Affiliate la gì

Affiliates là gì? Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng Affiliate Marketing là một trong những cách thức tiếp thị tốt nhất trong bán hàng và làm tăng tỉ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng sang khách hàng đồng ý sử dụng sản phẩm và dịch vụ được cung cấp. Trong bài viết này, sẽ cho bạn thấy 4 lí do cơ bản để Affiliate Marketing trở thành một phương thức Marketing mạnh mẽ.

Affiliate la gì
Affiliates la gi

Affiliates là gì?

Affiliates là gì? Affiliate Marketing được hiểu theo nghĩa tiếng việt là Tiếp thị liên kết đây được coi là một trong những hình thức kiếm tiền online (MMO) hiệu quả được nhiều người áp dụng. Với Affiliate Marketing sẽ bao gồm nhà phân phối (Publishers) và Nhà cung cấp (Advertisers).

Khi mà nền tảng kinh doanh này đang dần phát triển và phổ biến tại Việt Nam, người dân cũng quen dần với việc mua sắm trực tuyến, do vậy hình thức Affiliate Marketing đã sớm được áp dụng trên thị trường e-commerce Việt Nam với Access Trade, Lazada, Masoffer, Zalora,… Mặc dù còn khá mới mẻ ở thị trường Việt Nam, nhưng trong hiện tại và tương lai,  Affiliate Marketing vẫn là phương thức kiếm tiền qua mạng hiệu quả nhất so với các phương thức kiếm tiền online khác.

Affiliate la gì
Affiliates la gi

Các thành phần trong mô hình Affiliates là gì?

Nhà cung cấp (Advertiser/Merchant) gồm:

Những cá nhân hay doanh nghiệp có khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ từ mọi ngành kinh doanh như: hàng tiêu dùng nhanh, thực phẩm, thời gian, điện tử,…và các dịch vụ như giáo dục, làm đẹp, tài chính,…

Nhà cung cấp phải đáp ứng yêu cầu về nguồn hàng và chất lượng sản phẩm như cam kết tùy theo chính sách của nhà phân phối.

Đứng từ góc nhìn của nhà cung cấp hàng hóa, hình thức Affiliate Marketing như một kênh phân phối nhưng lại đơn giản, các khâu làm việc không phức tạp. Chỉ cần một banner được thiết kế sẵn với đầy đủ thông tin về sản phẩm là đã có thể quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình. Và chỉ khi bán được hàng mới cần chia sẻ hoa hồng cho nhà phân phối.

Nhà phân phối (Affiliate/Publisher) gồm:

  • Những tổ chức, cá nhân sở hữu website với lượng truy cập lớn, ổn định và uy tín.
  • Những tổ chức, cá nhân có khả năng chạy quảng cáo, có tỷ lệ chuyển đổi từ CPM, CPC sang CPA cao.
  • Những tổ chức, cá nhân có sử dụng MMO và muốn có thêm lợi nhuận từ Affiliate Marketing.

Nhà phân phối là người hiểu rõ tập khách hàng – những người ghé website của họ nhiều nhất, họ biết được thời điểm nào lượng truy cập cao với khả năng convert hiệu quả. Tận dụng lợi thế đó, họ truy cập vào Platform của nhà cung cấp và kéo những sản phẩm, dịch vụ phù hợp với tập khách hàng của họ về website của mình. Khi khách hàng ghé vào website của nhà phân phối và click về webiste của nhà phân phối, phát sinh hành động mua, nhà phân phối sẽ được nhận hoa hồng.

Nếu như một ngày, bạn đang đọc review sách trên website nào đó, bỗng dưng xuất hiện những banner quảng cáo sách của Tiki thì rất có thể đó chính là hình thức Affiliate Marketing. Trong đó, Tiki đóng vai trò là nhà Cung cấp và Website bạn ghé thăm là nhà phân phối.

Tùy vào chính sách, điều kiện trong thỏa thuận, hình thức thanh toán giữa nhà phân phối và nhà cung cấp sẽ khách nhau (CPS, CPL,…)

Khách hàng (End User) gồm:

Là những người dùng cuối cùng, những người sử dụng sản phẩm dịch vụ của nhà cung cấp hoặc hành động khác mà nhà cung cấp yêu cầu.

Mạng lưới tiếp thị liên kết (Affiliate Network):

Là nền tảng trung gian giúp kết nối nhà phân phối và nhà cung cấp với nhau, giúp nhà phân phối theo dõi, đánh giá hiệu quả của việc quảng cáo, bán hàng, đồng thời còn là nơi cung cấp nền tảng kĩ thuật như link quảng cáo, banner,… và thanh toán hoa hồng cho nhà phân phối.

Chương trình tiếp thị liên kết (Affiliate Program)

Lfa hệ thống tiếp thị liên kết do nhà cung cấp sản phẩm đưa ra, họ có thể trực tiếp quản lý hoặc thuê đối tác chuyên cung cấp phần mềm quản lý, thống kê hoạt động tiếp thị liên kết.

Affiliate la gì
Affiliates la gi

Ưu nhược điểm của Affiliates là gì?

