Bộ quốc phòng việt nam có bao nhiêu tướng năm 2024

Trả lời: Tại điểm 1 khoản 1 Điều 15 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 [sửa đổi 2008, 2014], các chức vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam đối với cấp tướng được quy định như như sau:

* Đại tướng

- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

- Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam

- Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị

* Thượng tướng, Đô đốc Hải quân

- Thứ trưởng Bộ Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thượng tướng, Đô đốc Hải quân.

- Phó tổng Tham mưu trưởng, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị: mỗi chức vụ có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thượng tướng không quá ba người;

- Giám đốc, Chính ủy Học viện Quốc phòng;

* Trung tướng, Phó đô đốc Hải quân

- Tư lệnh, Chính ủy: Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng; Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục; Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ;

- Tư lệnh, Chính ủy Bộ tư lệnh: Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cảnh sát biển Việt Nam;

- Giám đốc, Chính ủy các học viện: Lục quân, Chính trị, Kỹ thuật quân sự, Hậu cần, Quân y;

- Hiệu trưởng, Chính ủy các trường sĩ quan: Lục quân I, Lục quân II, Chính trị;

- Phó giám đốc Học viện Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng không quá ba người; Phó chính ủy Học viện Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng là một người;

- Cục trưởng các cục: Tác chiến, Quân huấn, Quân lực, Dân quân tự vệ, Tổ chức, Cán bộ, Tuyên huấn, Nhà trường, Tác chiến điện tử, Công nghệ thông tin, Cứu hộ - Cứu nạn, Đối ngoại;

- Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng; Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương là Phó chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương là Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Chánh Văn phòng Quân ủy Trung ương - Văn phòng Bộ Quốc phòng;

- Viện trưởng Viện Chiến lược quốc phòng;

- Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108;

* Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân

-Tư lệnh, Chính ủy: Quân đoàn, Binh chủng, Vùng Hải quân, Vùng Cảnh sát biển;

- Cục trưởng các cục: Bảo vệ an ninh Quân đội, Khoa học quân sự, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Quân y, Điều tra hình sự, Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng, Dân vận, Chính sách, Kinh tế, Cơ yếu...

- Viện trưởng: Viện Khoa học và Công nghệ quân sự, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Viện 26, Viện 70…

- Giám đốc, Chính ủy các học viện: Phòng không - Không quân, Hải quân, Biên phòng, Khoa học quân sự;

- Giám đốc Học viện Kỹ thuật Mật mã;

- Tư lệnh các Binh đoàn Quốc phòng - Kinh tế: 11, 12, 15, 16 và 18;

- Tư lệnh, Chính ủy Bộ tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh;

- Chủ nhiệm Chính trị: Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng, Học viện Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Tổng cục II; Cục trưởng Cục Chính trị thuộc Tổng cục Chính trị;

- Một Phó tham mưu trưởng là Bí thư hoặc Phó bí thư Đảng ủy Bộ Tham mưu Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng;

- Một Phó chủ nhiệm Chính trị là Bí thư hoặc Phó bí thư Đảng ủy Cục Chính trị Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng;

- Tổng Biên tập Báo Quân đội nhân dân, Tổng Biên tập Tạp chí Quốc phòng toàn dân;

- Giám đốc Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội;

- Tổng Giám đốc, một Phó tổng Giám đốc là Bí thư Đảng ủy Tập đoàn Viễn thông Quân đội;

- Tổng Giám đốc Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga;

- Giám đốc: Bệnh viện 175, Bệnh viện 103, Viện Y học cổ truyền Quân đội, Viện Bỏng quốc gia;

- Chủ nhiệm các khoa thuộc Học viện Quốc phòng: Lý luận Mác - Lênin; Công tác Đảng, công tác chính trị; Chiến lược; Chiến dịch;

- Trợ lý Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Chánh Văn phòng Bộ Tổng Tham mưu, Chánh Văn phòng Tổng cục Chính trị;

- Chức vụ cấp phó của cấp trưởng quy định tại điểm c Điều 15 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 [sửa đổi 2008, 2014] có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thiếu tướng.

Quân đội ta năm nay tròn 70 tuổi. Từ khi thành lập đến nay, Quân đội Nhân dân [QĐND] Việt Nam đã đánh bại 3 đội quân của 3 cường quốc lớn trên thế giới! Cả 3 cường quốc này đều là Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Kỳ tích này thật là đặc biệt, khó có một quốc gia nào trên thế giới có thể sánh bì được! Và chúng ta có quyền tự hào chính đáng về điều này.

