Biểu hiện cúm khi có bầu đc bao nhiêu ngày

Cảm cúm xuất hiện với đặc trưng thời tiết giao mùa thường gặp ở mọi người và cả phụ nữ khi mang thai. Đặc biệt, khi mang thai, những thay đổi về nội tiết làm cho hệ miễn dịch suy yếu càng khiến chúng ta lo ngại nhiều hơn về ảnh hưởng của bệnh đối với hai mẹ con.

* CẢM CÚM Ở PHỤ NỮ KHI MANG THAI NHƯ THẾ NÀO?

Cảm cúm là bệnh do nhiễm virus cấp tính đường hô hấp gây ra.

Thời gian mắc bệnh trung bình ở phụ nữ mang thai có thể lâu hơn người bình thường [từ 7 đến 10 ngày]. Hầu hết mọi người sẽ tự bình phục hoàn toàn. Đối với người có hệ miễn dịch kém thì bệnh có thể gây chuyển biến nghiêm trọng do biến chứng gây ra.

Tiến triển nặng của cảm cúm ở thai phụ có thể dẫn đến viêm phổi, thường đáng lo hơn người thường do nhu cầu oxy ở họ lớn hơn bình thường trong khi hệ miễn dịch yếu đi.

Tuy vậy, các triệu chứng khác như: sốt, ho khi bị cúm ở thai phụ không nặng hơn những người bình thường.

* MỘT SỐ DẤU HIỆU ĐỂ NHẬN BIẾT CẢM CÚM Ở MẸ BẦU NHƯ:

- Ho khan

- Sốt khi mang thai [từ từ rồi đến sốt cao]

- Viêm họng

- Cảm thấy ớn lạnh

- Đau cơ

- Đau đầu

- Nghẹt mũi, chảy nước mũi

- Tình trạng mệt mỏi kéo dài

* CẢM CÚM CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THAI NHI KHÔNG?

Người mẹ khi mang thai sẽ có những lo lắng về ảnh hưởng lên thai nhi:

- Nguy cơ bị dị tật thai nhi [hở hàm ếch, tim bẩm sinh, đại tràng co thắt, hở đốt sống, một số khiếm khuyết trên cơ thể], nhất là trường hợp mắc cảm cúm trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

- Nguy cơ ảnh hưởng não bộ thai nhi [dưới 05 tháng tuổi]. Nguyên nhân của các bất thường này là các kháng thể cúm của mẹ có khả năng lọt qua nhau thai và tác động xấu đến hệ miễn dịch còn non nớt của bào thai. Kết hợp với sự gia tăng thân nhiệt của mẹ khi bị bệnh [nhiệt độ tăng kéo dài ở mức cao từ 39 độ C thì phải thận trọng] là những yếu tố tác động xấu đến não bộ của thai nhi, các thuốc trị bệnh cúm cũng tác động xấu đến hệ thần kinh trung ương của bào thai.

- Sốt cao kết hợp độc tính của virus cũng có thể kích thích co bóp tử cung gây sẩy thai, lưu thai, sinh non.

* CÙNG BÁC SĨ CHUYÊN KHOA TÌM HIỂU CÁCH PHÒNG NGỪA CẢM CÚM:

- Hiện chưa có thuốc chủng ngừa cho chứng bệnh cảm cúm thông thường. Cách tốt nhất để ngăn ngừa cúm là tiêm ngừa vacxin cúm. Phụ nữ mang thai nên tiêm phòng cúm để bảo vệ cho chính mình và con yêu.

- Nên hạn chế tối đa việc tiếp xúc nơi đông người bởi các virus gây cảm cúm có thể lây lan qua không khí hoặc khi tiếp xúc, nói chuyện.

- Nên rửa tay sạch sẽ bởi cảm cúm có thể lây lan bằng tay khi sử dụng chung đồ dùng với người bị bệnh. Đặc biệt, phụ nữ mang thai cần tuân thủ thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nước ấm hoặc sử dụng chất rửa tay có chất cồn.

- Tránh đưa tay lên mũi, mắt và miệng.

- Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên lựa chọn những bài tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp để nâng cao thể trạng.

- Đồng thời, đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều trái cây, rau củ để nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể, mẹ bầu nhé.

Thời gian qua, Đa Khoa phối hợp với Sản Khoa Phương Châu đã điều trị an toàn, hiệu quả cho nhiều thai phụ mắc các bệnh lý nội, ngoại khoa trong thời gian mang bầu. Qua đó, sứ mệnh bảo vệ và chăm sóc toàn diện người phụ nữ khỏe mạnh trước, trong và sau khi mang thai tại Phương Châu càng được phát huy tối đa.

