Bắc kì nam kì là gì

Truyền thông và giáo dục ở Việt Nam được quản lý bởi Bộ Thông Tin Truyền Thông và Bộ Giáo Dục – Đào Tạo [BGD-ĐT], với nhân sự, cán bộ chủ chốt đa số là người Bắc Kỳ. Sau khi “thống nhất đất nước” vào năm 1976, xoá bỏ luôn lá cờ nửa xanh nửa đỏ của “con rối” mặt trận miền Nam, người Bắc Kỳ bắt đầu công cuộc cải cách giáo dục và truyền thông để dần dần đồng hoá người Nam. Ban đầu là đưa các cán bộ nói tiếng Bắc vào các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình để cho người Nam “quen” với giọng “Bắc cách mạng” hơn dù thực tế trước đó, sự thống trị của người Bắc trong lĩnh vực truyền thông đã có từ thời đệ nhất và đệ nhị cộng hoà bởi cuộc di cư 1954. Có thể nói rằng quyết định của Mỹ trong việc đem đồng bào miền Bắc di cư vào Nam chỉ để “cân bằng dân số hai miền cho cuộc tổng tuyển cử” đã tạo tiền đề cho việc xoá bỏ bản sắc văn hoá bản địa Nam Kỳ mà tập đoàn cộng sản Bắc Kỳ đang ra sức thực hiện suốt mấy chục năm nay.

Các đời vua Nguyễn hay cả Pháp chưa bao giờ dám nghĩ tới chuyện đem một triệu người Nam di cư ra Bắc [hoặc ngược lại]. Ngay cả vùng đất Tây Nguyên cho tới trước khi bác sĩ Yersin tìm ra Đà Lạt, dù đã được nhập vào bản đồ Đại Nam thì người Mạ, Stiêng, K’ho vẫn có các vương quốc riêng chứ không hề có quan lại người Việt lên cai trị. Mọi cuộc di dân lớn đều mang lại những hệ luỵ dai dẳng, càng cố che đậy càng là nảy sinh những mâu thuẫn âm ỉ chực chờ bùng nổ.

Sự áp đảo về mặt quyền lực của tống thống Ngô Đình Diệm là một giá đỡ vững chắc cho cộng đồng Bắc di cư, sử gia Tạ Chí Đại Trường đã gọi họ là đám “kiêu dân”. Thái độ khinh thị các giáo phái bản địa như Cao Đài, Hoà Hảo [vốn có các tín đồ là những người ủng hộ vua Bảo Đại và nhà Nguyễn]  đã tạo nên mâu thuẫn đầu tiên trong nội tại nền cộng hoà đệ nhứt. Người Bắc 54 mang theo niềm kiêu hãnh về ngàn năm văn vật đất kinh kỳ, coi những người “đồng bào” trong Nam là đám cùng đinh thất học võ biền. Những từ ngữ miền Nam như “kinh, bịnh…” đã được cải biến thành “kênh, bệnh…” bởi thành phần trí thức Bắc 54.

Sau 1975 thì lấn át này còn khủng khiếp hơn với chính sách di dân Bắc CS ồ ạt vào các vùng quê lẫn đô thị lớn ở miền Nam. Một mặt là để cai trị, mặt khác là gầy dựng mạng lưới gián điệp cho hệ thống đầu não trung ương ở Hà Nội. Người Bắc Kỳ cộng sản coi phương Nam là nơi để lợi dụng, bòn rút, bôi xấu bằng mọi thủ đoạn đê tiện nhất, trong đó giáo dục và truyền thông là hai phương tiện hữu hiệu để đồng hoá toàn bộ người Nam thành người Bắc.

Với chủ trương của Lê Duẩn, đồng bào gốc Hoa trong miền Nam tuy có công tham gia cách mạng để lật đổ chế độ VNCH, sau này do có mâu thuẫn với Tàu cộng nên đã bị chính CS Bắc Kỳ hắt hủi, ép phải trở về Trung Quốc. Các địa danh phiên âm từ Hán Việt cũ thời VNCH bị xem là “thân Tàu”, bị thay thế vội vã bởi cách phiên âm đọc theo giọng Bắc, ví dụ “Nữu Ước” bị đổi thành “Niu-Oóc, “Hoa Thịnh Đốn” thành “Oa-sinh-tơn”, “Úc Đại Lợi” thành “Ô-xtrây-lia”…

Cộng đồng người Hoa và Miên [Khmer] đã sanh sống hoà bình với người Nam từ mấy trăm năm nay, bỗng chốc bị biến thành “dân tộc thiểu số”, trong khi người Nam thì bị gộp thành “người Kinh” với Bắc Kỳ, người Cà Mau bị đánh đồng với người Lạng Sơn [!].