Ưu điểm

  • Chi phí khởi nghiệp thấp: Bạn sẽ không cần trả phí tham gia Affiliate. Đa phần các công ty Affiliate sẽ xử lý dịch vụ, sản phẩm nên bạn không cần lo lắng về việc tồn kho hay nguồn hàng.
  • Dễ dàng tham gia: Gần như không có rào cản ngăn việc gia nhập affiliate, bạn đơn giản chỉ cần điền thông tin vào mẫu và có thể bắt đầu quảng bá ản phẩm ngay lập tức.
  • Không lo lắng về vận chuyển, đổi trả: Bạn chỉ cần quảng bá thương hiệu, quảng bá sản phẩm còn lại việc vận chuyển, đổi trả sẽ do nhà cung cấp xử lý.
  • Không cần tạo ra sản phẩm hay dịch vụ: Điều bạn cần làm khi làm affiliate là giao hàng cho clients và khách hàng còn sau đó nhà cung cấp sẽ làm toàn bộ những việc còn lại.
  • Không cần yêu cầu đặc biệt: bạn chỉ cần quảng bá sản phẩm, dịch vụ còn lại không cần học hay cần giấy phép nào cả.
  • Kiếm tiền mọi lúc, mọi nơi: Bạn có thể kiếm tiền từ affiliate marketing mọi lúc, mọi nơi.

Nhược điểm

  • Xây dựng lượt giới thiệu rất mất thời gian: Để làm tiếp thị liên kết kiếm được tiền đáng kể thì bạn cần tốn nhiều thời gian để tạo ra nhiều lượt giới thiệu.
  • Bạn cần giỏi việc tiếp thị qua Internet: Bởi lẽ không có ai được đào tạo chuyên môn để làm affiliate marketing. Bạn muốn thành công thì bạn cần giỏi về Internet Marketing.
  • Quảng cáo hạn chế: Một số chương trình Affiliate sẽ hạn chế quảng cáo, ví dụ như bạn không thể tiếp thị qua email hoặc sử dụng quảng cáo PPC với một số từ khóa nhất định.
  • Có yêu cầu để được chi trả: Một số chương trình Affiliate sẽ cung cấp khoản thanh toán sau khi bạn đạt được một số tiền nhất định.

Các hình thức của Affiliate Marketing tại Việt Nam

Affiliates là gì? Giống như thị trường thế giới, có 4 hình thức Affiliate Markerting phổ biến tại Việt Nam gồm: Product Launch, Niche site, Authority site và CPA.

Product Launch

Như tên gọi của loại hình Affiliate Marketing này, nó dùng cho những chiến dịch marketing ra mắt sản phẩm mới với các mục đích từ nhà cung cấp: thu hút khách hàng mới, tăng doanh thu.

Product Launch đơn giản nhất trong số các loại hình Affiliate Marketing tại Việt Nam hiện nay bởi ít đối thủ cạnh tranh hơn, kiếm tiền sẽ nhanh hơn. Nhưng vì đặc điểm trong chu kì sống của sản phẩm, hình thức này chỉ áp dụng được trong vòng 10-20 ngày từ khi phía nhà cung cấp tung ra sản phẩm.

Niche site

Niche site có thể coi là hình thức Affiliate phổ biến, lâu dài và phát triển nhất. Nhà phân phối xây dựng hệ thống site về một lĩnh vực nhất định thu hút người truy cập cũng chính là khách hàng tiềm năng của nhà cung cấp.

Ví dụ, nếu bạn có niềm đam mê với sách, có thế mạnh về viết lách, bạn có thể viết review sách, về những kiến thức, kỹ năng mà bạn trau dồi được từ sách khiến cuộc sống tốt đẹp hơn. Khi đó, hãy cộng tác với mảng sách của Tiki, cho đặt những cuốn sách phù hợp với độc giả của bạn trên site. Hình thức này gọi là niche site hoặc micro-niche site.

Hình thức Affiliate Marketing này tại Việt Nam được ưa chuộng không chỉ bởi sự phát triển, tính hiệu quả mà số tiền hoa hồng nhận được từ nhà cung cấp từ 5-20% giá trị đơn hàng.

Authority site

Authority tương tự với Niche site, điểm khác biệt là thay vì viết một niche, một ngách nhỏ thì Authority site viết nội dung bao quát lĩnh vực hơn.

Theo hình thức này, nhà phân phối phải đầu tư thời gian để cung cấp một lượng lớn thông tin. Đổi lại, số tiền hoa hồng nhận lại sẽ rất lớn.

CPA

CPA ( Cost Per Action) là hình thức khá phổ biến trên các nền tảng quảng cáo khác nhau. Với Affiliate Marketing, khi nhà phân phối tham gia mạng lưới CPA, họ sẽ có link trao đổi liên kết riêng và lấy những link này đi quảng bá và nhận lại hoa hồng khi khách hàng hoàn thành một hành động như mua hàng, điền phiếu đăng kí, tham gia khảo sát. Số tiền hoa hồng nhận được tùy thuộc vào chính sách dành riêng cho các hành động này.

Các nhà phân phối thường sử dụng kết hợp nhiều công cụ để quảng bá những link này như; Google Adwords, SEO, Facebook Ads,…