70 tuổi huyết áp bao nhiêu là chuẩn năm 2024

Huyết áp giảm nhanh nhất khi máu chạy trong các động mạch nhỏ và các tiểu động mạch và tiếp tục giảm khi máu đi qua các mao mạch và huyết áp đạt mức nhỏ nhất trong tĩnh mạch quay trở lại tim. Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp bao gồm: trọng lực, các van trong tĩnh mạch, nhịp thở, co cơ…

Thuật ngữ “huyết áp” thường được dùng để chỉ áp lực đo ở cánh tay, mặt trong của tay ở vị trí cùi chỏ động mạch tay. Huyết áp được biểu thị bằng một phân số mà tử số là áp lực tâm thu, mẫu số là áp lực tâm trương, đơn vị áp lực là milimet thủy ngân [mmHg], ví dụ: 140/90.

Ngày nay với công nghệ dự báo chuỗi thời gian bằng mạng nơ-ron nhân tạo, người ta còn có thể dự báo huyết áp của bệnh nhân trong một số ngày tới dựa vào các số liệu huyết áp của bệnh nhân trong quá khứ.

Chỉ số huyết áp bình thường của người già là bao nhiêu?

Huyết áp tối đa hay còn gọi là tâm thu, huyết áp tối thiểu hay còn gọi là tâm trương. Căn cứ vào 2 trị số này để chẩn đoán huyết áp thế nào là bình thường.

Huyết áp thấp: Hạ huyết áp hay huyết áp thấp được chẩn đoán khi huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg hoặc giảm 25 mmHg so với bình thường.

Huyết áp bình thường: Đối với người lớn, huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg thì được gọi là huyết áp bình thường.

Huyết áp cao: Khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên thì chần đoán là cao huyết áp.

Tiền cao huyết áp: Giá trị nằm giữa huyết áp bình thường và cao huyết áp Huyết áp tâm thu từ 120-139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 80-89 mmHg thì được gọi là tiền cao huyết áp.

Tuy nhiên, tùy theo độ tuổi lại có những mức chỉ số huyết áp an toàn riêng mà không phải ai cũng biết để giải đáp cho bạn.

Đối chiếu bảng thống kê chỉ số huyết áp theo độ tuổi là tiêu chuẩn tốt nhất để đánh giá sức khỏe thể chất của bạn.

Theo Hiệp hội tim mạch Mỹ [AHA], huyết áp của người Huyết áp bình thường và an toàn cho mọi người là ở mức thấp hơn 120/80 mm / hg.

Căn cứ vào bảng chỉ số trên đây, chúng ta có thể biết được mức bình thường cho huyết áp người già theo từng độ tuổi.

Theo các bác sĩ chuyên, người cao tuổi là đối tượng thường xuyên bị rối loạn các chỉ số huyết áp gây tác động nguy hiểm đến sức khỏe.

Độ tuổi càng cao thì chỉ số huyết áp đạt tiêu chuẩn bình thường cũng sẽ thay đổi. Chỉ số huyết áp bình thường của người già ở độ tuổi từ 60 đến 64 thông thường là 134/87 mmHg.

Đối với những người trên 70 tuổi thì huyết áp tâm thu sẽ có trị số lớn hơn một tí, khoảng 140-160 mmHg. Khi đó chỉ số này được xem là huyết áp giới hạn, vẫn đạt ở mức cho phép, miễn là huyết áp tâm trương thấp hơn 90mmHg.

Lưu Ý Khi Dùng Máy Đo Huyết Áp Cho Người Cao Tuổi Tại Nhà

Đo huyết áp thường xuyên với máy đo huyết áp điện tử tại nhà

– Thư giãn khoảng 10 phút trước khi đo.

– Các lần đo liên tiếp phải cách nhau ít nhất 2 phút.

– Tránh ăn no, hút thuốc, và uống rượu bia trước khi đo

– Luôn tiến hành đo với cùng một cánh tay, thường hay đo ở cánh tay bên trái.

– Giữ vị trí động mạch cánh tay luôn ngang bằng so với tim.