Song chúng ta cũng hoàn toàn không mong lặp lại điều đó! [Đất nước ta thật kỳ lạ. Có lẽ Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới mà cả năm cường quốc là Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đều dính líu vào].

Vì lý do này hay nguyên cớ khác, cả 5 nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ đều đã gửi binh sỹ chiến đấu của họ đến đây. Và 3 trong 5 cường quốc này đến không phải để giúp đỡ mà là đến để gây chiến tranh xâm lược, và cả ba đều nhận được bài học đau đớn!

Nhưng bài viết ngắn này không có ý định đề cập đến chủ đề trên. Mong sẽ có dịp thuận lợi để trao đổi với bạn đọc về đề tài này trong một dịp khác khi điều kiện cho phép.

'Chỉ có 36 tướng'

Cách đây 40 năm, ngày 30/4/1975, khi quân đội của ta tiến vào giải phóng Sài Gòn và tiếp quản dinh Độc Lập, tổng số sỹ quan cấp tướng trực tiếp tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử [cộng của cả Quân đội Nhân dân Việt Nam và của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam] chỉ có 36 tướng. Tôi xin nhắc lại chỉ có 36 tướng.

Vâng, chỉ có 36 sỹ quan có quân hàm từ Thiếu tướng trở lên! Ấy vậy mà chúng ta đã làm nên một chiến công lịch sử hiển hách! Và chúng ta tự hào về điều đó. Niềm tự hào này là rất chính đáng và hoàn toàn xứng đáng!

Còn cách đây 60 năm, quân đội non trẻ của chúng ta đánh một trận “vang dội địa cầu”!

Có lẽ không một người con đất Việt nào lại không tự hào khi bộ đội ta sau 55 ngày đêm anh dũng chiến đấu đã hoàn toàn làm chủ cứ điểm quan trọng và hùng mạnh nhất của quân đội viễn chinh Pháp trên đồi A1 và cắm lá cờ “Bách chiến, bách thắng” lên nóc hầm tướng De Castries chiều ngày 7/5/1954, đánh dấu chiến thắng Điện Biên Phủ oai hùng, mở ra con đường vẻ vang để kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược hơn 2 tháng sau đó tại Hội nghị Geneve [20/7/1954]!

Trong cuộc kháng chiến 9 năm này, chắc không nhiều bạn biết chính xác quân đội ta có tổng cộng bao nhiêu sỹ quan cấp tướng được tấn phong.

Nguồn hình ảnh, vietnamnet.vn

Chụp lại hình ảnh,

Bộ Quốc phòng mới đây trình Quốc hội Việt Nam dự luật sửa đổi về sỹ quan quân đội.

Vâng, trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất này, quân đội ta chỉ có vỏn vẹn 12 sỹ quan cấp tướng, bao gồm 1 Đại tướng, 1 Trung tướng và 10 Thiếu tướng được thụ phong!

Ấy vậy mà quân đội anh hùng của chúng ta vẫn đánh thắng một đội quân sừng sỏ của một đế quốc to trên thế giới, đưa cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ của dân tộc ta đến thắng lợi vẻ vang! Chúng ta không tự hào sao được!

'Dôi ra 74 tướng'

Vừa qua, nhân việc Bộ Quốc phòng trình Quốc Hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sỹ quan QĐND Việt Nam, người dân mới biết chính xác là Quân đội Nhân dân Việt Nam được phép có tối đa là 415 sỹ quan cấp tướng, song trong thực tế tổng số sỹ quan cấp tướng hiện diện trong quân đội ta đã lên đến con số gần 500, chính xác là 489 tướng, như vậy là “dôi ra” 74 tướng [489-415=74].

Số tướng “dôi ra” này cũng chưa biết sẽ bố trí, giải quyết ra sao? Đó là chưa nói đến số “thiếu tướng chìm” hay gọi nôm na là “đại tá nhô”, tức số sỹ quan cấp đại tá không được phong thiếu tướng nhưng lại được hưởng lương thiếu tướng! Con số này là bao nhiêu, hiện chưa có thống kê chính thức.

Ngay cả Ủy ban Quốc phòng-An ninh của Quốc hội cũng chịu, không nắm được số lượng “thiếu tướng chìm” này là bao nhiêu! Nhiều người đặt câu hỏi là số lượng sỹ quan cấp tướng của quân đội ta trong thời bình như thế là ít hay là nhiều? Ít thì chắc chắn là không rồi, còn nhiều thì hãy khoan khẳng định. Trước hết, ta thử xét đơn thuần về mặt cơ số.

