Bé 5 tuổi cao bao nhiêu

Yếu tố gen di truyền ảnh hưởng rất lớn đến chiều cao cân nặng của trẻ. Khi đứa trẻ sinh ra, con nhận được đầy đủ những đặc điểm di truyền từ bố và mẹ. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, yếu tố di truyền có một tác động lớn đến sự phát triển và kích thước của các cơ quan trong cơ thể.

Họ còn tiến hành nhiều nghiên cứu và phát hiện ra rằng, yếu tố nhóm máu, lượng mỡ thừa cơ thể và cân nặng của bố mẹ cũng tác động không nhỏ đến sự phát triển thể chất của trẻ. Nghiên cứu này đăng trên trên tạp chí Sinh học ở người tại Mỹ [American Journal of Human Biology]. Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng, chiều cao của trẻ thường chỉ chịu tác động khoảng 23% từ yếu tố di truyền mà thôi.

2. Dinh dưỡng và môi trường sống

Chiều cao cân nặng của trẻ bị ảnh hưởng bởi dinh dưỡng và môi trường sống

Bạn có biết, ngoài gen di truyền, chiều cao cân nặng của trẻ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Theo nghiên cứu của Đại học Liên hợp quốc tại Tokyo, Nhật Bản, yếu tố môi trường bên ngoài như dinh dưỡng là điều rất quan trọng đối với sự phát triển thể chất của trẻ. Chẳng hạn, tình trạng suy dinh dưỡng có thể làm chậm quá trình phát triển thể chất. Nó không chỉ tác động nhiều đến mật độ xương và độ chắc khỏe của răng, kích thước các cơ quan trong cơ thể mà còn làm trì hoãn khả năng phát triển của trẻ ở tuổi dậy thì và tiền dậy thì.

Nếu được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, bé có thể bắt kịp sự phát triển mà đáng lẽ bé phải đạt được trước đó. Do đó, bạn cần cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ trong mỗi giai đoạn, đặc biệt là canxi để con yêu có thể cải thiện chiều cao. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, các yếu tố môi trường khác như: khí hậu, ô nhiễm môi trường cũng làm chậm quá trình phát triển thể chất ở trẻ.

3. Các bệnh lý mạn tính ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng của trẻ

Các bệnh lý mạn tính, khuyết tật nghiêm trọng hay từng phẫu thuật cũng được xem là nhân tố gây tác động tiêu cực lên thể chất của trẻ, cụ thể là chiều cao cân nặng của trẻ. Theo một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí y khoa Hoa Kỳ nổi tiếng mang tên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Quốc gia vào tháng 1/2000, trẻ em có tiền sử mắc bệnh lý nghiêm trọng như thiếu máu hồng cầu hình liềm từ 8 – 19 tuổi thường thấp bé, nhẹ cân hơn rất nhiều so với trẻ khỏe mạnh. Đồng thời, sự phát triển về sinh lý hay sức khỏe sinh sản của trẻ giai đoạn dậy thì, vị thành niên cũng bị rối loạn và trì hoãn.

4. Sự chăm sóc, gần gũi của bố mẹ

Sự chăm sóc của bố mẹ có thể ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng của bé. Nghiên cứu tại Viện quốc gia về Sức khỏe trẻ em và Sự phát triển con người [Hoa Kỳ] chỉ ra rằng, sự chăm sóc của bố mẹ lẫn những người không cùng huyết thống [người giữ trẻ] là một yếu tố tác động lớn đến việc phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần, hành vi và cảm xúc của một đứa trẻ từ lúc sinh ra đến tuổi dậy thì.

5. Sức khỏe của mẹ bầu trong thời kỳ mang thai và cho con bú

Sức khỏe của mẹ bầu trong thời kỳ mang thai đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ sau này, trong đó có chiều cao cân nặng của trẻ. Nghiên cứu cho thấy mẹ bầu thường xuyên gặp căng thẳng có khả năng tác động đến sức khỏe tinh thần, phát triển trí tuệ và đặc biệt làm chậm quá trình phát triển kỹ năng vận động [khả năng điều khiển chân tay] ở trẻ nhỏ.

