Bài tập tính tốc độ tăng trưởng Địa 11

Khi gặp bài tập tính tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ giải quyết như thế nào? Vậy tăng trưởng kinh tế được hiểu như thế nào? Chính tầm quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế nên đa phần những cơ sở giáo dục thiên về kinh tế sẽ hướng dẫn cho sinh viên về các dạng bài tập tính tốc độ tăng trưởng kinh tế. Đây không chỉ là môn học,là bài tập mà nó áp dụng vào chính trong đời sống của chúng ta.

Bạn đang xem: Tính tốc độ tăng trưởng kinh tế

Bài tập tính tốc độ tăng trưởng kinh tế có những hướng giải quyết nào

Bài tập tính tốc độ tăng trưởng kinh tế là một trong những dạng bài phổ biến trong quá trình học của mỗi sinh viên. Tuy nhiên trước khi bắt đầu vào các dạng bài tập tính tốc độ tăng trưởng kinh tế, chúng ta cùng nhau điểm lại một số khái niệm, lý thuyết quan trọng nhé!

Tăng trưởng kinh tế là gì?

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội GDP [trong nước] hoặc tổng thu nhập quốc dân [GNP] [cả trong và ngoài nước] trong một khoảng thời gian nhất định. Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế còn được hiểu là sự gia tăng mức sản xuất mà nền kinh tế dần dần sản xuất, tạo ra theo thời gian

Phát triển kinh tế có nội hàm

Sự khác nhau giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế: Phát triển kinh tế có nội hàm rộng hơn tăng trưởng kinh tế. Bởi vì, phát triển kinh tế gồm 3 nhánh chính là: tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng hiện đại và cuối cùng là đảm bảo công bằng xã hội

Như vậy, nếu chúng ta coi tăng trưởng kinh tế là biến đổi về chất lượng thì sự phát triển kinh tế chính là sự biến đổi về chất của nền kinh tế. Có thể thấy hai yếu tố “lượng – chất” này luôn song hành cùng nhau trên con đường kinh tế của Việt Nam nói riêng và các nước khác trên thế giới nói chung.

Công thức tính của bài tập tính tốc độ tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế thực hay được gọi là tốc độ tăng trưởng GDP, là tổng chi tiêu tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu chính phủ và tổng xuất khẩu trừ tổng nhập khẩu

Công thức tính: GDP thực = GDP / [1 + Lạm phát kể từ năm gốc]

Trong đó: Năm gốc được hiểu là một năm được chỉ định, được chính phủ cập nhật định kỳ và được sử dụng làm mốc so sánh cho dữ liệu kinh tế như GDP

Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế 

= GDP thực tế của năm gần nhất – GDP thực tế của năm trướcGDP thực tế của năm trướcx 100%

Ví dụ về bài tập tính tốc độ tăng trưởng kinh tế

Cho GDP Việt Nam năm 2010 là 80 tỷ USB. Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm tới dự tính là 5%/năm. Hỏi GDP năm 2015 của Việt nam là bao nhiêu?Việt Nam năm 2001 có GDP bình quân đầu người là 500 USD. Năm 2011 có GDP bình quân đầu người là 1000 USD. Tính tốc độ tăng trưởng bình quân.Việt Nam năm 2001 có GDP bình quân đầu người là 500 USD. Với tốc độ tăng trưởng bình quân là 8%/năm thì sau bao nhiêu năm GDP bình quân đầu người tăng lên gấp đôi? 

Vì sao sử dụng tốc độ tăng trưởng GDP thực tế?

Việc tính tốc độ tăng trưởng kinh tế thực là việc làm rất hữu ích cho một quốc gia nói chung và các nhà hoạch định chính sách, hoạch định tài chính của chính phủ nói riêng khi phải đưa ra những quyết định mang tính quan trọng đến nền kinh tế nước nhà. Những kế hoạch, quyết định này có thể sẽ được áp dụng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hoặc kiểm soát vấn đề lạm phát.

Xem thêm:

Việc thực hiện tính toán tốc độ tăng trưởng kinh tế có hai mục đích chính

Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng kinh tế dùng để so sánh tốc độ tăng trưởng kinh tế tại thời điểm hiện tại với những thời điểm trước đây để xác định được xu hướng nào đang tăng và có sự giảm theo thời gian để từ đó đưa ra những quyết định, chính sách hợp lý.Thứ hai, việc tính tốc độ tăng trưởng kinh tế để chúng ta nhìn ra được sự khác biệt giữa các nền kinh tế tương tự có sự khác biệt quá nhiều hay không hay có nhận thấy tỷ lệ lạm phát đang tăng hay giảm.