Xác người nằm trôi sông trôi trên ruộng đồng bởi sự tàn sát của quân đội Bắc Việt. Ảnh: Google Images

Các cơ sở làm ăn của người Nam bị quy là “tư sản mại bản”, “tàn dư Mỹ nguỵ” và bị tịch thu hết, nhiều gia đình người Nam phải bỏ nhà cửa để vượt biển tìm tự do, gần phân nửa bỏ mạng giữa đại dương, số còn lại may mắn lắm mới tìm được bến bờ tươi đẹp bên kia Thái Bình Dương. Còn nhà cửa của họ ở Sài Gòn thì sao? Nằm trong tay các cán bộ Bắc Kỳ từ Q1, Q3, Tân Bình, cây Da Sà cho đến Phú Nhuận, Bình Thạnh, Gò Vấp.

Giáo dục miền Nam, từ chỗ đề cao thực học, thực hành của chế độ VNCH, bị cải cách theo hướng học gạo, mọt sách, giáo điều thâm căn cố đế của dân Bắc Hà ngày xưa. Giáo trình quá nặng đã vậy còn không hoàn toàn miễn phí khiến cho nhiều học sinh Nam Kỳ phải bỏ dở giữa chừng, một phần vì không có tiền học, một phần vì thấy không phù hợp, quá xa vời với nhu cầu thực tế. Giáo dục do Bắc Kỳ cai trị đã gieo vào đầu người từ Nam chí Bắc rằng làm ruộng là nghèo hèn, tất cả mọi người đều phải đi học cao để ra làm trí thức này trí thức nọ.

Bắc Kỳ không hiểu được rằng mỗi con người sinh ra đều khác nhau, có người chỉ phù hợp làm ruộng, hãy tạo điều kiện cho họ làm ruộng và làm giàu từ mảnh ruộng của mình. Nông nghiệp Nam Kỳ hiện tại đang bị kiềm kẹp vì không được tự do làm điều mình muốn, phải trồng lúa dư ra cho Bắc Kỳ ăn, số khác xuất khẩu sang châu Phi để các cán bộ Bắc Kỳ được tiền đút túi riêng. Dễ hiểu vì sao điểm thi đại học ở ngoài Bắc, Trung luôn cao hơn trong Nam, vì nền giáo dục này được “design” để phù hợp với dân Bắc hơn là dân Nam.

Các tác phẩm văn học trong sách giáo khoa cũng ưu tiên đề tài ca ngợi cách mạng, văn hoá, lịch sử Bắc Kỳ, những thể loại như “Vợ Chồng A Phủ” liệu có phủ hợp với người miền Nam?

Thông qua giáo dục và truyền thông, các nhà lãnh đạo Bắc Kỳ truyền bá từ ngữ mới, xoá bỏ từ ngữ cũ của người Nam, họ mặc nhiên coi tiếng Bắc Kỳ của họ là chuẩn của người trí thức, các từ ngữ địa phương khác đều là nhà quê, ngọng [cho dù người Trung và người Nam không nói sai l với n].

Giọng Hà Nội ngang nhiên chiếm lĩnh đài VTV [hồi nhỏ tôi gọi đài VTV là đài “Hà Nội” vì không hề nghe thấy giọng Nam, mãi sau này mới có trung tâm THVN tại SG là kênh VTV9]. Thành phần trí thức trẻ ăn học dưới nền giáo dục sau 1975 và sau này tiếp xúc với mạng xã hội đa phần đã coi từ ngữ riêng của miền Nam là lạc hậu, nhà quê, từ vựng bucky mới là hợp thời, trí thức, cần phải “gò” theo để chứng tỏ mình là có học.

Trong khi đó, những người trung niên từng học tiểu học trở lên dưới chế độ VNCH ở miền Nam hay những người sau này ít có điều kiện tiếp xúc với công nghệ thông tin thì họ vẫn giữ được cốt cách, giọng nói, từ ngữ chân phương đúng kiểu Nam Kỳ.