Ngoài ra, chế độ ăn của mẹ đủ chất dinh dưỡng cần thiết như sắt, axit folic, canxi, các axit béo cần thiết như DHA trong thời kỳ cho con bú góp phần giúp bé phát triển tốt hệ cơ xương và sức đề kháng. Điều đó giúp trẻ khỏe mạnh và ít bệnh tật.

6. Vận động tích cực và quá trình tập luyện thể thao

Tập luyện có thể cải thiện chiều cao cân nặng của trẻ

Một thực tế dễ nhận thấy ở trẻ em ngày nay là tình trạng lười vận động và hay thức khuya. Với sự phát triển bùng nổ của công nghệ, hình ảnh trẻ em chơi đùa, chạy nhảy, đá cầu, đá bóng ngày càng ít đi, thay vào đó là hình ảnh của những cô cậu nhỏ dán mắt vào màn hình điện thoại, iPad hay tivi. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển hệ cơ xương khớp của trẻ lẫn hệ thần kinh. Do đó, bạn nên khuyến khích trẻ tham gia nhiều hơn nữa các môn thể thao giúp tăng cường chiều cao như bóng rổ, bơi lội, đạp xe, bóng chuyền, nhảy dây…

Đối với những trẻ thừa cân, việc tích cực vận động còn giúp con lấy có được cân nặng lý tưởng, hạn chế nhiều bệnh lý như tiểu đường, tim mạch ở trẻ. Bên cạnh đó, việc trẻ thức khuya còn khiến chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng rất lớn. Một giấc ngủ sâu và đủ giúp hỗ trợ tăng cường mật độ xương và có thể phát triển chiều cao của bé.

Sự phát triển chiều cao cân nặng hay thể chất ở trẻ là điều kiện cần cho sức khỏe của con nhưng điều đó vẫn là chưa đủ. Bên cạnh phát triển thể chất chiều cao cân nặng của trẻ, bạn cũng đừng quên bồi dưỡng đời sống tinh thần và sức khỏe trí não của con yêu nhé!

Bé 5 tuổi nặng bao nhiêu kg, cao bao nhiêu cm thì đạt chuẩn? Hãy tham khảo ngay bài viết sau bố mẹ nhé!

Nắm rõ cân nặng chiều cao của bé 5 tuổi theo chuẩn là điều cần thiết để bố mẹ nhận định trẻ có đang phát triển bình thường hay không.

Vậy bé 5 tuổi nặng bao nhiêu kg, cao bao nhiêu cm thì đạt chuẩn? Hãy tham khảo ngay bài viết sau bố mẹ nhé!

Nội dung

Các mốc phát triển của bé 5 tuổi

Dần hoàn thiện vận động tinh và vận động thô

Khi bé lên 5, kỹ năng vận động tinh và vận động thô của trẻ sẽ dần được hoàn thiện. Cụ thể, bé sẽ đạt được các cột mốc phát triển thể chất như:

  • Khả năng phối hợp tốt hơn, cơ thể trẻ cũng trở nên linh hoạt và dẻo dai hơn.
  • Trẻ có thể chạy, nhảy dễ dàng với khả năng giữ thăng bằng rất tốt
  • Trẻ biết đi xe đạp 2 hoặc 3 bánh.
  • Biết cách giữ thăng bằng 1 chân trong khoảng thời gian dài.
  • Trẻ có thể tự mặc quần áo, cài nút và khóa kéo, có thể tự buộc dây giày.
  • Trẻ có thể sử dụng thành thạo đũa, thìa khi ăn uống.
Trẻ có thể chạy, nhảy dễ dàng kinh hoạt

Phát triển cảm xúc

Khi bước sang tuổi lên 5, bé sẽ biết cách kiểm soát và điều tiết cảm xúc tốt hơn. Bên cạnh đó, bé cũng rất hào hứng với các hoạt động giao tiếp xã hội, thích kết bạn và được người lớn khen ngợi.

