Bài tập ký quỹ, ký cược

Đối với nguyên lý kế toán, bạn làm càng nhiều bài tập thì khả năng hiểu và nhớ nhanh sẽ càng tốt. Bài viết dưới đây, Kế toán NewTrain sẽ chia sẻ với các bạn một số bài tập nguyên lý kế toán mới nhất.

>>> Xem thêm: Nên học kế toán tổng hợp hay kế toán doanh nghiệp

Nội dung chính

Bài 1: Cho tình hình tài sản và nguồn vốn tại một đơn vị vào ngày 31/12/N như sau (đơn vị : 1.000 đồng)

Nội dungSố tiềnNội dungSố tiềnMáy móc thiết bị4.500Nguồn vốn đầu tư XDCB370Nguồn vốn kinh doanh8.895Phải trả người bán195Nguyên vật liệu370Phải thu khách hàng255Tạm ứng cho CNV35Thành phẩm310Công cụ, dụng cụ120Sản phẩm dở dang90Nhà cửa1.900Phải thu khác140Lợi nhuận chưa phân phối150Phải trả khác160Phải trả CNV60Các khoản đi vay190Tiền mặt tại quỹ435Quỹ đầu tư phát triển185Tiền gửi ngân hàng640Quỹ khen thưởng, PL120Thuế phải nộp NS120Quyền sử dụng đất1.650

Yêu cầu: Phân loại tài sản và nguồn vốn của đơn vị kế toán.

Bài tập ký quỹ, ký cược
Tổng hợp bài tập nguyên lý kế toán

Bài 2: Cho tình hình tài sản và nguồn vốn tại một đơn vị vào ngày 31/3/N như sau:(đơn vị : 1.000 đồng)

 Nội dungSố tiềnNội dungSố tiềnVay ngắn hạn45.000Các khoản đi vay196.000Máy móc thiết bị480.000Nguồn vốn kinh doanh1.120.000Phải trả người bán10.000Nhà kho150.000Tạm ứng6.000Vật liệu phụ11.000Phải trả CNV3.000Thành phẩmXCầm cố, Thế chấp, Ký cược, ký quỹ3.000Phương tiện vận tải200.000Sản phẩm dở dang54.000Nhà xưởng SX300.000Nguyên vật liệu chính62.000Các khoản phải trả khác3.000Phải thu của khách hàng3.000Công cụ21.000Tiền mặt12.000Lãi chưa phân phối27.000Tiền gửi ngân hàng40.000Hàng đang đi trên đường12.000

Yêu cầu: Phân loại tài sản và nguồn vốn của đơn vị kế toán. Tìm giá trị của X

Bài 3: Cho tình hình tài sản và nguồn vốn tại một đơn vị vào ngày 30/6/N như sau:(đơn vị : 1000 đồng)

Nội dungSố tiềnNội dungSố tiềnMáy móc thiết bị600.000Cầm cố, Thế chấp, Ký cược, ký quỹ22.000Nguồn vốn kinh doanh900.000Phải trả người bán10.000Nguyên vật liệu100.000Phải thu khách hàng15.000Tạm ứng cho CNV500Thành phẩm40.000Công cụ, dụng cụ20.000Sản phẩm dở dang15.000Nhà cửa180.000ứng trước cho người bán5.000Lợi nhuận chưa phân phối15.000Khách hàng ứng trước5.000Phải trả CNV6.000Vay ngắn hạn15.000Tiền mặt tại quỹ13.500Quỹ đầu tư phát triển10.000Tiền gửi ngân hàng100.000Quỹ khen thưởng PL2.000Thuế phải nộp NS18.000Quỹ dự phòng tài chính20.000Nguồn vốn XDCB50.000Vay dài hạn60.000

Yêu câu: Phân loại tài sản và nguồn vốn của đơn vị kế toán.

Bài 3: Trích tài liệu tại một doanh nghiệp trong tháng 6/N: Tiền gửi ngân hàng tồn đầu tháng 200.000.000đ

Trong tháng phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau:

  1. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 20.000.000đ
  2. Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng tiền gửi ngân hàng 30.000.000đ
  3. Nhập kho nguyên vật liệu trả bằng tiền gửi ngân hàng 35.000.000đ
  4. Gửi tiền mặt vào ngân hàng 40.000.000đ
  5. Trả lương cho công nhân viên bằng tiền gửi ngân hàng 50.000.000đ

Yêu cầu:

  1. Phân tích và định khoản các nghiệp vụ trên
  2. Hãy mở, ghi và khóa tài khoản chữ T “tiền gửi ngân hàng”

Bài 4: Trích tài liệu tại một doanh nghiệp trong tháng 6/N: Tiền mặt tồn quỹ đầu tháng 60.000.000đ

Trong tháng phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau:

  1. Dùng tiền mặt 50.000.000đ để mở tài khoản ở ngân hàng
  2. Khách hàng trả nợ bằng tiền mặt 45.000.000đ
  3. Thu tạm ứng của nhân viên bằng tiền mặt 3.000.000đ
  4. Chi tiền mặt trả nợ cho người bán 15.000.000đ
  5. Vay ngắn hạn của ngân hàng để nhập quỹ tiền mặt 10.000.000đ
  6. Chi tiền mặt trả lương cho nhân viên 40.000.000đ

Yêu cầu:

  1. Phân tích và định khoản các nghiệp vụ trên
  2. Hãy mở, ghi và khóa tài khoản chữ T “tiền gửi ngân hàng”

Bài 5: Trích tài liệu tháng 6/N của một doanh nghiệp sản xuất:

Số dư đầu kỳ của tài khoản phải trả người bán là 20.000.000đ

Trong kỳ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:

  1. Mua hàng hóa nhập kho chưa trả tiền cho người bán 30.000.000đ
  2. Vay ngân hàng trả nợ cho người bán 20.000.000đ
  3. Chuyển tiền gửi ngân hàng trả nợ cho người bán 20.000.000đ
  4. Mua tài sản cố định hữu hình chưa trả tiền cho người bán 50.000.000đ

Yêu cầu:

  1. Phân tích và định khoản các nghiệp vụ trên
  2. Hãy mở, ghi và khóa tài khoản chữ T “phải trả người bán”

Bài 6: Trích tài liệu tại một doanh nghiệp sản xuất thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ  trong tháng 5/N: (đvt: 1.000đ)

  1. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 80.000
  2. Vay ngân hàng trả nợ người bán 60.000
  3. Người mua trả nợ bằng tiền mặt 40.000
  4. Chi tiền mặt vay trả nợ ngân hàng 15.000
  5. Mua và nhập kho hàng hóa chưa thanh toán cho người bán 110.000, trong đó giá trị hàng hóa 100.000, thuế GTGT đầu vào được khấu trừ 10.000
  6. Chuyển tiền gửi ngân hàng trả nợ cho người bán 50.000
  7. Mua hàng hóa nhập kho giá mua 220.000 trong đó thuế đầu vào được khấu trừ 20.000, Số hàng hóa trên đã trả bằng tiền mặt 15.000 còn 205.000 chưa thanh toán.
  8. Nhận vốn góp liên doanh bằng tài sản cố định hữu hình giá trị 500.000
  9. Chi tiền mặt để trả lương cho nhân viên 50.000
  10. Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng tiền gửi ngân hàng 35.000

Yêu cầu: Hãy định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

>>> Chi tiết xem tại: Khóa học nguyên lý kế toán 

Mọi thắc mắc các bạn xin để lại comment bên dưới bài viết hoặc liên hệ trực tiếp với Trung tâm đào tạo NewTrain theo thông tin sau: