Báo mỹ so sánh đặc công việt nam

“Mọi người đều biết, bộ đội Việt Nam được rèn luyện trong chiến tranh lâu dài sau Thế chiến thứ 2 cho nên sức chiến đấu rất mạnh. Nhưng nói tới quân đội Việt Nam, trước hết bạn nghĩ tới điều gì?

Đó chính là Đặc công Việt Nam. Được biết Đặc công Việt Nam là một binh chủng trực thuộc Bộ Tổng tham mưu. Biên chế tối đa của lực lượng này hiện nay là cấp Lữ đoàn, mỗi lữ đoàn biên chế 1.600 người, bên dưới chia ra 3 tiểu đoàn đặc công và các đại đội trực thuộc gồm trinh sát, hỏa lực, quân y... Mỗi tiểu đoàn biên chế hơn 400 người, gồm 3 đại đội đặc công và các trung đội hỏa lực, trinh sát, thông tin... Mỗi đại đội biên chế hơn 100 người, gồm 3 trung đội. Mỗi trung đội có 3 tiểu đội. Tiểu đội là đơn vị cơ bản của Đặc công Việt Nam khi chấp hành nhiệm vụ chiến đấu.

Trang bị của Đặc công Việt Nam cũng rất đặc biệt, chủ yếu gồm có pháo không giật 82mm, súng cối 82mm, súng cối 60mm, súng chống tăng, súng phóng lựu, súng trường hạng nhẹ, súng trường xung phong, các loại lựu đạn cầm tay và địa lôi cùng các thiết bị liên lạc vô tuyến và hữu tuyến.

Biên chế bộ đội Đặc công Việt Nam linh hoạt, hiệu quả cao và tinh gọn. Họ chú trọng độc lập chỉ huy, độc lập hành động, trong chiến đấu thường không có liên lạc và hỗ trợ từ cấp trên, cũng không hỗ trợ lẫn nhau, các đơn vị chiến đấu tự làm là chính, tự chiến đấu, tự rút lui sau khi hoàn thành nhiệm vụ, có năng lực tác chiến độc lập cực mạnh. Hành tung của họ bất định, năng lực sinh tồn rất cao.

Thủ đoạn chiến thuật

Đặc công Việt Nam qua thời gian dài chiến tranh rèn rũa, đã tổng kết ra một số thủ đoạn chiến thuật đặc sắc, khiến cho chiến thuật của họ đạt tới tiêu chuẩn cực cao. Những thủ đoạn chiến thuật này chủ yếu gồm có:

Tập: Tức là dùng các phương thức kỳ tập, thâu tập, bôn tập, xuất kỳ bất ý mà tấn công đối phương và lấy việc đánh khi địch không phòng ngự, trong nguy hiểm mà giành chiến thắng.

Biến: Ttức là trong chỗ nguy hiểm hoặc tình huống bất lợi, nhanh chóng cởi bỏ quân trang, chôn giấu súng đạn, hóa chỉnh vi linh, hóa quân vi dân; hoặc là ngụy trang thành binh lính đối phương để thoát thân.

Lưu: Tức là sau khi mục tiêu bộc lộ hoặc là ý định tác chiến bị tiết lộ, bộ đội quyết không ham chiến mà nhanh chóng phân tán, lợi dụng địa hình và điều kiện thời tiết có lợi để biến mất, đợi đến ngày khác lại chiến đấu.

Biển: Tức là trong tình huống không có hy vọng giành thắng lợi thì giả vờ bị thương hoặc bị chết, thậm chí đầu hàng, một khi đối phương không phòng bị sẽ hành động hy vọng một đòn đắc thủ, chuyển bại thành thắng. Ngụy trang là màn kịch tuyệt hảo của Đặc công Việt Nam.

Xuất kỳ bất ý, công khi bất phòng

Để đạt được yếu tố bất ngờ trong chiến đấu, Đặc công Việt Nam ngoài lợi dụng các điều kiện thời tiết như đêm tối, sương mù, mưa gió và các địa hình phức tạp, còn rất chú trọng ngụy trang. Khi họ tiềm nhập vào khu vực của địch, thường hóa trang thành quân nhân đối phương hoặc là dân cư địa phương, sử dụng ngôn ngữ nước địch, xuất hiện ở sâu trong hậu phương đối phương một cách tài tình, tấn công vào chỗ yếu hại của địch hoặc thu thập tình báo.

Đúng như lời một chuyên gia chiến tranh rừng rậm thuộc lực lượng đặc biệt Mỹ từng nói: “Ở Việt Nam, nếu trong núi cao rừng rậm gặp một người Việt Nam cởi trần, mặt mũi bẩn thỉu, tóc tai bù xù, chân chần không giày dép thì bạn phải hết sức chú ý đừng khinh suất, nếu không khi bạn quay đầu đi, bạn sẽ bị ăn một viên đạn từ phía sau hoặc bị một nhát dao găm, họ là những con tắc kè rừng rậm khiến người ta sợ hãi”".

