Thi học sinh giỏi bao nhiêu phút?

Theo quy định trên, Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia có hai buổi thi đối với các môn Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Tin học và các môn Ngoại ngữ; có một buổi thi đối với các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí; thời làm bài thi là 180 phút.

Bao nhiêu điểm thì được giải nhất học sinh giỏi?

Đối với mỗi môn thi, điểm bài thi được xếp từ cao xuống thấp theo thang điểm 20 và những học sinh có điểm bài thi đạt từ 10 trở lên được công nhận đạt giải học sinh giỏi thành phố. Tỉ lệ học sinh đạt giải chiếm không quá 60% tổng số thí sinh dự thi của môn đó.

Trung học phổ thông thi những môn gì?

Theo đó, thí sinh thi bắt buộc 2 môn, gồm: Ngữ văn, Toán và 2 môn tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12, gồm: Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, công nghệ.

Học sinh giỏi cần điều kiện gì cấp 3?

Để được xếp học lực giỏi thì con của bạn cần có: Điểm trung bình tất cả các môn trên 8, điểm trung bình môn toán hoặc ngoại ngữ trên 8 và không có môn nào dưới 6,5.

Chủ Đề