Bà bầu có nên đi xa bằng ô tô

Dịp nghỉ lễ 30/4, mùng 1/5 năm nay kéo dài 4 ngày nên nhu cầu về quê, đi du lịch của các gia đình rất lớn và cả bà bầu cũng vậy. Tuy nhiên, vì đang mang trong mình sinh linh bé bỏng nên chị em cần lưu ý đến việc đi lại, chuẩn bị sẵn sàng từ trước để có chuyến đi vui vẻ, đảm bảo sức khỏe.

Trước khi đi

Theo bác sĩ CK1 sản phụ khoa Nguyễn Thị Song Hà (Nguyên Bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ), trước khi về quê hay đi du lịch, có một số việc mẹ bầu cần làm:

- Khám thai định kỳ đầy đủ và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi lên kế hoạch cho chuyến đi.

- Trong 3 tháng đầu do bánh nhau chưa thành lập nên rất dễ xảy ra hiện tượng động thai, sảy thai,… nên các mẹ không nên đi quãng đường tàu xe xa. Thêm vào đó, yếu tố nghén, buồn ngủ, mệt mỏi cũng ảnh hướng tới việc đi lại.

- Trong chuyến đi xa, mẹ bầu cần chú ý tới chế độ ăn uống để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và thai nhi.

- Đem theo các loại thuốc được bác sĩ kê đơn sẵn, vitamin dùng cho thai nhi,…

- Chọn phương tiện phù hợp khi đi du lịch phù hợp tùy theo tuổi thai. Các mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ và nơi cung cấp dịch vụ vận chuyển.

Bà bầu có nên đi xa bằng ô tô

Trước khi đi, mẹ bầu cần khám sức khỏe và tham khảo lời khuyên của bác sĩ (ảnh minh họa)

Lưu ý khi đi lại bằng máy bay

Theo bác sĩ CK1 Hồ Thị Hoa, nguyên Trưởng khoa Phụ sản - BV Đa Khoa tỉnh Quảng Trị, phụ nữ mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu và 3 tháng cuối không nên đi lại bằng máy bay. “3 tháng đầu của thai kỳ, do bánh nhau chưa thành lập nên thai rất dễ xảy ra hiện tượng động thai và sảy thai nên các chị em không nên di chuyển bằng máy bay. Ngoài ra, khi đi máy bay, các triệu chứng nôn, nghén trong khi mang thai sẽ trầm trọng hơn, ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ bầu.”

Bác sĩ cho biết thêm, đối với bà bầu mang thai 3 tháng cuối cũng cần tránh bay đề phòng chuyển dạ sớm. Bởi, do áp suất thay đổi theo độ cao khiến quá trình lưu thông máu trong cơ thể thai phụ thay đổi, dòng máu nuôi dưỡng thai nhi chảy không đều, gây kích thích tử cung dẫn đến sinh non. Ngoài ra, việc ngồi trên máy bay trong môi trường áp suất thay đổi sẽ gây ứ đọng máu ở phần dưới cơ thể.

Bài liên quan: 

"Thót tim" với những ca sinh con trên trời

Mẹ mang thai đôi đẻ rơi con ngay tại bãi đậu xe

Chồng quay phim vợ đẻ rơi trên xe ô tô đến bệnh viện

“Nếu mẹ bầu buộc phải di duyển bằng máy bay thì cần kiểm tra sức khỏe của chính mình và thai nhi trước khi xuất hành. Ngoài ra, có nhiều hãng hàng không yêu cầu cần phải có giấy xác nhận của bác sĩ về số tuần thai và đủ sức khỏe hay không để thực hiện chuyến bay. Đặc biệt, phụ nữ mang thai trên 36 tuần tuyệt đối không được đi máy bay”, bác sĩ khuyến cáo.

Ngoài ra, những thai phụ có thể hoặc buộc phải sử dụng máy bay cần lưu ý những vấn đề sau:

- Cần đặt vé có chỗ ngồi phía giữa khoang gần cánh máy bay để giảm thiểu dao động khi phi cơ rơi vào vùng nhiễu áp suất. Đồng thời, lấy chỗ ngồi cạnh lối đi để dễ dàng đi lại hoặc tới phòng vệ sinh.

- Thắt dây an toàn dưới bụng và trên đầu bắp đùi để mẹ và thai nhi được an toàn tuyệt đối.

