Bao nhiêu tuổi thì được làm chứng minh thư nhân dân?

Xin chào bạn! cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1.Cơ sở pháp lý

– Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BCA hợp nhất Nghị định về Chứng minh thư nhân dân do Bộ Công an ban hành.

2. Độ tuổi được cấp chứng minh thư nhân dân

Căn cứ Điều 3 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BCA quy định như sau:

“Điều 3. Đối tượng được cấp Chứng minh nhân dân

1. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam (sau đây gọi tắt là công dân) có nghĩa vụ đến cơ quan Công an nơi đăng ký hộ khẩu thường trú làm thủ tục cấp Chứng minh nhân dân theo quy định của Nghị định này.

2. Mỗi công dân chỉ được cấp một Chứng minh nhân dân và có một số chứng minh nhân dân riêng.”

Tuy nhiên, từ ngày 1/1/2016, Luật căn cước công dân 2014 có hiệu lực, do đó, chứng minh thư nhân dân sẽ được thay thế bằng thẻ Căn cước công dân. Về độ tuổi được cấp thẻ căn cước công dân được quy định tại tại Điều 19 Luật Căn cước công dân 2014, như sau:

“Điều 19. Người được cấp thẻ Căn cước công dân và số thẻ Căn cước công dân

1. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân.

2. Số thẻ Căn cước công dân là số định danh cá nhân.”

Tuy nhiên, hiện nay, theo quy định Luật căn cước công dân năm 2014 thì chỉ có 16 địa phương đủ  trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật để cấp Căn cước công dân từ ngày 1/1/2016 theo đúng quy định của Luật Căn cước công dân gồm: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, TPHCM, Cần Thơ và Tây Ninh., tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Quảng Bình  đủ tiêu chuẩn cấp thẻ Căn cước công dân từ đầu năm 2016.

Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại bạn đủ 14 tuổi, bạn đủ tuổi làm chứng minh thư nhân dân. Nếu địa phương bạn thuộc 16 tỉnh thành đủ tiêu chuẩn cấp thẻ Căn cước công dân thì bạn sẽ được cấp thẻ căn cước công dân.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về Độ tuổi được cấp chứng minh thư nhân dân. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.  

Người bao nhiều tuổi thì được cấp thẻ căn cước công dân? Thủ tục làm thẻ căn cước công dân gắn chip mới nhất hiện nay?

Căn cước công dân là một loại giấy tờ của công dân rất quan trọng và có ý nghĩa trong việc thực hiện các thủ tục hành chính và hiện nay trong một số thủ tục bắt buộc phải có căn cước công dân. Hiện nay Nhà nước đã đề ra quy định về thực hiện nâng cấp thẻ căn cước công dân. Thay cho thẻ căn cước công dân cũ và chứng minh thư bằng thẻ căn cước công dân gắn chip.

Theo đó công dân phải thực hiện nghĩa vụ của mình đối với việc thực hện các thủ tục để làm thẻ căn cước công dân gắn chip. Hiện nay đối với vấn đề làm thẻ căn cước công dân gắn chip có một số thắc mắc như Người bao nhiều tuổi thì được cấp thẻ căn cước công dân? Thủ tục cấp thẻ căn cước công dân được pháp luatajq uy định như thế nào? Dưới đây là thông tin do công ty Luật Dương Gia cung cấp chi tiết về nội dung này. Bài viết dưới đây là thông tin chi tiết về nội dung này.

Cơ sở pháp lý:  Luật căn cước công dân 2014

Bao nhiêu tuổi thì được làm chứng minh thư nhân dân?

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Người bao nhiều tuổi thì được cấp thẻ căn cước công dân?

Tóm tắt câu hỏi:

Học sinh lớp 8 mà 14 tuổi có được cấp chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân không?

Luật sư tư vấn:

Thẻ căn cước công dân được hiểu đơn giản là một loại giấy tờ tùy thân chính của công dân Việt Nam, trong đó có đầy đủ thông tin cá nhân của công dân và có thể dùng để thay thế nhiều loại giấy tờ khác. Đây là một hình thức mới để thay thế cho chứng minh thư nhân dân trước đó, có hiệu lực từ năm 2016.

Như chúng ta đã bết thì thẻ căn cước công dân là một loại giấy tờ rất quan trọng mà công dân Việt Nam khi đủ điều kiện theo quy định phải làm thẻ căn cước công dân. Thẻ Căn cước công dân đã bắt đầu được cấp ở Việt Nam từ năm 2016, cho đến nay mới có bản gắn chip nhằm nâng cao độ tiện dụng và dễ quản lý hơn. Theo Luật số: 59/2014/QH13 Luật Căn cước công dân ngày 20/11/2014 quy định về Căn cước công dân đối với công dân Việt Nam quy định cu thể. Theo quy định tại Điều 3 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BCA quy định về đối tượng được cấp chứng minh nhân dân:

“Điều 3.Đối tượng được cấp Chứng minh nhân dân

1. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam (sau đây gọi tắt là công dân) có nghĩa vụ đến cơ quan Công an nơi đăng ký hộ khẩu thường trú làm thủ tục cấp Chứng minh nhân dân theo quy định của Nghị định này.

2. Mỗi công dân chỉ được cấp một Chứng minh nhân dân và có một số chứng minh nhân dân riêng.”

Như vậy, nếu em là công dân Việt Nam, đã đủ 14 tuổi trở lên thì hoàn toàn có điều kiện được cấp chứng minh thư tại Công an nơi em đăng ký hộ khẩu thường trú.

Tuy nhiên, theo quy định tại Luật Căn cước công dân 2014 có hiệu lực từ 1/1/2015 thì:

“Điều 19: Người được cấp thẻ căn cước công dân và số thẻ căn cước công dân:

1. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân.

