Bị tiểu đường thai kỳ an bánh xèo được không

Người tiểu đường cần có chế độ ăn uống hợp lý để đảm bảo giữ đường huyết ở mức ổn định. Bạn vẫn có thể ăn đa dạng các loại bánh nhưng cần lưu ý lựa chọn bánh phù hợp. Vậy bánh mặn cho người tiểu đường cần những tiêu chuẩn gì? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của chuyên gia.

Bị tiểu đường thai kỳ an bánh xèo được không

1. Tiêu chuẩn để chọn bánh mặn cho người tiểu đường

Khi chọn các loại bánh dành cho người tiểu đường, bạn lần đảm bảo bánh đủ 3 tiêu chuẩn dưới đây:

  • Chọn bánh không qua chiên rán: Bánh cho người tiểu đường nên sử dụng ít dầu mỡ, tốt nhất là không sử dụng dầu mỡ. Ăn bánh nhiều dầu mỡ có thể gây rối loạn chuyển hóa lipid của cơ thể. Thừa lipid cũng là nguyên nhân làm đường huyết tăng cao..
  • Ưu tiên bánh giàu chất xơ và protein: Bánh giàu chất xơ và protein vẫn có thể cung cấp đủ năng lượng cho người tiểu đường mà không gây tăng đường huyết. Bên cạnh đó, chất xơ còn giúp ổn định tiêu hóa, tránh tình trạng táo bón, khó tiêu ở người tiểu đường.
  • Chọn bánh mặn ít tinh bột: Người tiểu đường cần có chế độ ăn tinh bột hợp lý. Lượng tinh bột vượt quá ngưỡng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nồng độ đường máu Vì vậy khi chọn lựa bánh mặn, bạn nên chọn lựa các loại bánh ít tinh bột để tốt cho sức khỏe.

Tóm lại, bạn cần lựa chọn các loại bánh cho người tiểu đường phù hợp, để đảm bảo vừa cung cấp đủ dinh dưỡng vừa tốt cho sức khỏe của người tiểu đường.

Có thể bạn quan tâm: Bệnh tiểu đường ăn bắp được không? Ăn như thế nào? 4 nhóm thực phẩm thay thế bắp ngô

2. 7 loại bánh mặn dành cho người tiểu đường

Từ 3 tiêu chuẩn chọn các loại bánh cho người tiểu đường nêu trên, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn 7 các loại bánh dành cho người tiểu đường đơn giản và cách làm bánh cho người tiểu đường tương ứng: 

2.1. Bánh xèo cho người bệnh tiểu đường

Bị tiểu đường thai kỳ an bánh xèo được không

Bánh xèo hầu như không chứa tinh bột nên tốt cho người tiểu đường

Bánh xèo là một loại bánh nổi tiếng ở miền Nam Việt Nam. Với màu vàng đặc trưng, bánh được làm từ bột bánh xèo và nhân tôm thịt nên rất ít tinh bột. Bánh xèo được ăn cùng với rau sống và nước chấm chua ngọt đặc biệt.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • Bột bánh xèo, bột nghệ.
  • Thịt ba chỉ, tôm tươi.
  • Nước cốt dừa.
  • Hành lá, giá đỗ, hành tây, cà rốt.
  • Dầu ăn.

Cách chế biến:

  • Bước 1 – Chuẩn bị bột bánh: Trộn đều bột bánh xèo với nước theo tỷ lệ 1:2. Thêm nước cốt dừa, bột nghệ và hành lá đã thái nhỏ. 
  • Bước 2 – Chuẩn bị nhân: Luộc, cắt thịt thành các lát mỏng. Luộc tôm. Hấp chín đậu xanh. Cắt và xào cho hành tây cho mềm. Cà rốt bào thành sợi rồi bóp với muối.
  • Bước 3: Đổ 1 lượng bột vừa đủ vào chảo, tráng đều, thêm đầy đủ nhân vào một nửa bánh rồi đậy vung tầm 3 – 4 phút cho bánh vàng giòn.
  • Bước 4: Lát muôi gấp lại chiếc bánh, lấy ra để nguội rồi ăn kèm với rau sống và nước chấm.