– Không mặc áo bó chặt bắp tay.

– Không nói chuyện, di chuyển, và bắt chéo chân, hay co bóp cơ tay trong quá trình đo.

– Khi đo thấy chỉ số cao quá thì nên lặp lại lần đo ở các ngày kế tiếp theo trong cùng điều kiện. Nếu thấy không mấy thay đổi nên tìm đến sự tham vấn bác sĩ.

Tác động tiêu cực của các vấn đề về huyết áp đến sức khỏe người già

Người già thường mắc các vấn đề về huyết áp như cao huyết áo tâm thu, cao huyết áp giới hạn và tình trạng cao huyết áp áo choàng trắng.

Dù ở tình trạng nào cũng đều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người bệnh, dẫn đến các biến chứng tiêu cực như nhồi máu cơ tim, tắc nghẽn cơ tim, đột quỵ…nếu như không được kiểm soát tốt.

Phòng ngừa bệnh cao huyết áp ở người già

Để duy trì được tình trạng huyết áp ở mức bình thường, kiểm soát tốt các bệnh liên quan đến huyết áp, người lớn tuổi cần lưu ý một số điểm dưới đây

Lão hóa là quy luật của tự nhiên không gì có thể ngăn cản được. Hiện tượng này sẽ khiến các cơ quan trong cơ thể bị thay đổi về cấu trúc và chức năng hoạt động, trong đó phải kể đến hệ tim mạch. Chỉ số huyết áp và nhịp tim của người cao tuổi phản ánh rất nhiều vấn đề về sức khỏe. Để hiểu rõ hơn về hai chỉ số này, mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

1. Những thay đổi về huyết áp và nhịp tim của người cao tuổi

1.1. Sự thay đổi về huyết áp

Huyết áp chính là áp lực do dòng máu tạo ra tác động lên thành động mạch trong quá trình nó di chuyển, tuần hoàn. Huyết áp sẽ do sức cản trở thành mạch và lực co bóp của tim chi phối.

Để duy trì sự ổn định của huyết áp thì cần có sự tham gia của các bộ phận như xoang cảnh và tiểu thể cảnh của động mạch cảnh. Tuy nhiên khi cơ thể bước vào giai đoạn lão hóa, 2 bộ phận cảm thụ và giúp điều hòa huyết áp này sẽ trở nên ít nhạy cảm hơn. Đó là lý do vì sao người lớn tuổi thường bị hạ huyết áp đột ngột khi thay đổi tư thế từ ngồi hoặc nằm sang tư thế đứng. Những lúc như vậy lưu lượng máu bị sụt giảm tạm thời khiến người bệnh thường có triệu chứng là hoa mắt, chóng mặt, choáng váng. Đối với những trường hợp hồi phục chậm lượng máu tới não có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng.

Người cao tuổi nên kiểm tra huyết áp thường xuyên

Ngoài ra, tuổi càng cao thì các mô liên kết trong thành mạch máu cũng lão hóa theo, khiến cho thành động mạch trở nên cứng và dày hơn, giảm đi tính đàn hồi. Điều này làm tăng huyết áp ở người lớn tuổi và tim phải hoạt động gắng sức hơn để bơm máu. Lâu ngày tình trạng này gây ra hiện tượng dày sợi cơ tim, nhồi máu cơ tim, thiếu máu cục bộ cơ tim. Thành của các mao mạch máu dày lên còn làm chậm lại quá trình trao đổi máu, oxy và chất dinh dưỡng đến các cơ quan trong cơ thể.

Ở người trưởng thành huyết áp bình thường nằm trong khoảng:

  • Huyết áp tâm thu: 90 mmHg - 129 mmHg;
  • Huyết áp tâm trương: 60 mmHg - 84 mmHg.