Bảng xếp hạng xem xét các yếu tố bao gồm quy mô thiết bị quân sự và số lượng nhân sự quân đội mỗi quốc gia có, cũng như tình hình tài chính, địa lý và các nguồn lực sẵn có của các quốc gia.

Sử dụng các yếu tố trên, Global Firepower tạo ra điểm PowerIndex [chỉ số sức mạnh]. Theo đó, điểm gần bằng 0 thì sức mạnh quân sự lớn hơn.

Bảng xếp hạng 10 quốc gia có sức mạnh quân sự hàng đầu thế giới như sau:

Mỹ

Mỹ chiếm vị trí hàng đầu vì nước này thể hiện những con số vượt trội trong các hạng mục vật chất, tài chính.

Mỹ dẫn đầu thế giới về mặt công nghệ, các lĩnh vực y tế, hàng không vũ trụ và viễn thông quan trọng, đồng thời duy trì lợi thế ở một số thị trường công nghiệp lớn.

Nước này cũng có ngân sách quốc phòng lớn nhất cho đến nay, 761,7 tỉ USD.

Điểm PowerIndex: 0,0712

Bảng xếp hạng 10 nước đứng đầu về sức mạnh quân sự 2023

Nga

Nga ở vị trí thứ hai trong các lĩnh vực bao gồm tổng sức mạnh của đội máy bay và tổng sức mạnh của đội vận tải. Tính đến tháng 1-2023, Nga có hơn 4.100 máy bay quân sự.

Mặc dù Nga mất đi một số lượng lớn thiết bị, đặc biệt là xe tăng trên chiến trường Ukraine, nhưng lực lượng không quân và hải quân của họ phần lớn đã tránh được thiệt hại.

Điểm PowerIndex: 0,0714.

Trung Quốc

Trung Quốc xếp hạng 3 với nhân lực và sức mạnh của hạm đội hải quân.

Trung Quốc có hơn 761 triệu nhân lực quân sự sẵn có tính đến tháng 4-2023, cùng với 50 tàu khu trục và 78 tàu ngầm, cùng nhiều khí tài quân sự khác.

Nếu xu hướng này tiếp tục, Trung Quốc "sẽ trở thành đối thủ quân sự toàn cầu chính của Mỹ".

Điểm Power Index: 0,0722.

Ấn Độ

Sức mạnh của Ấn Độ nằm ở quy mô dân số. Global Firepower xếp Ấn Độ ở vị trí thứ hai về tổng nhân lực quân sự hiện có và sức mạnh của lực lượng bán quân sự.

Nhân lực quân sự sẵn có của Ấn Độ là hơn 653 triệu người, chiếm 47% dân số của đất nước, tính đến tháng 1-2023.

Điểm PowerIndex: 0,1025.

Anh

Vị thế của Anh được nâng cao nhờ sức mạnh về nhân lực và không quân, cũng như vị thế tài chính vững mạnh.

Anh hiện có hai tàu sân bay, ngang với số lượng mà Trung Quốc, Ý và Ấn Độ có, nhưng ít hơn nhiều so với 11 chiếc mà Mỹ đang vận hành.

Điểm PowerIndex: 0,1435.

Hàn Quốc

Sức mạnh của quân đội Hàn Quốc không có gì đáng ngạc nhiên trong bối cảnh căng thẳng kéo dài hàng thập kỷ với Triều Tiên.

Hàn Quốc có sức mạnh của phi đội máy bay, sức mạnh của phi đội xe chiến đấu bọc thép và sức mạnh của máy bay trực thăng.

Điểm PowerIndex: 0,1505.

Pakistan

Pakistan đã tăng từ vị trí thứ 9 chung cuộc vào năm 2022 lên vị trí thứ 7 trong danh sách vào năm 2023.

Pakistan có hơn 3.700 xe tăng, 1.400 máy bay quân sự, 9 tàu ngầm và 654.000 quân nhân tại ngũ tính đến tháng 1-2023.

Điểm PowerIndex: 0,1694.

Nhật Bản

Nhật Bản trong top 10 về sức mạnh phi đội máy bay, tổng sức mạnh trực thăng và sức mạnh phi đội xe chiến đấu bọc thép.

Là một quốc đảo, Nhật Bản là quốc gia được xếp hạng cao nhất khi nói đến các cảng lớn, và với 4 tàu sân bay trực thăng.

Điểm PowerIndex: 0,1711.

Pháp

Pháp có sức mạnh của tổng số phi đội máy bay tiếp dầu trên không, tổng số phi đội máy bay trực thăng và số lượng tàu chiến khu trục, cũng như tổng sức mạnh của hạm đội vận tải.

Điểm PowerIndex: 0,1848.

Ý

Ý trong top 10 các lĩnh vực bao gồm phi đội máy bay tiếp dầu trên không, tổng sức mạnh máy bay trực thăng, sức mạnh máy bay tấn công và tổng số tàu chiến, hàng không mẫu hạm.

Chủ Đề