2. Số thẻ Căn cước công dân là số định danh cá nhân.”

Như vậy, tất cả công dân Việt Nam từ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp thẻ căn cước 12 số. Đây là giấy tờ tùy thân, thể hiện thông tin cơ bản về lai lịch, nhận dạng của công dân Việt Nam, được sử dụng trong các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. Thẻ căn cước công dân này sẽ thay thế chứng minh thư nhân dân. 

Không những vậy, căn cứ theo quy định tại Điều 21 Luật căn cước công dân 2014 quy định: Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi theo quy định của pháp luật. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo. Ngoài ra, những ai đã có Chứng minh nhân dân (9 số và 12 số), thẻ Căn cước công dân mã vạch được đổi sang thẻ Căn cước công dân gắn chip khi có yêu cầu hoặc khi thẻ cũ hết hạn.

Như vậy, trong trường hợp của em thì em thực hiện thủ tục tại Công an nơi em đăng ký thường trú để xin cấp thẻ căn cước công dân theo quy định mới.

2. Thủ tục làm thẻ căn cước công dân gắn chip mới nhất hiện nay

Bước 1: Công dân trực tiếp đến Công an cấp huyện nơi công dân thường trú, tạm trú để đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD hoặc thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an để đăng ký thời gian, địa điểm làm thủ tục đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD.

Trường hợp công dân đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an thì công dân lựa chọn dịch vụ, kiểm tra thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trường hợp thông tin đã chính xác thì đăng ký thời gian, địa điểm đề nghị cấp thẻ CCCD; hệ thống sẽ tự động chuyển đề nghị của công dân về cơ quan Công an nơi công dân đề nghị.

Trường hợp công dân kiểm tra thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, nếu thông tin của công dân chưa có hoặc có sai sót thì công dân mang theo giấy tờ hợp pháp để chứng minh nội dung thông tin khi đến cơ quan Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD.

Bước 2: Cán bộ Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD thu nhận thông tin công dân:

– Tìm kiếm thông tin công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư:

+  Trường hợp thông tin công dân đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và không có sự thay đổi, điều chỉnh thì sử dụng thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD.

+ Trường hợp thông tin công dân đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhưng có sự thay đổi, điều chỉnh thì đề nghị công dân xuất trình giấy tờ pháp lý chứng minh nội dung thay đổi để cập nhật, bổ sung thông tin trong hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD.

+ Trường hợp thông tin công dân chưa có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì đề nghị công dân xuất trình một trong các loại giấy tờ hợp pháp chứng minh nội dung thông tin nhân thân để cập nhật thông tin trong hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD (Trường hợp này công an có thể yêu cầu xuất trình sổ hộ khẩu, giấy khai sinh hoặc các giấy tờ hợp pháp khác).

Lưu ý, những người đã bị thu hồi sổ hộ khẩu hoặc là đối tương không được cấp mới sổ từ 01/7/2021 thì chắc chắn đã có thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư rồi nên sẽ không rơi vào tình huống này.

Như vậy, với những người đã có thông tin đầy đủ trong cơ sở dữ liệu thì không còn cần xuất trình sổ hộ khẩu khi làm CCCD nữa.

– Lựa chọn loại cấp (cấp mới, cấp đổi hay cấp lại) và mô tả đặc điểm nhân dạng;

– Thu nhận vân tay;

– Chụp ảnh chân dung;

– In phiếu thu nhận thông tin CCCD, Phiếu thu thập thông tin dân cư (nếu có), Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư (nếu có) cho công dân kiểm tra, ký và ghi rõ họ tên.

Bước 3: Công dân đóng lệ phí theo quy định, ngoài ra nếu lựa chọn dịch vụ chuyển phát thì trả thêm phí

Bước 4: Cơ quan công an cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết, đồng thời:

Thu lại CMND, thẻ CCCD đang sử dụng trong trường hợp công dân làm thủ tục chuyển từ CMND sang thẻ CCCD, đổi thẻ CCCD.

Căn cứ pháp lý:

– Điều 10, 11, 13, 18 Thông tư 55/2021/TT-BCA

– ĐIều 5 Thông tư 60/2021/TT-BCA.

Như vậy, Hiện nay pháp luật đã có quy định rất cụ thể đối với thẻ căn cước công dân gắn chip được nâng cấp và người dân có trách nhiệm thực hiện đúng quy định về việc đổi căn cước công dân cũ hay chứng minh thư nhân dân sang thẻ căn cước công dân gắn chip. Thẻ căn cước công dân gắn chip không những giúp cho nhân dân có thể thực hiện các thủ tục được dễ dàng hơn mà ngoài ra thẻ căn cước công dân còn giúp cho cơ quan có thẩm quyền quản lý tốt hơn thông tin cá nhân của công dân khi thực hiện các thủ tục hành chính và trên căn cước công dân gắn chip có 12 con số trên thẻ căn cước công dân gắn chip, điều đó có thể giúp người tra cứu có thể tra cứu được những thông tin cơ bản về chủ thẻ căn cước. Việc tích hợp chip trên thẻ căn cước sẽ giúp tra cứu thông tin nhanh hơn. Chỉ cần thẻ được quét qua các thiết bị định danh các thông tin về chủ thẻ sẽ hiện ra. Đây cũng là một trong những cải tiến đặc biệt giúp chúng ta có thể quản lý các thông tin của người dân dễ dàng hơn rất nhiều.

Theo đó công dân phải thực hiện trách nhiệm làm thẻ căn cước công dân theo quy định của pháp luật. Theo đó công dân thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật đề ra.

Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Người bao nhiều tuổi thì được cấp thẻ căn cước công dân” và các thong tin pháp lý có liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.