Đối với những người lớn tuổi khỏe mạnh, huyết áp cũng có thể tăng hơn một chút so với hồi trẻ nhưng vẫn nằm trong khoảng giới hạn cho phép, cụ thể huyết áp tâm trương ở người già sẽ tăng 8,6 mmHg, huyết áp tâm thu tăng thêm khoảng 29 mmHg. Nếu huyết áp tâm trương nằm ngoài 95 mmHg và huyết áp tâm thu vượt mức 160 mmHg thì được cho là huyết áp cao cần can thiệp ngay từ sớm.

1.2. Sự thay đổi về nhịp tim

Nút xoang là bộ phận có chức năng điều tiết nhịp tim và lan tỏa xung động khắp cơ tim. Hỗ trợ cho hoạt động này là hệ thống dẫn truyền giúp 4 buồng tim phối hợp và hoạt động với nhau nhịp nhàng, tạo thành một thể thống nhất.

Tuy nhiên khi tuổi cao, nút xoang và hệ thống dẫn truyền sẽ bị lão hóa, bên cạnh đó cấu trúc tim cũng bị biến đổi làm ảnh hưởng đến đường dẫn truyền, gây ra sự rối loạn về nhịp tim.

Thêm vào đó, hệ thống tuần hoàn do tuổi tác ảnh hưởng sẽ trở nên chai cứng, xơ vữa, cản trở quá trình chuyển lưu máu nuôi dưỡng cho tim. Hệ quả là nhịp tim có xu hướng bị chậm hơn, khả năng co bóp không đều làm tắc nghẽn đường tuần hoàn. Cũng có những khi nút xoang bị mất vai trò “nhạc trưởng", không thể điều khiển được nhịp tim khiến tim đập quá nhanh và là nguyên nhân của nhiều trường hợp đột tử do tim.

Khi trong trạng thái nghỉ ngơi, người cao tuổi có nhịp tim khoảng 60 - 100 nhịp/phút. Khi vận động nhịp tim ở người cao tuổi dao động trong khoảng như sau:

Nhịp tim thay đổi theo từng độ tuổi [bpm: số nhịp tim/phút]

2. Những bệnh lý liên quan đến huyết áp và nhịp tim của người cao tuổi

Huyết áp cao là một trong những bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi. Tình trạng này thường xuất phát từ hiện tượng xơ vữa động mạch khiến cơ tim phải tăng lực co bóp, gây ra triệu chứng khó thở và đau thắt ngực ở người bệnh. Ban đầu sau khi ngồi nghỉ ngơi, các triệu chứng sẽ giảm dần nhưng theo thời gian, cơn đau thắt ngực sẽ xảy ra thường xuyên và kéo dài hơn, ngay cả khi bệnh nhân chỉ vận động nhẹ.

Ngoài ra tình trạng xơ vữa động mạch còn làm cản trở sự lưu thông của dòng máu tuần hoàn dễ gây nhồi máu cơ tim. Bệnh nhân có biểu hiện đau ngực dữ dội, làm suy giảm chức năng co bóp cơ tim và nguy cơ ngưng tim hay suy tim là rất cao.

Ở những trường hợp người cao tuổi bị rối loạn nhịp tim thì thường bắt nguồn từ nguyên nhân suy nút xoang. Điều này làm chậm nhịp tim thậm chí là ngưng nhịp tim một khoảng thời gian rồi mới đập lại. Những lúc như vậy bệnh nhân thường sẽ trải qua cảm giác hoa mắt, choáng váng, chóng mặt, lơ mơ, mất ý thức, ngất xỉu, té ngã và đặc biệt nguy hiểm khi đang lao động hoặc tham gia giao thông.

Khi tuổi tác càng lớn thì tình trạng rung nhĩ cũng là một trong các bệnh lý mà người già có thể gặp phải. Rối loạn này có triệu chứng điển hình là nhịp tim không đều dễ tạo huyết khối trong buồng tim. Nếu trong một lần tim co bóp đẩy huyết khối lên não có thể gây tắc nghẽn mạch máu tưới não, hệ quả là dẫn đến đột quỵ gây méo miệng, liệt tay chân.