Thông qua bộ máy tuyên truyền, người miền Bắc trở nên tự tin hơn khi họ được coi là những người “chiến thắng”, những người Việt “thuần chủng” đã có công “giải phóng miền Nam”. Đó là một phép thắng lợi tinh thần khi cả hệ sinh thái trên đất nước Việt Nam này từ sau 1976 tạo điều kiện để họ thành công hết sức có thể và trở thành những con đực, con cái ưu tú. Trên báo chí, đàn ông miền Nam được mô tả là làm biếng, nhậu nhẹt, đánh vợ, gay, ngọng, con gái miền Nam bị định kiến là đĩ điếm, lẳng lơ cho dù khu Trung Sơn bây giờ toàn Bắc Kỳ làm gái. Đàn ông Bắc Kỳ được khen là giỏi kiếm tiền, mạnh mẽ, đàn bà Bắc Kỳ thương chồng thương con, chịu khó v.v… Cái gì lặp đi lặp lại nhiều lần, dù thực tế không đúng, cũng sẽ khiến người ta tin rằng đó là sự thật, quả thật nhiều người cũng tin rằng người Bắc Kỳ là chủng tộc thượng đẳng, trong khi người Nam trở nên kém tự tin, yếm thế vì “không được thành công trong xã hội như người Bắc”.

Các fanpage cổ suý cho lối sống hưởng thụ, ngồi lê đôi mách, hóng chuyện, cười cợt giết thời gian, sáng chế ra những câu cửa miệng thô tục, vô thưởng vô phạt được điều hành bởi các bạn trẻ Bắc Kỳ cũng góp phần làm đồng hoá thế hệ trẻ Nam Kỳ. Nhiều bạn trẻ Nam Kỳ đã tự biến bản thân thành Bắc Kỳ qua những câu comment mà có chứa các từ đại loại như “bác, vãi, cho em xin, vâng ạ, ạ, cơ mà, thế, đấy, vớ vẩn…”

Nhiều cô gái Nam Kỳ cũng lấy chồng Bắc, đó là điều dễ hiểu. Khi mà một môi trường đã được thiết kế để đàn ông phía ngoài Luỹ Thầy  trở thành những con đực ưu tú [giàu có hơn, tự tin hơn], thì chuyện con gái Nam lấy chồng người xứ đó là chuyện hiển nhiên, nếu gia đình không ý thức được rằng nếu mình không có con trai, có rể Bắc là coi như mất đất.

Một miền Nam từng phát triển phồn thịnh mọi mặt từ kinh tế, văn hoá, xã hội, tinh thần, giờ đây đã và đang ngày một xói mòn trước sự thống trị của người Bắc Kỳ. Họ đã khiến nhiều người Nam quên mất sự tự hào và niềm kiêu hãnh đối với các giá trị miền Nam đã dựng nên, mà trước nay đã chưa từng có trên đất này.

Những tôn giáo đại diện cho khí chất người phương Nam như Phật Giáo Hoà Hảo, Cao Đài, dù được cho phép hoạt động, nhưng trên thực tế bị đàn áp và theo dõi rất khốc liệt. [Về vấn đề này, người bake cộng sản cần cảm ơn tổng thống Ngô Đình Diệm đã giải giáp vũ khí của Cao Đài và Hoà Hảo hồi 1955].

Nói về chuyện chống cộng, có người Bắc chê dân Nam hèn nhát chỉ dám lên mạng chửi, viết blog này nọ trong khi thành phần dân Bắc “phản tỉnh” thì thành lập tổ chức, kêu gào, biểu tình đấu tranh rất dữ, rất anh hùng. Thử hỏi rằng người Nam đã bị ai đó tước đoạt hết tài sản, chà đạp về mặt xã hội, dìm chết về mặt tương lai qua lý lịch, hộ khẩu, bóc lột kinh tế, đẩy người ta ra mép biển, nô dịch cho tới tận bây giờ, ai đó đã dùng một chân đạp lên lưng người Nam và bây giờ còn hỏi rằng: “địt con mẹ sao chúng mày phản kháng yếu thế?”

Tóm lại, người Bắc Kỳ thực hiện chính sách đồng hoá hệt như cách Tàu cộng đồng hoá Mãn Thanh, Nội Mông, Tân Cương, Tây Tạng. Nếu bạn là người Nam, hãy tỉnh táo lại trước khi quá muộn, đồng hoá mềm nó nguy hiểm hơn Hitler giết trực tiếp người Do Thái bằng vũ khí hoá học. Tôn giáo và sắc tộc luôn là vấn đề mấu chốt ở mọi quốc gia từng xảy ra chiến tranh loạn lạc, Việt Nam không ngoại lệ, cho dù bạn đang thấy xứ sở mình sống vẫn còn an toàn.

Hãy bình tĩnh và nhìn kĩ lại những đổi thay xung quanh mình chỉ trong 20 năm qua, để biết được bạn đã từ chủ trở thành người khách trên chính quê hương mình…

Chủ Đề