2.2. Bánh giầy giò – bánh dành cho người tiểu đường

Bị tiểu đường thai kỳ an bánh xèo được không

Bánh giầy giò không chứa đường nên phù hợp với người tiểu đường tốt cho người mắc tiểu đường

Bị tiểu đường thai kỳ an bánh xèo được không

Bánh giò là bữa sáng thích hợp cho người tiểu đường

Bánh giò là bữa sáng ưa thích của nhiều người dân Việt Nam. Nhân bánh đầy đủ thịt, mộc nhĩ, nấm hương cung cấp đủ dinh dưỡng cho người tiểu đường. Người tiểu đường có thể ăn tuy nhiên người tiểu đường ăn bánh giò cần hạn chế do trong bánh giò có chứa nhiều chất béo và tinh bột.

Nguyên liệu: 

  • Bột bánh giò.
  • Thịt nạc, nấm hương, hành tây, xương heo.
  • Muối, bột ngọt, hạt tiêu, nước tương.
  • 4 miếng lá chuối.

Cách chế biến: 

  • Bước 1 – Chuẩn bị nhân bánh: Băm nhuyễn nấm mèo (đã ngâm mềm, rửa sạch), hành tây, thịt nạc sau đó trộn đều và thêm gia vị cho vừa ăn.
  • Bước 2 – Làm vỏ bánh:
    • Cho xương heo đã rửa sạch vào nồi, thêm 500ml nước và hầm trong 15 phút.
    • Vớt xương ra, cho bột bánh vào nồi, để lửa nhỏ và khấy đều đến khi bột đặc quánh lại thì tắt bếp.
    • Gấp lá chuối thành hình phễu.
    • Đổ 2 muỗng canh bột đã nguội vào lá chuối, tạo lõm ở giữa bằng cách dùng tay ấn nhẹ.
    • Thêm 1 muỗng canh hỗn hợp nhân đã chuẩn bị rồi thêm 2 muỗng canh bột bánh.
    • Gói lại và buộc bánh bằng lạt đã rửa sạch, luộc sơ.
  • Bước 5 – Luộc bánh: Xếp bánh vào nồi và đổ nước ngập hết bánh. Luộc trong khoảng 30 phút để bánh chín đều. Với ra để nguội và thưởng thức.

Người tiểu đường ăn bánh giò với chả lụa, xúc xích, dưa chuột hay thịt nướng.

2.4. Bánh bột lọc – bánh dành cho người bị tiểu đường

Bị tiểu đường thai kỳ an bánh xèo được không

Bánh bột lọc không sử dụng dầu mỡ và ít tinh bột tốt cho người mắc bệnh tiểu đường

Bánh bột lọc có nguồn gốc từ miền Trung Việt Nam. Bánh được làm từ bột năng với nhân tôm hoặc nhân thịt. Đây là loại bánh chứa ít tinh bột và không cần dùng dầu mỡ nhiều khi chế biến nên sẽ là loại bánh mặn cho người tiểu đường.

Nguyên liệu để làm bánh:

  • Bột năng
  • Tôm, thịt ba chỉ, hành lá, hành khô.
  • Nước sôi.
  • Gia vị: đường, mắm, hạt nêm, dầu ăn.

Cách làm: 

  • Bước 1 – Làm nhân bánh: Rửa sạch các nguyên liệu. Ướp tôm tươi và thịt ba chỉ thái hạt lựu với gia vị cho vừa ăn. Rim thịt ba chỉ khoảng 4 – 5 phút sau đó cho tôm vào rim cùng khoảng 5 phút nữa.
  • Bước 2 – Làm vỏ bánh: Trộn bột năng với một nhúm muối nhỏ. Đổ từng ít nước sôi vào bột và nhào đến khi tạo thành khối mềm, mịn. Để nguội và chia nhỏ thành những miếng vừa ăn.
  • Bước 3 – Tạo hình bánh: Ép dẹp miễng bột đã chia thành hình tròn, cho một lượng nhân tôm thịt vừa đủ vào giữa. Gấp đôi vỏ bánh và vuốt chặt mép để được hình bán nguyệt.
  • Bước 5 – Luộc bánh: Bắc một nồi nước sôi, thêm 2 – 3 giọt dầu ăn để bánh không bị dính vào nhau. Luộc đến khi bánh nổi lên mặt nước là chín.

Bánh bột lọc nên ăn cùng nước chấm chua ngọt và hành phi khô.

Bị tiểu đường thai kỳ an bánh xèo được không

2.5. Bánh ít trần cho người bị tiểu đường

Bị tiểu đường thai kỳ an bánh xèo được không

Bánh ít trần có hàm lượng tinh bột ít nhưng lại nhiều protein giúp người tiểu đường no lâu

Đây là loại bánh dành cho người bị tiểu đường và cũng rất  phổ biến ở miền Trung cũng là một loại bánh mặn cho người tiểu đường. Bánh thường có hai loại nhân cho bạn lựa chọn là nhân đậu xanh và nhân thịt. Bánh ít trần được làm từ bột nếp nên hàm lượng tinh bột ít nhưng lại nhiều protein nên sử dụng tốt cho người tiểu đường.

Nguyên liệu:

  • Bột nếp.
  • Tôm, thịt băm, mộc nhĩ, cà rốt (cho bánh nhân tôm thịt)
  •  Đậu xanh đã đãi vỏ (cho bánh nhân đậu xanh).
  • Hành tím, hành lá.
  • Gia vị: muối, đường, tiêu, nước mắm.

Cách làm: 

  • Bước 1 – Chuẩn bị nhân bánh:
    • Với bánh nhân đậu xanh: Hấp chín và tán đậu xanh cho thật nhuyễn.
    • Với bánh nhân tôm thịt: Xào thịt băm và tôm thái hạt lựu với gia vị cho vừa ăn, thêm cà rốt và mộc nhĩ, đảo đều cho chín.
  • Bước 2 – Chuẩn bị vỏ bánh:
    • Cho bột vào bát tô lớn, thêm bột năng, nước vừa đủ và 1 thìa cà phê dầu ăn vào bát.
    • Trộn đều, nhào bột đến khi được một khối mịn sau đó chia thành từng phần đều nhau, vo tròn, cán mỏng thành hình tròn.
  • Bước 3 – Tạo hình bánh:
    • Đặt nhân bánh vào giữa miếng bột đã chia, vo tròn cẩn thận tránh để vỡ bánh.
    • Lăn bánh qua một lớp bột áo để chống dính.
    • Lót một lớp lá chuối vào nồi hấp, thoa lên lá một ít dầu ăn để chống dính.
    • Hấp bánh trong nồi cách thủy khoảng 20 phút.
  • Bước 5 – Pha nước chấm: Công thức nước chấm bánh ít trần bao gồm 2 đường, 2 mắm, 5 nước lọc. Thêm chanh, tỏi, ớt cho vừa ăn.

2.6. Bánh bèo cho người bị bệnh tiểu đường

Bị tiểu đường thai kỳ an bánh xèo được không

Bánh bèo cho người bị bệnh tiểu đường do có chỉ số đường huyết thấp, ít tinh bột và vô cùng bổ dưỡng

Bánh bèo là món bánh mặn cho người tiểu đường đơn giản, dễ làm. Đây là loại bánh đặc trưng của người miền trung trong đó nổi tiếng nhất là bánh bèo Huế. Người tiểu đường nên ăn bánh bèo bởi bánh có chỉ số đường huyết thấp, ít tinh bột mà vô cùng bổ dưỡng.

Nguyên liệu:

  • Làm vỏ bánh: Bột gạo 220g, bột năng 30g, muối, nước lạnh, nước sôi, chanh.
  • Nhân bánh: Tôm, thịt băm, hành lá, hành tây, bột năng.
  • Nước chấm: Nước dừa, mắm, ớt, đường.
  • Gia vị: Dầu ăn, hạt nêm.