Mặc dù những cơn khủng hoảng tâm lý tuổi lên 3 đã qua đi nhưng đôi khi bé vẫn bộc phát những cảm xúc tiêu cực khi có điều gì đó không hài lòng. Trẻ có thể dễ tự ái, cảm thấy buồn bã khi không được chú ý hoặc sẵn sàng xông vào để giành lại món đồ chơi của mình…

Không chỉ thế, ở độ tuổi này, bé cũng bắt đầu biết nói lên suy nghĩ, cảm xúc của mình, chẳng hạn bé có thể nói với bố mẹ: “Mẹ ơi, con cảm thấy không thích đi ngủ sớm”.

Phát triển nhận thức

Bé 5 tuổi sẽ bắt đầu hiểu và phân biệt được giữa “đúng” và “sai” đồng thời biết tiếp thu sự chỉ dạy của người lớn.

Bên cạnh đó, một đứa trẻ 5 tuổi cũng sẽ tò mò nhiều hơn về thế giới xung quanh và đặt ra nhiều câu hỏi. Bé luôn háo hức khi được khám phá và học hỏi những điều mới mẻ. Chính vì thế, bố mẹ sẽ thấy bé sẵn sàng tháo tung mọi thứ để xem chúng hoạt động ra sao, bé cũng rất hứng thú với các hình khối, màu sắc qua trò chơi xếp hình, lego…

Phát triển ngôn ngữ

Khi bé lên 5, bé bắt đầu biết thể hiện nhu cầu và mong muốn của mình bằng lời nói. Vốn từ vựng phong phú hơn, cách diễn đạt dần trở nên dễ hiểu và bé cũng có thể hiểu các hướng dẫn phức tạp hơn từ bạn.

Ngoài ra, sẽ có lúc bé nói không ngừng nghỉ, hỏi liên tục và sử dụng thành thạo những câu cảm thán, từ ngữ đa dạng. Thậm chí, bé còn có thể kể một câu chuyện rõ ràng, rành mạch.

Bên cạnh đó, bé cũng có thể hiểu khái niệm đơn giản về thời gian, hiểu được trình tự của một câu chuyện, cái gì diễn ra đầu tiên, tiếp đó là gì và kết thúc như thế nào

Học được một số kỹ năng sống cơ bản

Sử dụng đũa và tự xúc thìa thành thạo

Khi bước sang tuổi thứ 5, bố mẹ nên tập cho bé cách sử dụng đũa. Chỉ cần kiên trì tập luyện, con sẽ học cách cầm đũa rất nhanh và bố mẹ sẽ cảm thấy bất ngờ xen lẫn hạnh phúc khi chứng kiến con trưởng thành hơn sau mỗi bữa ăn.

Vệ sinh cá nhân

Ở độ tuổi này, bé có thể tự súc miệng, đánh răng và rửa mặt. Người lớn cũng nên dạy trẻ cách rửa tay trước mỗi bữa ăn và nhận biết khi nào thì quần áo của mình bị bẩn cần phải giặt.

Tự mặc quần áo

Hàng ngày mỗi khi tắm cho con xong, bố mẹ hãy để bé tự chọn quần áo và tự mặc đồ. Có thể ban đầu, bé sẽ rất lóng ngóng và không làm mọi thứ được theo ý bố mẹ. Tuy nhiên, hãy luôn động viên và kiên trì hướng dẫn bé nhé.

Bé 5 tuổi nặng bao nhiêu kg, cao bao nhiêu cm thì đạt chuẩn?

Theo WHO, cân nặng trung bình đạt chuẩn của bé trai 5 tuổi là 16-21kg, nếu bé trên 24,2kg là béo phì, dưới 14.1kg là suy dinh dưỡng. Đối với bé gái 5 tuổi thì cân nặng trung bình theo chuẩn là 15.8-21.2kg, nếu bé trên 24.9kg là béo phì, dưới 13.7kg là suy dinh dưỡng.