Sự tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa gì?

Sự tăng trưởng kinh tế có ba ý nghĩa nổi bật:

Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế sẽ tạo ra những điều kiện giải quyết vấn đề thất nghiệp. Theo quy luật Okun: Tỷ lệ thất nghiệp sẽ có xu hướng giảm 1% khi GDP trên thực tế tăng 2,5%Thứ hai, tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân và phúc lợi xã hội công động nói chung. Đây cũng chính là bước đệm để phát triển những khía cạnh khác của xã hộiThứ ba, tăng trưởng kinh tế sẽ giúp mức thu nhập bình quân đầu người của người dân có xu hướng tăng lên, giúp nâng cao về chất lượng cuộc sống.

Những giải pháp giúp thúc đẩy sự tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam hiện nay

Để thúc đẩy sự tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam cần cả một quá trình lâu dài. Chúng ta phải từng bước, từng bước thực hiện để cùng nhau đi lên, để giúp nền kinh tế nước nhà có thể sánh vai với những cường quốc khác

Một trong những giải pháp chúng ta cần áp dụng chính là:

Thứ nhất, cải cách những chính sách trong nước như nhà nước nên chú trọng vào việc đầu tư những cơ sở hạ tầng, đào tạo, nâng cao kiến thức và tay nghề của nguồn nhân lực,…Thứ hai, phát triển kinh tế bền vững. Muốn thực hiện sự tăng trưởng kinh tế thì phải có một cái nền kinh tế bền vững thì mới có thể phát triển được, chúng ta không thể xây một ngôi nhà vững chắc trên nền móng yếu được.Thứ ba, cải cách thuế và giảm lãi suất. Để có thể thực hiện được giải pháp này chúng ta cần thực hiện việc kích thích đầu tư, tiêu dùng,…Thứ tư, bên cạnh những giải pháp liên quan đến kinh tế thì giải pháp liên quan đến con người cũng vô cùng quan trọng. Đó chính là việc phòng và chống tham nhũng, bệnh quan liêu, cố tình gây ảnh hưởng đến người dân.

4 giải pháp trên là những giải pháp hữu hiệu nhất mà thời điểm hiện tại chúng ta phải cùng nhau thực hiện ngay và luôn để giúp tăng trưởng kinh tế

Kết luận

Như vậy, bài viết hôm nay chúng tôi đã giới thiệu cho bạn về công thức để giải quyết bài tập tính tốc độ tăng trưởng kinh tế. Đây là một trong những dạng bài phổ biến mà trong quá trình học tập chúng ta thường xuyên gặp. Vì vậy ngoài áp dụng công thức cũng như những định luật thì liên quan đến vấn đề kinh tế chúng ta cũng cần có những hiểu biết về xã hội để có một cái nhìn toàn cảnh hơn về dạng bài tập tính tốc độ tăng trưởng kinh tế nói riêng và tốc độ tăng trưởng kinh tế nói riêng. 

   Tốc độ tăng trưởng = \[\dfrac{giá \ trị \ năm \ sau}{giá \ trị \ năm \ đầu}\] [ % biểu đồ đường] 

Cách nhận xét biểu đồ đường tốc độ tăng trưởng

- So sánh số liệu năm đầu và năm cuối có trong bảng số liệu.

- Xem đường biểu diễn đi lên [tăng] có liên tục hay không?

+ Nếu liên tục thì cho biết giai đoạn nào tăng nhanh, giai đoạn nào tăng chậm.

+ Nếu không liên tục: Thì năm nào không còn liên tục.

- Một vài giải thích cho đối tượng, giải thích những năm không liên tục.

* Trường hợp cột có hai đường trở lên

- Nhận xét từng đường một giống như trên theo đúng trình tự bảng số liệu cho: đường a trước, rồi đến đường b, rồi đến c, d.

- Tiến hành so sánh [cao, thấp,…], tìm mỗi liên hệ giữa các đường biểu diễn.

- Kết luận và giải thích.

Một số dạng bài tập nhận xét biểu đồ đường tốc độ tăng trưởng

Bài tập 1: Bài 3 Trang 77 SGK Địa lý 11

Dựa vào bảng 9.3, vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng GDP của Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2005. Kết hợp với bảng 9.2, so sánh tốc độ phát triển kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1950 – 1973 và 1990 – 2005.

