Bộ máy nhà nước việt nam 2023-2026

Cuộc họp Khởi động với Đoàn Chương trình Quốc gia năm 2022 (Xem tin ảnh)

(MPI) - Ngày 04/4/2022, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cuộc họp Khởi động với Đoàn Chương trình Quốc gia 2022 (CPM 2022) của Ngân hành Phát triển châu Á (ADB) được tổ chức dưới sự đồng chủ trì của Vụ trưởng Vụ Kinh tế đối ngoại Phạm Hoàng Mai và Giám đốc Quốc gia ADB Andrew Jeffries.

Bộ máy nhà nước việt nam 2023-2026
Vụ trưởng Phạm Hoàng Mai phát biểu. Ảnh: MPI

Theo Vụ trưởng Phạm Hoàng Mai, đây là thời điểm quan trọng khi Việt Nam đang ở trong giai đoạn then chốt, vừa phát triển kinh tế sau đại dịch vừa xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội với mục tiêu đến năm 2045 trở thành quốc gia phát triển có thu nhập cao và nền kinh tế hiện đại. Để đạt được điều này, Việt Nam đối mặt với không ít thách thức khi đang tập trung thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược tăng trưởng xanh, nền kinh tế tuần hoàn và hiện thực hóa cam kết của đất nước đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 tại Hội nghị COP26.

Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam hiện đang xây dựng kế hoạch tăng trưởng xanh cũng như các định hướng hợp tác trong giai đoạn tới giữa Việt Nam và ADB nhằm mang lợi hiệu quả tốt nhất và mở ra nhiều cơ hội mới cho hai bên.

Bộ máy nhà nước việt nam 2023-2026
Giám đốc Quốc gia ADB Andrew Jeffries. Ảnh: MPI

Đoàn Chương trình quốc gia của ADB đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Việt Nam, cụ thể là Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xây dựng các kế hoạch cho vay gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Giám đốc Quốc gia ADB Andrew Jeffries cho biết, ADB sẽ tổ chức dự kiến thêm các cuộc họp, buổi làm việc để tổng kết các kết luận, phát hiện của ADB và thời gian dự kiến thực hiện các chương trình đề ra. Đồng thời hy vọng rằng, ADB sẽ nhận được các ý kiến đóng góp từ phía Việt Nam trong việc hoàn thiện các hồ sơ chương trình, sớm ký kết biên bản ghi nhớ để làm cơ sở cho các bước thực hiện trong tương lai giữa hai bên.

Tại cuộc họp, hai bên đã tập trung thảo luận về định hướng của Chính phủ Việt Nam trong việc phát triển giáo dục, y tế, phát triển khu vực nông thôn; nhu cầu và thách thức cho tài chính xanh; định hướng trong việc sử dụng nguồn vốn cho các dự án hạ tầng về giao thông và điện;… ADB hiện đang xây dựng Chiến lược đối tác quốc gia (CPS) với Việt Nam giai đoạn 2023-2026 với mục tiêu hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng xanh và bao trùm, hướng tới trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao vào năm 2030, trong đó tập trung vào hai nhóm chính: hỗ trợ tăng trưởng xanh, phục hồi sau đại dịch COVID-19 và phát triển khu vực tư nhân và bình đẳng xã hội./.

Bảo Linh
Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ máy nhà nước việt nam 2023-2026

Đến 2026, tinh giản ít nhất 5% biên chế cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị (Hình từ Internet)

Cụ thể, xem xét công tác quản lý biên chế cán bộ, công chức, viên chức của hệ thống chính trị của những năm trước, Bộ Chính trị kết luận như sau: 

- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tinh giản biên chế theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. 

Giai đoạn 2021 - 2026, toàn hệ thống chính trị tinh giản ít nhất 5% biên chế cán bộ, công chức và ít nhất 10% biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước. 

Đối với các cơ quan, tổ chức, địa phương, đơn vị chưa thực hiện giảm đủ 10% biên chế giai đoạn 2016 - 2021 thì phải đồng thời:

+ Thực hiện mục tiêu tinh giản biên chế giai đoạn 2022 - 2026;

+ Tiếp tục thực hiện chỉ tiêu tinh giản biên chế giai đoạn 2016 - 2021. 

Những nơi thực hiện vượt chỉ tiêu giai đoạn 2016 - 2021 thì phần vượt được tính vào kết quả thực hiện giai đoạn 2022 - 2026.

- Biên chế được giao giai đoạn 2022 - 2026 không bao gồm lao động hợp đồng. 

Các cơ quan, tổ chức, đơn vị tự quyết định việc sử dụng hợp đồng lao động và trả lương, phụ cấp cho lao động hợp đồng theo quy định từ ngân sách chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị.

- Bộ Chính trị uỷ quyền cho Ban Chỉ đạo xem xét, quyết định sử dụng biên chế dự phòng khi cần thiết (biên chế dự phòng khoảng 0,5% tổng biên chế). 

Ban Tổ chức Trung ương, Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Quân uỷ Trung ương, Đảng uỷ Công an Trung ương, Ban cán sự đảng Toà án nhân dân tối cao, Ban cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ban cán sự đảng Kiểm toán Nhà nước quản lý biên chế các cơ quan, tổ chức, địa phương, đơn vị trực thuộc theo thẩm quyền.

Các cơ quan, tổ chức được giao thẩm quyền quản lý biên chế chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp triển khai chủ trương, quyết định của Bộ Chính trị và thực hiện thẩm quyền giao, quản lý biên chế theo quy định; kiểm tra, giám sát việc thực hiện quản lý, sử dụng biên chế của các cơ quan, tổ chức, địa phương, đơn vị thuộc thẩm quyền.

- Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo rà soát, bổ sung, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, bảo đảm đồng bộ, thống nhất với chủ trương, quy định của Đảng về quản lý biên chế…

Xem chi tiết tại Kết luận 40-KL/TW ngày 18/7/2022.

Như Mai

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .