Bài văn thuyết minh về đền gióng phù đổng năm 2024

Đền Phù Đổng có từ thời Lý. Thờ: Phù Đổng Thiên Vương. Lễ hội: từ 7 đến 9 tháng 4 âl. Xếp hạng: Di tích quốc gia (1975), Di tích quốc gia đặc biệt (2013). Vị trí đền Thượng: 3X36+WCC, Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội, Việt Nam. Cách Ga Hà Nội: 20km (hướng 9h). Trạm bus lân cận: Phù Đổng (xe 10b)

Show

Lược sử

Đền Phù Đổng thờ Phù Đổng Thiên Vương, dân gian gọi là Đức Thánh Gióng hay Thánh Dóng. Đền toạ lạc ở quê hương ngài, nay là thôn Phù Đổng, thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Thôn Phù Đổng xưa có tên Nôm là làng Gióng, cho nên ngôi đền này còn gọi là đền Gióng và lễ hội tôn vinh Thánh Gióng cũng được gọi là hội Gióng.

Đền Phù Đổng gồm đền Thượng và đền Hạ. Ngôi đền Thượng tương truyền được dựng trên nền nhà cũ của Thánh Gióng ở bên trong đê sông Đuống. Ngôi đền Hạ tức đền Mẫu thờ bà mẹ của Đức Thánh thì nằm ở ngoài đê, gần nơi được cho là có dấu chân khổng lồ mà bà đã ướm thử rồi sinh ra cậu Gióng. Mới ba tuổi cậu đã vụt lớn để cưỡi ngựa sắt và vung gậy sắt đánh tan giặc xâm lược phương Bắc.

Bài văn thuyết minh về đền gióng phù đổng năm 2024
Tượng và áo giáp của Thánh Gióng. Photo ©NCCong 2021

Sau khi rời Hoa Lư thiên đô về Thăng Long, vua Lý Thái Tổ liền cho dựng đền này trên một mảnh đất rộng ngay sát cạnh chùa Kiến Sơ, nơi đức vua đã từng đến học Phật thuở còn nhỏ. Sau đó, ngôi đền đã được trùng tu nhiều lần, phần lớn những công trình mà chúng ta nhìn thấy hiện nay mang nhiều dáng vẻ của nghệ thuật kiến trúc thời Lê và Nguyễn.

  • Sân trước đền Thượng. Panorama ©NCCong 2013

Ngày 21-02-1975, đền Phù Đổng được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng Di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật quốc gia. Ngày 09-12-2013, Thủ tướng chính phủ ký quyết định số 2383/QĐ-TTg nâng cấp ngôi đền này thành Di tích quốc gia đặc biệt.

Bài văn thuyết minh về đền gióng phù đổng năm 2024
Cổng đền Gióng

Kiến trúc

Tam quan nội của đền Thượng xây bằng gạch vào cuối thế kỷ XIX, cao ba tầng, hai bên mở thêm hai cửa nhỏ thành ngũ môn quan. Trên bậc thềm có hai con rồng đá được tạc từ đời vua Lê Dụ Tông (1705). Tam quan nhìn qua sân trước ra hồ nước ở dưới chân đê, còn gọi là ao rối, nơi diễn ra các trò múa rối nước trong dịp lễ hội. Giữa hồ có toà thủy đình xây 2 tầng 8 mái, bên trong có nhiều bức chạm gỗ các cảnh sinh hoạt thời xưa.

Du khách từ đường đê xuống theo các bậc gạch dưới bóng cây đa cổ thụ, đi qua tam quan ngoại là cổng chung với chùa Kiến Sơ để vào sân trước đền. Sau cổng sẽ thấy một sân hẹp, ở giữa là toà phương đình 2 tầng 8 mái được xây dựng từ thời Lý, dưới chân có hai con lân tạc bằng đá.

Bài văn thuyết minh về đền gióng phù đổng năm 2024
Chạm rồng ở đền Gióng

Liền sát phương đình là toà bái đường rất rộng, nơi thực hiện các nghi lễ. Tiếp đến toà thiêu hương bày đồ nghi trượng, ở giữa là chính điện nối vào hậu cung rộng 12 gian. Đền chính được xây vào thời Lê trung hưng, tất cả các mái đều lợp ngói ta dày nặng, đè trên bộ vì kèo và các cây cột lim to.

  • Bên phải đền Thượng. Panorama ©NCCong 2013

Bên phải của khu đền chính còn các nhà việc, dành cho những người đến dự lễ hội, chia ra các ban tế của các xã xung quanh. Tiếp đó là tượng con ngựa của Đức Thánh, được đúc bằng đồng trong thập niên 2010.

Bài văn thuyết minh về đền gióng phù đổng năm 2024
Chạm khỉ ở đền Gióng

Di sản

Trong đền còn giữ được một tấm bia đá rất cổ, dựng năm 1660. Phía bên phải khu vườn sau đền có một giếng nước trong, gọi là giếng Ngọc, bên trái là chùa Kiến Sơ.

Trước cổng đền Thượng có đôi câu đối chữ Hán: Thiết mã khóa vân cung, tuấn nhạc, liên quan thiên cổ ngưỡng Thạch long kiều thủy các, sùng từ uy vọng ức niên khâm (Ngựa sắt vượt cung mây, núi cao rạng rỡ ngàn năm nhìn ngắm Rồng đá chầu gác nước, đền lớn nguy nga muôn thuở tôn sùng).

Bài văn thuyết minh về đền gióng phù đổng năm 2024
Chạm người ở đền Gióng

Trên bậc thềm của hậu cung có những viên gạch chạm rồng, được cho là có từ đời Lý. Tượng Đức Thánh cao hơn 2m, được tạc từ thời Nguyễn, đặt trong chính điện, ngồi giữa hai dãy tượng gồm 6 viên quan văn, võ hầu cận, 2 phỗng quỳ và 4 viên cận vệ. Trong cung cấm còn lưu giữ 21 đạo sắc phong của các triều nhà Lê, Tây Sơn và Nguyễn, đạo sớm nhất mang niên hiệu Đức Long 5 đời vua Lê Thần Tông (1634).

Hiện vật đáng quý ở đây là đôi lân đá và đôi rồng đá cách điệu làm bậc thềm đều được tạc vào thời Lê trung hưng. Bộ ngai thờ khá đẹp cũng thuộc thời Lê. Đôi chóe sứ cổ, tương truyền do ái phi của chúa Trịnh Sâm là Đặng Thị Huệ người làng Phù Đổng cung tiến cuối thế kỷ XVIII.

Bài văn thuyết minh về đền gióng phù đổng năm 2024
Chạm tiên ở đền Gióng

Ngoài ra còn có câu đối của anh em thi hào Nguyễn Du: Thiên giáng thánh nhân bình Bắc địch Địa lưu thần tích trấn Nam bang (Trời sinh bậc thánh trừ giặc Bắc Đất giữ oai thần trấn cõi Nam).

Và câu đối của “thánh thơ” Cao Bá Quát: Phá địch đản hiềm tam tuế vãn Đằng vân do hận cểu thiên đê (Ba tuổi diệt thù vẫn hiềm rằng đã muộn Chín tầng vượt mây chỉ hận là chưa cao).

Bài văn thuyết minh về đền gióng phù đổng năm 2024
Đền Mẫu thánh Gióng

Lễ hội đền Gióng diễn ra từ mùng 7 đến mùng 9 tháng 4 âm lịch hằng năm (chính hội là ngày 9/4). Trước ngày chính hội có các trò dân gian như vật, chọi gà, đánh cờ và hát Ải Lao, một làn điệu rất cổ ban đầu hát bằng tiếng Lào, sau bằng tiếng Việt, kể lại sự tích Đức Thánh. Hội Gióng với quy mô to lớn được tổ chức 5 năm một lần và gọi là hội chính, các năm còn lại gọi là hội lệ. Lễ hội đã được Tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.