Lời giải 

* Nhận xét:

So sánh tốc độ phát triển kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1950 – 1973 và 1990 – 2005.

- Giai đoạn 1950 -1973: tốc độ tăng trưởng kinh tế thần kì, đạt mức 2 con số [trừ giai đoạn 1970  - 1973].

- Giai đoạn 1990 -2005: tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại và không ổn định, chỉ còn mức 1 con số, thấp dưới 6%.

Bài tập 2: Cho bảng số liệu sau:

DIỆN TÍCH CHO SẢN PHẨM MỘT SỐ CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2016

 [Đơn vị: Nghìn ha]

Năm

2010

2013

2014

2015

2016

Điều

339,8

300,9

285,8

280,3

288,3

Cao su

429,1

548,8

570,0

593,8

600,1

Cà phê

518,2

581,3

588,8

604,3

622,2

[Nguồn: Tổng cục thống kê]

a] Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự phát triển của một số sản phẩm cây công nghiệp lâu năm ở nước ta, giai đoạn 2010 - 2016?

b] Nhận xét và giải thích tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm cây công nghiệp lâu năm ở nước ta, giai đoạn 2010 - 2016?

Lời giải 

a] Vẽ biểu đồ

DIỆN TÍCH CHO SẢN PHẨM MỘT SỐ CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2016

b] Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

- Các sản phẩm cây công nghiệp ở nước ta có sự thay đổi theo thời gian.

+ Cây điều có diện tích nhỏ nhất [288,3 nghìn ha] và có xu hướng giảm [51,5 nghìn ha] nhưng không ổn định.

+ Cây cao su tăng lên liên tục và tăng thêm 171 nghìn ha.

+ Cây cà phê có diện tích lớn nhất [622,3 nghìn ha], tăng lên liên tục qua các năm và tăng thêm 104 nghìn ha.

- Tốc độ tăng của các cây công nghiệp cũng khác nhau. Cây cao su tăng nhanh nhất [139,9%], tiếp đến là cây cà phê [120,1%] và cây điều giảm [84,8%].

* Giải thích

Sự tăng, giảm không ổn định của các sản phẩm cây công nghiệp là do ảnh hưởng của sự không ổn định thị trường trong nước và quốc tế. Sự ưu chuộng về một sản phẩm sẽ kích thích việc mở rộng sản xuất, mở rộng diện tích cây trồng và ngược lại. Ngoài ra còn do một số yếu tố tự nhiên [khí hậu, đất đai,…] và yếu tố kinh tế [cơ sở chế biến, bảo quản, vận chuyển,…].

Bài tập 3: Cho bảng số liệu sau:

TỔNG SỐ DÂN, SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC VÀ BÌNH QUÂN LƯƠNG THỰC

THEO ĐẦU NGƯỜI CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1990 - 2015

Năm

Tổng số dân [nghìn người]

Sản lượng lương thực [nghìn tấn]

Bình quân lương thực theo đầu người [kg / người]

1990

66016

19879,7

301,1

2000

77635

34538,9

444,9

2005

82392

39621,6

480,9

2010

86947

44632,2

513,4

2015

91731

50498,3

550,6

[Nguồn: Tổng cục thống kê]

a] Vẽ biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện tốc độ phát triển của tổng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người của nước ta, giai đoạn 1990 - 2015?

b] Nhận xét và giải thích.

Lời giải 

a] Vẽ biểu đồ

* Xử lí số liệu

- Công thức: Tốc độ tăng trưởng = Giá trị năm trước / giá trị năm gốc x 100%.

- Lấy năm 1990 là 100%, áp dụng công thức trên. Ta tính được bảng sau:

TỔNG SỐ DÂN, SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC VÀ BÌNH QUÂN LƯƠNG THỰC

THEO ĐẦU NGƯỜI CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1990 - 2015 

[Đơn vị: %]

Năm

Tổng số dân

Sản lượng lương thực

Bình quân lương thực theo đầu người

1990

100,0

100,0

100,0

2000

117,6

173,7

148,7

2005

124,8

199,3

159,7

2010

131,7

224,5

170,5

2015

138,9

254,0

182,9

[Nguồn: Tổng cục thống kê]

Vẽ biểu đồ

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG TỔNG SỐ DÂN, SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC VÀ BÌNH QUÂN LƯƠNG THỰC THEO ĐẦU NGƯỜI CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1990 - 2015

b] Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

- Dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người đều có xu hướng tăng liên tục qua các năm.

