Bảng cân đối kế toán balance sheet vietjet air

Vietnam Airlines, Corp. Balance Sheet (in billions) 2021 2020 2019 TÀI SẢN

Show

Tổng tài sản ngắn hạn 11,356 8,249 19,

Tổng tài sản dài hạn 51,701 54,312 57,

TỔNG TÀI SẢN 63,057 62,562 76,

NỢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU

Tổng nợ phải trả ngắn hạn 41,194 32,705 31,

Tổng nợ phải trả dài hạn 21,339 23,784 26,

Tổng vốn chủ sở hữu 524 6,072 18,

TỔNG NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU 63,057 62,562 76,

Vietnam Airlines, Corp. Balance Sheet (in billions) 2018 2017 2016 TÀI SẢN Tổng tài sản ngắn hạn 20,325 21,122 22,

Tổng tài sản dài hạn 62,064 67,427 74,

TỔNG TÀI SẢN 82,390 88,550 96, NỢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU Tổng nợ phải trả ngắn hạn 32,170 32,738 19, Tổng nợ phải trả dài hạn 31,547 38,379 50,

Tổng vốn chủ sở hữu 18,672 17,432 16,

TỔNG NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU 82,390 88,550 96,

VNA -Group 4 25

Bảng 1: Bảng cân đối kế toán của VNA, Corp

PHÂN TÍCH XU HƯỚNG

HOẠT ĐỘNG

2009-

VNA -Group 4 27

PHÂN TÍCH XU HƯỚNG

PHÂN TÍCH TÀI SẢN

Hình 1 : Biểu đồ thể hiện tổng tài sản của VNA, corp

Nhìn chung, từ năm 2009 đến năm 2021 tổng tài sản của Vietnam Airline tăng, so với năm 2009 tổng doanh thu năm 2021 tăng khoảng 27 tỷ đồng, tương đương 77,98%, tuy nhiên vẫn còn nhiều biến động.

  • Từ năm 2009, tổng tài sản tăng liên tục từ 35 tỷ đồng và đạt đỉnh điểm 96 tỷ đồng vào năm 2016,phần lớn do tài sản dài hạn tăng thêm 3 tỷ đồng. Sau đó, từ năm 2017 tổng tài sản những năm sau đó có khuynh hướng giảm sút, cuối năm 2017 tổng tài sản của VNA là 79 tỷ đồng, giảm 7 tỷ đồng so với năm 2016 (tương đương 9%), trong đó tài sản dài hạn giảm tới 7 tỷ đồng (tương đương 9,7%) và tài sản ngắn hạn giảm 5% so với cùng kỳ. Nguyên nhân chính do Vietnam Airline bán 4 tàu bay Boeing 777 và trích khấu hao TSCĐ máy bay, trong khi đó chưa thực hiện đầu tư thêm máy bay mới. Như vậy, đến cuối năm 2017, tỷ trọng tài sản dài hạn có xu hướng giảm so với cùng kỳ từ 85,2% xuống 84,5%, trong khi đó tỷ trọng tài sản ngắn hạn tăng từ 14,8% lên 15,5%. Cho đến năm 2020 tổng tài sản là 62 tỷ đồng. Qua năm 2021 tổng tài sản có xu hướng tăng trở lại, tuy nhiên tỷ trọng không tăng đáng kể so với 2020, chỉ tăng 0,79%.

VNA -Group 4

PHÂN TÍCH XU HƯỚNG

PHÂN TÍCH TÀI SẢN

TÀI SẢN NGẮN HẠN

Hình 3: Biểu đồ thể hiện tài sản ngắn hạn của VNA,corp 2009-

Qua đồ thị, nhìn chung có thể thấy tài sản ngắn hạn của Vietnam Airlines biến động liên tục qua các năm. Từ năm 2009 đến năm 2016, tài sản ngắn hạn có xu hướng tăng dần từ 8 tỷ đồng lên tới 22 tỷ đồng (trong vòng 8 năm đầu, con số này tăng 13 tỷ đồng). Tuy nhiên, từ năm 2016 tới năm 2021, tài sản ngắn hạn có xu hướng giảm dần, đạt mức thấp nhất trong vòng 12 năm là vào năm 2020, con số còn 8 nghìn tỷ đồng. Song vào năm 2021, tài sản ngắn hạn đạt 11 tỷ đồng (cao hơn năm khởi điểm 2009 là 2 tỷ đồng). Từ 2009 đến 2016, tài sản ngắn hạn có xu hướng tăng, cho thấy khoảng thời gian này doanh nghiệp có phải thu ngắn hạn của khách hàng tăng, điều này thể hiện doanh nghiệp có khả năng bán được nhiều hàng hóa sản phẩm (cụ thể là vé bay, đồ ăn, nước uống...). Tài sản ngắn hạn đạt điểm thấp nhất vào năm 2020 do sự ảnh hưởng của dịch COVID- 19, thời gian này chính phủ đưa ra các nghị quyết giãn cách người dân, số lượng khách hàng di chuyển bằng máy bay cũng hạn chế, dẫn đến tài sản ngắn hạn giảm vào năm này.