Năm 1975 khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của ta thắng lợi, quân số các lực lượng vũ trang [của QĐND Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam cộng lại] theo đánh giá và lượng định của nhiều viện nghiên cứu quân sự quốc tế thì vào khoảng từ 1,1 triệu đến 1,2 triệu binh sỹ, tính cả số quân đóng trên miền Bắc.

Và toàn bộ đội quân này được chỉ huy bởi khoảng 50 tướng lĩnh, trong đó có 36 sỹ quan cấp tướng trực tiếp tham dự chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Tất nhiên sau khi chiến tranh kết thúc thì quân số của ta từng bước giảm xuống. Còn ngày nay thời bình thì quy mô của quân đội ta ra sao?

Theo ước lượng mới nhất của Business Insider, một tạp chí chuyên nghiên cứu về các vấn đề quân sự quốc tế thì quân đội Việt Nam hiện có khoảng 412.000 binh sỹ tại ngũ.

Sức mạnh chiến đấu?

Như vậy ta chỉ cần làm một phép so sánh nhanh thì cũng có thể dễ nhận biết là số sỹ quan cấp tướng [489] của quân đội ta là nhiều, nếu không nói là quá nhiều! Thế còn về sức mạnh chiến đấu của quân đội ta hiện nay? Đây quả là một vấn đề khó có câu trả lời chuẩn xác.

Nguồn hình ảnh, TTXVN

Chụp lại hình ảnh,

Tướng Phùng Quang Thanh dẫn đầu một phái đoàn tướng lĩnh thăm TQ trong năm.

Sức mạnh của một quân đội phụ thuộc vào nhiều yếu tố: quân số, trang thiết bị vũ khí, tinh thần chiến đấu của binh sỹ, tính chuyên nghiệp của đội ngũ sỹ quan, v.v… Nó không quyết định chỉ bởi một trong các yếu tố riêng lẻ mà nó là tổng hòa của các yếu tố trên kết hợp lại.

Ngoài ra còn một yếu tố vô cùng quan trọng, đó là “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” nữa!

Như ta đã thấy rất rõ là trong 3 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của quân dân ta trong thế kỷ trước, chúng ta đều có yếu tố quan trọng bậc nhất này cộng với tinh thần chiến đấu dũng cảm của bộ đội ta, chứ đâu phải ta có đông quân nhiều tướng?

2 vị tướng trong kháng chiến chống Pháp và 36 vị tướng trong chiến dịch Hồ Chí Minh mùa Xuân 1975 quả là quá ít so với yêu cầu chiến đấu và nhiệm vụ của thời chiến lúc đó, song chúng ta vẫn giành thắng lợi vang dội, cả thế giới phải nể phục!

Nhìn sang Trung Quốc

Nhìn sang quốc gia láng giềng đầy duyên nợ là Trung Quốc, cũng theo tạp chí Business Insider nói trên thì Quân đội Giải phóng Nhân dân[PLA] của Trung Quốc luôn là đội quân lớn nhất thế giới.

Tổng số quân tại ngũ của PLA năm 2014 hiện là 2.285.000 binh sỹ. Ngân sách quốc phòng hàng năm của TQ luôn luôn có xu hướng gia tăng. Năm 2014 chính phủ Trung Quốc chi cho PLA là 216 tỷ USD, đứng thứ hai thế giới chỉ sau Hoa Kỳ!

Có một điều đáng chú ý là vì lý do chính trị nội bộ nên từ 1994 đến nay, Trung Quốc thực hiện việc bãi bỏ 2 quân hàm cao nhất là Nguyên soái và Đại tướng.

Sỹ quan cấp tướng cao nhất của PLA hiện nay chỉ là Thượng tướng. Do vậy, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị của PLA chỉ có cấp hàm Thượng tướng. Và điều đặc biệt nữa là từ 20 năm nay, không một sỹ quan quân đội nào [dù là Bộ trưởng Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng hay Chủ nhiệm TCCT] của PLA được tham gia vào Ban Bí thư hoặc Bộ Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc cả!

Trở lại với QĐND Việt Nam ta, kể từ khi thành lập [22/12/1944] cho đến khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc [30/4/1975], số sỹ quan cấp tướng được tấn phong là không nhiều.