Theo bác sĩ Vũ, phụ nữ khi ở giai đoạn thai kỳ thì hệ miễn dịch kém hơn nên là một trong các nhóm đối tượng được khuyến cáo là dễ chịu tác động của bệnh cúm mùa. Nhưng việc điều trị bệnh cho thai phụ lại thường gặp khó khăn và dễ bị biến chứng viêm phổi hơn người thường.

Đáng chú ý, những di chứng mà cúm mùa gây ra đối với những thai phụ tác động xấu đến sức khỏe của cả bà mẹ và thai nhi. “Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, nếu thai phụ mắc cúm [trong đó có các chủng vi rút cúm A[H3N2], cúm A[H1N1], cúm B và cúm C] sẽ dễ dẫn đến tình trạng thai dị dạng, bất thường với các biểu hiện thai nhi sẽ gặp phải như: sứt môi, hở hàm ếch, bị dị tật tim bẩm sinh. Thậm chí, đối với những thai phụ ở giai đoạn 3 tháng cuối kỳ mà mắc cúm dễ gây tình trạng đẻ non, sẩy thai, thai chết lưu”- BS Vũ nhấn mạnh.

Ths. BS Lê Thế Vũ - Trưởng khoa C3, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Ngoài ra, khi các bà bầu bị bệnh sẽ liên quan đến việc dùng thuốc để điều trị bệnh. Nếu tự ý dùng thuốc không qua thăm khám, không theo chỉ định của bác sĩ sản phụ khoa sẽ rất nguy hiểm cho sự phát triển của thai nhi, thậm chí một số thuốc còn có thể gây ra dị tật thai nhi.

Bác sĩ Lê Thế Vũ cho biết thêm, dự báo của các bác sĩ sản phụ khoa, năm 2019 là năm Kỷ Hợi nên nhiều người thích sinh con tuổi này. Do đó, tỷ lệ phụ nữ sinh con năm nay sẽ tăng hơn so với năm trước .Vì thế, tỷ lệ thai phụ mang thai giai đoạn đầu năm cũng khá nhiều.

Vậy nên, ngoài chủ động tiêm phòng vắc –xin cúm A trước khi mang thai, ăn uống đầy đủ dưỡng chất, uống đủ nước, giữ ấm cơ thể, hạn chế đến những nơi đông người, đeo khẩu trang khi ra đường, việc mẹ bầu chú ý phòng ngừa bệnh bằng việc vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối hay một số thuốc xịt mũi có tính kháng khuẩn bảo vệ niêm mạch mũi khỏi vi – rút cúm tấn công cùng bổ phế dưới dạng siro hoặc viên ngậm không đường có những thành phần thảo dược như bạc hà, ô mai, cam thảo, bách bộ, bạch linh… có tác dụng trị ho cảm, ho gió, ho khan hoặc ho có đờm hiệu quả mà an toàn với bà bầu.

Nguồn:

//www.tin247.com/ba_bau_thay_nhung_bieu_hien_sau_can_nghi_ngay_den_benh_cum_mua-10-25519759.html

Phụ nữ mang thai bị cảm nên làm gì?

Bà bầu bị cảm lạnh phải làm gì?.

Uống nhiều nước..

Ăn nhiều rau quả..

Ăn sữa chua giúp nâng cao miễn dịch..

Giữ ấm cho cơ thể..

Dùng nước ấm vệ sinh cơ thể..

Luôn mang khẩu trang khi đi ra ngoài..

Ngủ đủ giấc..

Hít thở không khí trong lành..

Bị cảm khi mang thai có ảnh hưởng gì không?

Bị cảm khi mang thai không chỉ làm sức khỏe giảm sút mà còn khiến ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của thai nhi nếu tình trạng này kéo dài. Đối với người mẹ, một trong những biến chứng phổ biến nhất của cúm là viêm phế quản, hay nghiêm trọng hơn là triển thành viêm phổi.

Bầu 5 tháng bị cúm có ảnh hưởng gì không?

Ngoài ra, nếu mẹ bị cúm trong 5 tháng đầu thai kỳ thì bộ não của thai nhi rất dễ bị tổn thương dẫn đến rối loạn tâm thần ở trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, nếu bà bầu bị cúm kèm theo sốt cao thì độc tính của virus càng biểu hiện mạnh, nó có thể kích thích tử cung co bóp gây sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu.

Làm sao để biết mình có thai?

Các dấu hiệu có thai bạn có thể tự nhận biết.

Đau ngực. Sau khi thụ thai, các hormone trong cơ thể phụ nữ thay đổi nhanh chóng làm cho lượng máu đến bầu ngực tăng lên khiến ngực sưng và đau nhức. ... .

Chậm kinh. ... .

Chứng chuột rút. ... .

Xuất hiện các vết máu báo thai. ... .

Mệt mỏi. ... .

Đầu vú thâm quầng. ... .

Buồn nôn. ... .

Đầy hơi, khó tiêu..

Chủ Đề