- Sản lượng lương thực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất [254%], tiếp đến là bình quân lương thực theo đầu người [182,9%] và dân số có tốc độ tăng trưởng chậm nhất [138,9%].

- Giai đoạn 1990 - 2015, sản lượng lương thực tăng nhanh và tăng thêm 30618,6 nghìn tấn; dân số tăng thêm 25715 nghìn người và bình quân lương thực đầu người tăng 249,5 kh/người.

* Giải thích

- Sản lượng lương thực tăng nhanh là do sự phát triển của cơ giới hóa trong nông nghiệp, việc đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ trong sản xuất; sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, giống lúa có chất lượng cao,… sản lượng lương thực tăng nhanh đã làm cho bình quân lương thực tăng theo.

- Dân số tăng do qui mô dân số ở nước ta lớn, tỉ lệ gia tăng tự nhiên vẫn ở mức cao so với nhiều nước trên thế giới.

Bài tập 4: Cho bảng số liệu sau:

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

[Đơn vị: %]

Năm

2011

2012

2013

2014

2015

Việt Nam

100,0

138,8

152,1

165,5

173,4

Thái Lan

100,0

102,7

129,4

142,7

151,5

Bru-nây

100,0

120,5

127,4

121,8

118,8

Cam-pu-chia

100,0

105,0

102,4

101,8

100,1

[Nguồn: Tổng cục thống kê]

a] Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP của một số quốc gia khu vực Đông Nam Á, giai đoạn 2011 - 2015?

b] Nhận xét tốc độ tăng trưởng GDP và giải thích tại sao Việt Nam có tốc độ tăng trưởng khá nhanh?

Lời giải

a] Vẽ biểu đồ

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

b] Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

- Các quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP khác nhau.

- Việt Nam có tốc độ tăng liên tục và tăng nhanh nhất [173,4%].

- Thái Lan có tốc độ tăng liên tục và tăng nhanh thứ hai [151,5%].

- Bru-nây có tốc độ tăng [118,8%] nhưng không ổn định [2011 - 2013 tăng; 2013 - 2015 giảm].

- Cam-pu-chia có tốc độ tăng chậm nhất [100,1%] nhưng không ổn định [2011 - 2012 tăng; 2012 - 2015 giảm].

* Giải thích

- Các quốc gia có tốc độ tăng trưởng không giống nhau là do mỗi quốc giá có chính sách thương mại riêng và các điều kiện về tự nhiên, kinh tế - xã hội khác nhau.

- Việt Nam và Thái Lan là hai quốc gia có tốc độ tăng trưởng khá nhanh, bền vững do những chính sách hội nhập, đa phương hóa với nhiều thị trường. Đầu tư và thu hút vốn đầu tư mạnh từ các nước phát triển để phát triển kinh tế - xã hội,…

Bài tập 5: Cho bảng số liệu sau:

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP/NGƯỜI CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á,GIAI ĐOẠN 2010 - 2015 

[Đơn vị: %]

Năm

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Ma-lai-xi-a

100,0

115,0

119,5

121,0

124,7

107,7

Phi-lip-pin

100,0

110,6

121,4

129,9

133,9

135,4

Việt Nam

100,0

123,4

137,3

149,8

161,2

165,7

[Nguồn: Tổng cục thống kê]

a] Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP/người của một số quốc gia Đông Nam Á, giai đoạn 2010 - 2015?

b] Nhận xét và giải thích tốc độ tăng trưởng GDP/người của một số quốc gia.

Lời giải

a] Vẽ biểu đồ

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP/NGƯỜI CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA QUA CÁC NĂM

b] Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

- GDP/người của các quốc gia đều có xu hướng tăng nhưng có sự khác nhau.

- GDP/người của Việt Nam có tốc độ tăng liên tục và tăng nhanh nhất [165,7%].

- GDP/người của Phi-lip-pin tăng liên tục và tăng nhanh thứ hai [135,4%].

- GDP/người của Ma-lai-xi-a tăng [107,7%] nhưng không ổn định.

+ Giai đoạn 2010 - 2014 tăng và tăng thêm 24,7%.

+ Giai đoạn 2014 - 2015 giảm và giảm 17%.

* Giải thích

- GDP/người của các quốc gia đều tăng là do hầu hết các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng.

- Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất là do nhờ những chính sách, chiến lược đúng đắn của Nhà nước; thực hiện phương châm đa phương hóa, đa dạng hóa và các sản phẩm của Việt Nam thâm nhập vào nhiều thị trường khó tính [Bắc Mĩ, EU, Nhật,…].

Video liên quan

Chủ Đề