- Khi bay chuyến dài, mẹ bầu nên tập các động tác thể dục cho chân khoảng 15 phút/ lần để tránh hiện tượng đông máu và giãn tĩnh mạch.

- Mang thai trên 28 tuần không nên đi một quãng đường quá xa. Bởi, đi lâu rất dễ dẫn đến hiện tượng sinh non, tăng huyết áp và xuất hiện những cực máu đông trong các tĩnh mạch ở chân.

- Ngoài ra, sản phụ nên ăn uống đầy đủ khi lên máy bay, tránh ăn những thức ăn và đồ uống có ga. Trong suốt chuyến bay, mẹ bầu  cần uống nhiều nước trái cây và sữa để không bị mất nước.

Bà bầu có nên đi xa bằng ô tô
Không nên lái xe trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ

2. Lái xe chậm rãi với tâm trạng thoải mái

Khi lái xe, mẹ bầu nên lái xe chậm rãi và không nên tức giận vì tâm trạng không tốt sẽ khiến mẹ bầu không thể xử lý tốt các tình huống giao thông và có thể gây ra tai nạn giao thông. Nếu có bất cứ sự cố gì xảy ra khi lái xe, mẹ bầu nên đến bệnh viện để thăm khám cho thật an tâm về sức khỏe của mình.

3. Không dùng nước hoa ô tô hay các đồ vật cứng

Nước hoa cũng được xem là nguyên nhân gây dị ứng mùi ở mẹ bầu. Tình trạng dị ứng mùi là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy buồn nôn, khó thở. Đặc biệt, thành phần Methanol có trong nước hoa cũng không tốt cho sức khỏe của mẹ bầu. Do đó, không nên đặt nước hoa hay túi thơm vào xe hơi khi lái xe lúc mang thai. Bạn có thể sử dụng vỏ cam quýt trong xe sẽ cực kỳ an toàn và giúp bầu không khí trong xe dễ chịu hơn.

Ngoài ra, bạn cũng không nên đặt vật cứng vào trong xe để hạn chế nguy cơ tổn thương cho mẹ bầu khi sự cố xảy ra.

4. Thắt dây an toàn cho mẹ bầu đúng cách

Dây an toàn là trang bị cực kỳ quan trọng trên xe. Đối với mẹ bầu khi thắt dây an toàn nên kéo qua vai xuống giữa ngực và kéo sang bên bụng. Cần tránh đặt đai an toàn qua bụng mà nên để phần cố định của đai ở hông, phần dưới đai đặt dưới vòng bụng.

Cần kéo căng phần dây và để dây thật phẳng theo đường cong của bụng. Đặc biệt dây đai không được đặt ở dưới cánh tay, bởi nếu có tai nạn xảy ra sẽ có nguy cơ gây thương tích nghiêm trọng.

Bà bầu có nên đi xa bằng ô tô
Thắt dây an toàn cho mẹ bầu đúng cách

5. Điều chỉnh vị trí lái phù hợp nhất

Cần đảm bảo ghế lái có khoảng cách phù hợp và thoải mái với cơ thể và bàn đạp. Khoảng cách lý tưởng nhất là ngồi xa tay lái khoảng 25cm để bảo vệ bụng trong trường hợp túi khí bung ra khi có va chạm. Nếu xe của bạn có thể điều chỉnh vô lăng thì hãy chuyển tâm của vô lăng ra khỏi phía bụng và hướng về ngực. Sau khi điều chỉnh ghế ngồi, bạn nên chỉnh lại vị trí của gương chiếu hậu và gương bên ngoài. 

Để tránh bị đau lưng khi cầm lái, bạn nên kê chiếc gối tròn nhỏ hoặc khăn bông mềm đủ độ dày ở phần sau lưng ghế lái sẽ mang đến sự thoải mái và dễ chịu khi lái xe. 

6. Khắc phục tối đa các cơn thèm ăn và buồn nôn trên xe

Khi đang mang thai, chắc hẳn các mẹ sẽ không thể tránh khỏi những cơn ốm nghén và thèm ăn. Do đó, khi đang lái xe, để giảm bớt tình trạng này, bạn cần uống hiều nước, ăn đồ ăn nhẹ mà mình yêu thích để đáp ứng cơn thèm ăn. 

Ngoài ra, trên xe nên có sẵn túi nilong và ngăn đựng đồ của bạn. Khi lái xe mà cơ thể mất tập trung, cơn buồn nôn và thèm ăn xuất hiện, mẹ bầu nên dừng xe lại nghỉ ngơi ít phút để cơ thể lấy lại trạng thái thoải mái rồi mới tiếp tục hành trình.

7. Không lái xe trên đoạn đường xấu

Mẹ bầu không nên lái xe trên những đoạn đường xấu như gồ ghề, sỏi đá, trơn trượt, đường sốc để giảm thiểu các ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu ngày hôm đó, sức khỏe bạn không được tốt, cơ thể yếu thì không nên cầm lái. Hãy nhờ người thân cầm lái sẽ đảm bảo an toàn cho bạn trong chuyến đi.

8. Không lái xe đường dài 

Khi ngồi trên xe với từ thế không thoải mái quá lâu sẽ làm tăng nguy cơ sẩy thai, vỡ ối với các tháng gần cuối thai kỳ. Đặc biệt sẽ khiến các mẹ dễ gặp tình trạng đau lưng, chân phù nề, nhức mỏi. Vì vậy, tốt nhất bạn không nên lái xe đường dài, nếu cần thiếp cầm lái thì chỉ lái khu vực gần nơi mình sinh sống hoặc gần các khu dân cư, bệnh viện để dễ bề xoay sở khi cần hỗ trợ.

Cần chuẩn bị kỹ cho những chuyến đi dài là điều mẹ bầu cần đặc biệt chú ý. Khi bạn có dự định di chuyên tới nơi xa, hoặc ngồi trên một chuyến xe dài, mẹ bầu cần hỏi thăm ý kiến bác sỹ, họ sẽ chia sẻ các thông tin hữu ích cho bạn biết phải làm những gì khi xảy ra những tình huống khẩn cấp.

Bà bầu có nên đi xa bằng ô tô
Bà bầu không lái xe đường dài 

9. Bà bầu cần hạn chế lái xe khi thời tiết xấu

Mẹ bầu cũng không nên lái xe khi thời tiết xấu để tránh tình trạng phanh gấp ảnh hưởng đến thai nhi. Nguyên tắc lái xe an toàn khi trời mưa mẹ bầu cần chú ý đó là cần giảm tốc độ, giữ khoảng cách nhất định với xe phía trước để tránh tình trạng phanh gấp. Lái xe trong điều kiện thời tiết xấu, mẹ bầu cần bình tĩnh, tập trung, quan sát kỹ lưỡng, ra tín hiệu đèn xe khi muốn chuyển làn hay tấp vào lề.

10. Không mang giày cao gót

Khi phải cầm lái, mẹ bầu nên ưu tiên đi giày thể thao hoặc giày đế bằng thoải mái, tránh xa giày cao gót. Nếu điều kiện thời tiết thuận tiện, mẹ bầu có thể tắt điều hòa, mở cửa sổ hứng gió tự nhiên. Tuy nhiên, trường hợp nhiệt độ trong xe và bên ngoài có sự chênh lệch quá lớn, hoặc thời tiết bên ngoài quá nóng hoặc quá lạnh sẽ rất dễ làm bà bầu bị cảm cũng là điều mẹ bầu nên chú ý.

Bà bầu có nên đi xa bằng ô tô
Bà bầu không mang giày cao gót

11. Nghỉ ngơi điều độ và hạn chế lái xe

Khi mang thai, do sự thay đổi về hormone trong cơ thể nên mẹ bầu sẽ dễ rơi vào tình trạng căng thẳng hơn người bình thường.

Do đó, mẹ bầu cần hạn chế lái xe đường dài để giảm bớt sự căng thẳng, nhất là tình trạng buồn ngủ khi lái xe đồng thời giúp máu dưới lòng bàn chân lưu thông hiệu quả, từ đó sẽ giúp tránh tình trạng sung tê nhức mỏi chân khi ngồi lâu trên xe. Mẹ bầu cũng nên thường xuyên di chuyển và vận động nhẹ nhàng như duỗi chân, co chân và khởi động các ngón chân sẽ giúp lái xe thoải mái hơn.

Ở trên là những lưu ý khi mẹ bầu phải bắt buộc cầm lái ô tô. Tốt hơn hết, mẹ bầu nên hạn chế cầm vô lăng. Vị trí phù hợp và an toàn nhất cho bà bầu là vị trí giữa của hàng ghế sau. Nếu ngồi ở ghế trên cạnh ghế lái, bạn cần kéo ghế đó xa nhất để bảo vệ bụng của mình khi tình huống túi khí bung ra do va chạm.