Cách làm:

  • Bước 1 – Pha và ủ bột:
    • Cho bột gạo và bột năng rây mịn vào tô lớn, thêm 1 nhúm muổi nhỏ và đảo đều.
    • Thêm nước từ từ, vừa thêm vừa trộn đến khi bột mịn, tạo thành dòng là đạt (thường dùng 350ml nước).
    • Vắt vào bát bột 2 – 3 giọt nước chanh sau đó dùng màng bọc thực phẩm bọc lại, ủ bột trong 2 tiếng.
  • Bước 2 – Chuẩn bị nhân bánh:
    • Băm nhỏ tôm và thịt, ướp gia vị cho vừa ăn rồi xào chín. Bạn nên xào thịt trước vì thịt lâu chín hơn tôm.
    • Thêm hành tây thái nhỏ vào đảo đều rồi thêm 300ml nước, nấu liu riu khoảng 5 – 7 phút.
    • Hòa 20g bột năng với nước lạnh, đổ vào chảo tôm thịt và khuấy đều đến khi hỗn hợp sánh lại.
    •  Khuấy lại tô bột đã ủ, thêm khoảng 200ml nước sôi, khuấy đều.
    • Cho chén đã được chống dính bằng dầu ăn vào nồi hấp trước 3 phút, đổ bột vào chén đến khoảng nửa chén và đậy nắp 5 – 7 phút cho bánh chín.
  • Bước 4 – Pha nước chấm: Đun 400ml nước dừa, 70ml mắm và 70g đường đến sôi thì tắt bếp và để nguội. Thêm ớt thái nhỏ vào.
  • Bước 5 – Thưởng thức bánh: Múc một lượng nhân vừa đủ vào chén bánh, thêm nước chấm, mỡ hành và thưởng thức.

2.7. Bánh đúc dùng cho người bị tiểu đường

Bị tiểu đường thai kỳ an bánh xèo được không

Bánh đuc là món ăn dân gian tốt cho người bị bệnh tiểu đường

Bánh đúc là một món ăn dân dã của người Việt. Bánh có nhiều kiểu chế biến khác nhau và mùi vị cũng hoàn toàn khác nhau nhưng người tiểu đường nên ăn bánh đúc nóng. bánh đúc nóng hay bánh đúc mặn cũng là món bánh đúc phổ biến nhất.

Nguyên liệu làm bánh đúc cho người tiểu đường:

  • Phần bánh đúc: Bột gạo, bột năng, dầu mè, nước cốt dừa, muối, nước.
  • Phần thịt xào ăn kèm: Thịt băm, mộc nhĩ, nấm hương, hành, rau mùi, cà rốt, hành khô phi, nước mắm, nước cốt chanh, muối, tiêu

Cách thực hiện:

  • Bước 1 – Làm phần bánh đúc: Trộn đều 250g bột gạo và 40g bột năng sau đó thêm 300ml nước cốt dừa, 400ml nước lọc và khuấy đều cho hỗn hợp mịn (có thể lọc qua rây). Để bột nghỉ 15 phút.
  • Bước 2 – Hấp bánh: Đổ bột vào ⅓ khay và hấp bánh trong 5 phút sau đó đổ thêm một lớp bột 1 cm nữa hấp tiếp đến khi bánh đặc sệt. Lấy bánh ra, để nguội.
  • Bước 3 – Làm nhân bánh:
    • Băm nhuyễn thịt, mộc nhĩ, nấp hương, cà rốt.
    • Xào đều các nguyên liệu, thêm một chút mắm, muối, tiêu cho đậm đà (không dùng nhiều vì bánh còn ăn với nước chấm).
  • Bước 4 – Làm nước chấm:
    • Tỉ lệ: 1 thìa canh nước + 1 thìa cà phê giấm + 4 thìa cà phê nước mắm + đường (theo khẩu vị hoặc không thêm).
    • Thêm ớt, tỏi băm nhuyễn, rau mùi thái đốt ngón tay.
  • Bước 5 – Thưởng thức: Xúc bánh đúc ra bát, thêm nhân bánh, chan nước chấm lên trên và thưởng thức.

Có thể bạn quan tâm:

Trên đây là 7 loại bánh mặn mà người tiểu đường có thể tham khảo và chế biến ngay tại nhà. Các loại bánh này đều thơm ngon và cung cấp nhiều dinh dưỡng cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường.

Nếu còn băn khoăn, khó khăn trong việc lựa chọn bánh mặn cho người tiểu đường, hãy liên hệ Dược sĩ Gia đình MyPharma 1800.2004 hoặc đặt câu hỏi tại đây để được đội ngũ chuyên gia của chúng tôi giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất.

Bị tiểu đường thai kỳ an bánh xèo được không