VNA -Group 4

PHÂN TÍCH XU HƯỚNG

PHÂN TÍCH TÀI SẢN

TÀI SẢN DÀI HẠN

Hình 4: Biểu đồ thể hiện tài sản dài hạn của VNA,corp 2009-

Từ năm 2009 đến năm 2021 tài sản dài hạn của Vietnam Airline tăng 25 tỷ đồng (từ khoảng 26 tỷ đồng lên gần 51 tỷ đồng), tương đương 94,37% Tài sản dài hạn tăng liên tục từ 26,600 tỷ đồng lên đến 74,171 tỷ đồng trong 8 năm từ 2009 đến năm 2021 và đỉnh điểm là 2016, nguyên nhân là Vietnam Airlines nhận thêm 3 máy bay B787-9 làm giá trị tài sản cố định tăng thêm 5 tỷ đồng so với cuối năm 2015. Tài sản dài hạn năm 2017 giảm tới 7 tỷ đồng (tương đương 9,7%) và tài sản ngắn hạn giảm 5% so với cùng kỳ năm 2016. Nguyên nhân chủ yếu do Vietnam Airlines bán 4 tàu bay B777 và trích khấu hao tài sản cố định máy bay, trong khi chưa thực hiện đầu tư thêm máy bay mới, đến cuối năm 2017, tỷ trọng tài sản dài hạn có xu hướng giảm so với cùng kỳ từ 85,2% xuống 84,5% đó, tài sản dài hạn có xu hướng giảm dần đến tận năm 2021.

VNA -Group 4

PHÂN TÍCH XU HƯỚNG

PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN

NỢ PHẢI TRẢ

Hình 6: Biểu đồ thể hiện nợ phải trả của VNA,corp 2009-

Nợ phải trả tại năm 2015 là 70 tỷ đồng, tăng 16 tỷ đồng so với năm 2014 (tương ứng là 54 tỷ đồng). Nợ phải trả tăng chủ yếu là do năm 2015 Tổng công ty thực hiện nhận 3 chiếc máy bay A321 và 4 chiếc máy bay B787 theo đúng kế hoạch đầu tư máy bay nên huy động vay dài hạn trong năm tăng 14 tỷ đồng so với năm 2014. Năm 2015 tỷ giá biến động mạnh theo hướng bất lợi cho hoạt động kinh doanh của Tổng công ty. Hầu hết các đồng tiền thu bán chủ chốt (VND, EUR, JPY, AUD...) của Tổng công ty đều mất giá so với USD, ảnh hưởng đến dòng tiền thu chi SXKD của Tổng công ty. Nợ phải trả tại ngày 31/12/2016 là 70 tỷ đồng, giảm 263 tỷ đồng so với 31/12/ (70 tỷ đồng). Nợ phải trả giảm là do số tiền trả nợ vay cao hơn số tiền huy động vốn trong năm. Trong năm 2016, Vietnam Airlines huy động 8 tỷ đồng trong khi tổng nợ gốc vay đã thực trả là 10 tỷ đồng. Nợ phải trả tại 2017 là 62 tỷ đồng, giảm 8 tỷ đồng so với năm 2016, tương đương với mức giảm là 12%. Nguyên nhân là do trong kỳ VNA đã thực hiện cấu trúc bán và thuê lại 5 tàu bay (gồm 1 B787 và 4 A350) nên không làm phát sinh nợ vay dài hạn Đồng thời, VNA tích cực trả trước các khoản vay dài hạn lãi suất cao và giảm dư nợ gốc các khoản vay dài hạn.,. Nhờ đó, cơ cấu nguồn vốn đã chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu (tăng 3,9% so với cùng kỳ 2016) và giảm tỷ trọng nguồn vốn được tài trợ từ bên ngoài vào cuối năm 2017 đã giảm xuống còn 78,6% so với mức 81,3% của cùng kỳ năm 2016.