Trong thời gian 31 năm của 2 cuộc kháng chiến này, tổng số sỹ quan cấp tướng của quân đội ta được tấn phong là vào khoảng 70 tướng! [Từ năm 1960 cho đến trước 30/4/1075, do yêu cầu xây dựng miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa, có khoảng trên chục vị tướng được chuyển ngành sang nhận nhiệm vụ ở nhiều lĩnh vực dân sự khác nhau, kể cả công tác ngoại giao.

Ngoài ra một số tướng do lý do đặc biệt hoặc tuổi cao sức yếu được nghỉ hưu theo chế độ. Tổng số này khoảng 20 tướng lĩnh.

'Thời tướng văn phòng?'

Nguồn hình ảnh, cintinews.net

Chụp lại hình ảnh,

'Tướng văn phòng' đông, 'Tướng chiến trường' ít là đặc điểm hiện nay của VN, theo tác giả.

Nhưng tính riêng trong 8 năm qua – từ 2006 đến 2014 – dưới thời Bộ trưởng Quốc phòng đương nhiệm của Đại tướng Phùng Quang Thanh, số sỹ quan cấp tướng được thụ phong là khá nhiều.

Tuy còn gần 2 năm nữa Đại tướng Phùng Quang Thanh mới kết thúc nhiệm kỳ thứ hai trong cương vị Bộ trưởng Quốc phòng, song tính sơ bộ cho đến nay ông đã thiết lập một kỷ lục vô tiền khoáng hậu mà tôi tin rằng từ nay sẽ không một ai có thể sánh ngang hoặc vượt qua được ông. Đó là “Kỷ lục Bộ trưởng Quốc phòng đề xuất phong tướng nhiều nhất”!

Vâng, đã có tổng cộng 231 sỹ quan cấp tướng được thụ phong trong thời gian 8 năm qua kể từ khi Đại tướng PQT làm Bộ trưởng Quốc phòng, số tướng lĩnh này bao gồm 10 Thượng tướng, 65 Trung tướng và 157 Thiếu tướng.

Một số lượng không nhỏ chút nào! Nó gấp 20 lần số tướng trong kháng chiến chống Pháp và hơn 4 lần số tướng trong kháng chiến chống Mỹ!

Trước đây không có khái niệm “Tướng văn phòng”, mà chỉ có “Tướng chiến trường”. Nay thì số “Tướng văn phòng” mỗi ngày một đông đảo, số lượng chắc cũng phải ngang bằng “Tướng chiến trường” [Tức số sỹ quan cấp tướng ở các đơn vị Quân, Binh chủng và Sư đoàn, Quân đoàn!].

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh còn muốn Chủ nhiệm các Khoa chính trị Mác-Lê của các Học viện Quân sự thuộc Bộ Quốc phòng cũng phải được phong hàm Thiếu tướng và Giám đốc Học viện Quốc phòng phải là Thượng tướng! Nếu vậy thì số lượng tướng lĩnh còn nhiều hơn nữa.

Có người nhận xét Đại tướng Phùng Quang Thanh rất mát tay. Nếu ông đã có ý kiến đề xuất ai được lên tướng thì người đó hầu như chắc chắn đều được tấn phong!

Và vì vậy nên người đề xuất cũng như người được tấn phong đều rất “vô tư”, không có ai “tâm tư” cả. Chỉ có người dân ở giữa thì trở nên rất ”tâm tư” mà thôi!

Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả, một cựu Đại tá công an đang sinh sống tại Việt Nam. Bài đã đăng trên trang Bauxit Việt Nam và được BBC đăng lại với sự đồng ý của tác giả.

Việt Nam bây giờ có bao nhiêu Đại tướng?

Theo quy định hiện hành, quân hàm Đại tướng QĐND Việt Nam do Chủ tịch nước kiêm Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh quốc gia ký quyết định phong cấp. Đến nay, QĐND Việt Nam đã có 12 quân nhân được phong quân hàm Đại tướng.

Quân đội nhân dân Việt Nam có bao nhiêu tướng?

16 Đại tướng của Quân đội nhân dân Việt Nam là những ai?

Bộ Quốc phòng gồm những ai?

Lãnh đạo Bộ Quốc phòng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là gì?

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thường gọi tắt là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là thành viên của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đứng đầu Bộ Quốc phòng Việt Nam. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm quản lý, xây dựng và tổ chức về quân sự.

Chủ Đề