Khi cấu trúc tim bị thoái hóa do tuổi tác còn làm loạn nhịp tim, tim đập nhanh với các dấu hiệu như tụt huyết áp, đánh trống ngực, chóng mặt, xây xẩm vì giảm tưới máu não. Trong đó nguy hiểm nhất là rung thất có thể khiến bệnh nhân bị tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

3. Các phương án giúp người cao tuổi phòng ngừa bệnh lý về tim mạch

Tuổi tác là yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp và nhịp tim của người cao tuổi. Chúng ta không thể thay đổi được yếu tố này vì đó là quy luật của tự nhiên. Tuy vậy vẫn còn rất nhiều biện pháp giúp chúng ta kiểm soát và điều trị các bệnh về tim mạch ở người già, cụ thể là:

  • Kiểm tra chỉ số huyết áp thường xuyên: nếu người bệnh bị hạ huyết áp tư thế thì không nên vận động hoặc đứng dậy đột ngột. Trong trường hợp bị huyết áp cao thì cần dùng các thuốc hạ áp theo chỉ định của bác sĩ;
  • Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần, tầm soát và kiểm soát tốt các bệnh rối loạn mỡ máu, tiểu đường, bệnh về tim mạch;
  • Xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, có lợi cho hệ tim mạch: nên tăng cường bổ sung chất xơ từ các loại rau xanh, gạo lứt, hoa quả tươi; omega-3 từ cá thu, cá hồi; hạn chế tiêu thụ mỡ động vật, thực phẩm chế biến sẵn hay đồ ăn chứa nhiều muối như thịt muối, cá hộp, dưa cà muối, nước mắm,...;
  • Hạn chế tối đa việc tiêu thụ rượu bia, đồ uống chứa cồn và từ bỏ thuốc lá;
  • Thường xuyên vận động và tập thể dục đều đặn để tăng độ đàn hồi cho thành mạch, hỗ trợ khả năng lưu thông máu;
  • Tránh cảm xúc tiêu cực, căng thẳng, luôn giữ một tinh thần thoải mái và đảm bảo các giấc ngủ ngon trong ngày.

Người cao tuổi nên được theo dõi huyết áp và nhịp tim định kỳ

Trên đây là những kiến thức cơ bản về huyết áp và nhịp tim của người cao tuổi. Nhìn chung để bảo vệ sức khỏe cho hệ tim mạch thì không chỉ người già mà cả người trẻ cũng nên đi khám định kỳ hàng năm, kiểm soát tốt các bệnh lý nền và áp dụng một lối sống khoa học.

Nếu bạn đang có nhu cầu được tư vấn thêm về các bệnh lý hệ tim mạch, hãy đặt lịch khám cùng các y bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.

Huyết áp người già trên 70 tuổi là bao nhiêu?

Mỗi người sẽ có một chỉ số huyết áp khác nhau và độ tuổi càng tăng huyết áp sẽ càng cao. Khoảng thời gian từ 60 - 64 tuổi, một người khỏe mạnh bình thường sẽ có chỉ số huyết áp là khoảng 134/87 mmHg. Còn huyết áp người trên 70 tuổi sẽ có xu hướng cao hơn mức này, khoảng 140/160 mmHg.

Huyết áp thấp ở người cao tuổi là bao nhiêu?

Người trưởng thành có chỉ số huyết áp thấp hơn khi huyết áp trung bình 120/80mmHg [lúc nghỉ ngơi thoải mái] có thể gọi là huyết áp thấp, nặng hơn là dưới 90/60mmHg.

80 tuổi huyết áp bao nhiêu là bình thường?

Các chuyên gia tim mạch khuyến nghị: Ở tuổi này nên giữ huyết áp tâm thu từ 140 – 150 mmHg với người có sức khỏe thể chất và tinh thần tốt.

Huyết áp ở mức bình thường là bao nhiêu?

Cụ thể: + Huyết áp bình thường: Thông thường, ở người lớn nếu huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg thì được coi là huyết áp bình thường. Huyết áp cao: Khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương dưới mức 90 mmHg thì sẽ được chẩn đoán cao huyết áp.

Chủ Đề