VNA -Group 4

PHÂN TÍCH XU HƯỚNG

PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN

VỐN CHỦ SỞ HỮU

Hình 7: Biểu đồ thể hiện vốn chủ sở hữu của VNA,corp 2009-

Vietnam Airlines đã thực hiện phương án thu xếp vốn theo hình thức Sale and Lease Back cho 02 máy bay nhận cuối năm 2016, trong khi nguồn vốn chủ sở hữu gia tăng đáng kể do hoàn thành bán cổ phần cho cổ đông chiến lược nước ngoài ANA khiến cho cơ cấu nguồn vốn chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu và giảm tỷ trọng vốn vay( tỷ trọng nợ phải trả từ 84,98% năm 2015 xuống mức 81,27% tổng nguồn vốn trong năm 2016). Vốn chủ sở hữu tăng từ năm 2015 là 12 tỷ đồng đến năm 2016 là 16,302 tỷ đồng tương ứng tăng 3,757 tỷ đồng. Xét về cơ cấu tổng nguồn vốn hợp nhất, tính đến năm 2017 vốn chủ sở hữu của VNA tăng 1 tỷ đồng so với cùng kỳ 2016 (tăng 7,3%), lên mức 17 tỷ đồng (chủ yếu là do LNST chưa phân phối tăng cao, khoảng 61,4%) Vốn chủ sở hữu tăng bình quân 14% giai đoạn 2016-2018ại thời điểm 31/12/2020, quy mô vốn của công ty mẹ là 9 tỷ đồng, giảm 50,8% so với năm 2019. Tại thời điểm 31/12/2021, quy mô vốn hợp nhất là 524 tỷ đồng, giảm 91,4% so với năm 2020

VNA -Group 4

PHÂN TÍCH TỶ SỐ

Tỷ số thanh toán hiện hành (Rc)

Năm HVN VJC

2014 0,7209 1,

2015 0,6943 0,

2016 1,1522 0,

2017 0,6452 1,

2018 0,6318 1,

2019 0,6139 1,

2020 0,2522 1,

2021 0,2757 1,

VNA -Group 4

Tỷ số thanh toán hiện hành Tỷ số thanh toán nhanh

Số vòng quay hàng tồn kho Số vòng quay các khoản phải thu Hiệu suất sử dụng tổng tài sản

Tỷ số nợ trên tài sản Tỷ số nợ trên vốn cổ phẩn Tỷ số tổng tài sản trên vốn cổ phần Khả năng thanh toán lãi vay

Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu

Thu nhập mỗi cổ phần Tỷ lệ chi trả cổ tức Tỷ số giá thị trường trên thu nhập Tỷ suất cổ tức Chỉ số P/B

  1. Tỷ số thanh toán
  1. Tỷ số hoạt động
  1. Tỷ số đòn bẩy tài chính
4.
  1. Tỷ số sinh lợi
  1. Tỷ số giá trị thị trường

Bảng 3: Tỷ số thanh toán hiện hành của HVN và VJC

PHÂN TÍCH TỶ SỐ

Tỷ số thanh toán - Liquidity Ratio

Tỷ số thanh toán hiện hành - Current ratio

Cụ thể, bảng dưới đây minh họa các chỉ số thanh khoản của HVN và đối thủ cạnh tranh VietJet Air từ năm 2014 đến năm 2021. Nhìn chung, chỉ số thanh khoản hiện hành của VJC đều lớn hơn nhiều so với HVN trong suốt giai đoạn (gấp đôi trở lên). Tình trạng này xảy ra do tài sản lưu động, tiền và tương đương tiền của HVN gần như bằng một nửa so với VJC, dẫn đến khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của HVN gặp khó khăn. Tuy nhiên trong năm 2016 tỷ số thanh toán hiện hành của VJC < 1, cho thấy lúc này tài sản ngắn hạn của công ty đang thấp hơn so với nợ ngắn hạn. Đây là dấu hiệu cho thấy khả năng thanh toán, trả nợ của doanh nghiệp là không đủ. Qua đó ta thấy được Doanh nghiệp không thể thanh toán đủ các khoản nợ nếu như đến hạn trả của chúng. Biểu đồ thể hiện tỷ số thanh toán hiện thời của VJC và HVN trong tám năm riêng biệt từ 2014 đến 2021. Tỷ số thanh toán hiện hành của VJC và HVN đều có xu hướng giảm trong hai năm 2014 và 2015, cụ thể VJC giảm từ 1 xuống 0 lần và HVN là từ 0 xuống còn 0,7 lần. Tỷ số thanh toán hiện hành của VJC giữ nguyên trong hai năm 2019 và 2020 (1,28 lần). Số liệu thống kê sau đó tăng vừa phải từ 1,28 lên 1,73 lần vào năm 2021 do nợ ngắn hạn giảm 4 nghìn tỷ đồng và tài sản ngắn hạn tăng lênược lại, hệ số thanh toán hiện hành của Tổng công ty HVN cho thấy số liệu cao nhất trong năm 2016, khoảng 1 lần và sau đó, giảm đáng kể xuống 0,25 lần vào năm 2020 do sự bùng phát của đại dịch Covid-19. Ngoài ra, năm tiếp theo 2021 tăng nhẹ 0,28 lần do tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn tăng. Về mặt thực tế, tỷ số thanh toán hiện hành càng cao, khả năng trả nợ càng lớn. Vì vậy, khả năng trả nợ của VJC cao hơn HVN; tuy nhiên, điều này không có nghĩa là HVN hoàn toàn không trả được nợ vì HVN có thể huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt là vốn Nhà nước.