Về chiều cao, bé trai 5 tuổi cao trung bình 105.3-114.6cm, nếu bé dưới 100.7cm là thấp so với tuổi; bé gái 5 tuổi cao trung bình 104.7-114.2cm, nếu bé dưới 99.9cm là thấp so với tuổi.

Cân nặng chiều cao bé 5 tuổi theo chuẩn

Cách chăm sóc để bé 5 tuổi phát triển toàn diện

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất

Bố mẹ cần bổ sung cho bé đầy đủ vi chất dinh dưỡng, kẽm, vitamin nhóm B, sắt, hay lysin…từ các thực phẩm như: thịt bò, hải sản, thịt gà, các loại đậu xanh, rau có lá xanh đậm, gạo lứt, sữa tươi, lòng đỏ trứng, cá biển…để giúp tăng kích thích vị giác của trẻ khiến trẻ cảm thấy ngon miệng khi ăn và ăn được nhiều hơn.

Bố mẹ nên chia nhỏ bữa ăn để trẻ có thể hấp thu dưỡng chất tốt hơn. Ngoài 3 bữa chính, bố mẹ nên chuẩn bị cho trẻ 2 đến 3 bữa phụ mỗi ngày với sữa chua, trái cây, sữa tươi….

Nhằm giúp trẻ tăng cân và chiều cao tốt, bố mẹ cũng nên bổ sung vào chế độ ăn của trẻ sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa chẳng hạn như phô mai, sữa chua, sữa bột… Sữa không chỉ là thực phẩm giàu dinh dưỡng, cung cấp nguồn chất đạm dồi dào, mà còn bổ sung hàm lượng lớn canxi giúp cho phát triển hệ xương và răng được chắc khỏe.

Chú ý ngủ đúng giờ

Để bé 5 tuổi phát triển chiều cao nhanh chóng và hiệu quả, bố mẹ cần phải cho trẻ ngủ đủ giấc khoảng 10 tiếng/ngày để giúp trẻ tái tạo năng lượng hoạt động và kích thích sự tăng tiết hormone tăng trưởng, giúp tăng chiều cao tối ưu.

Không chỉ thế, bố mẹ cũng cần lưu ý tạo điều kiện thuận lợi nhất cho trẻ để trẻ có được giấc ngủ chất lượng, tránh tiếng ồn và đèn sáng khi ngủ bởi điều này có thể khiến trẻ ngủ chập chờn không sâu giấc, gây cản trở quá trình sản sinh hormone tăng trưởng của cơ thể, từ đó làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển chiều cao.

Chú ý ngủ đúng giờ

Thường xuyên vận động ngoài trời

Một điều mà nhiều bậc phụ huynh mắc phải đó chính là bảo bọc trẻ quá kỹ, không cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vì sợ trẻ bệnh. Tuy nhiên, điều này lại gây ra những tác dụng ngược đối với sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ bởi ánh nắng mặt trời là nguồn cung cấp vitamin D tự nhiên dồi dào cho cơ thể của trẻ. Đây lại là dưỡng chất rất quan trọng giúp hấp thụ canxi trong chế độ ăn hằng ngày của trẻ, từ đó giúp thúc đẩy sự phát triển của xương cũng như chiều cao

Để giúp trẻ phát triển cân nặng và chiều cao hiệu quả, bố mẹ cần thường xuyên khuyến khích trẻ vận động ngoài trời cũng như tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào sáng sớm hoặc chiều muộn nhé.

Với những thông tin phía trên, hi vọng sẽ giúp các bậc phụ huynh tìm được đáp án chính xác cho câu hoỉ bé 5 tuổi nặng bao nhiêu kg, cao bao nhiêu cm thì đạt chuẩn để từ đó điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và lịch sinh hoạt của bé cho phù hợp.

Chủ Đề