50 năm cách mạng văn hóa trung quốc năm 2024

Video do BBC thực hiện giải thích về bối cảnh và những diễn biến của cuộc Cách mạng Văn hóa được thực hiện tại Trung Quốc trong một thập niên.

Khởi đầu từ một chỉ thị vào năm 1966, cuộc Cách mạng Văn hóa có tâm điểm là sự sùng bái cá nhân với Chủ tịch Mao Trạch Đông, dẫn tới những cuộc thanh trừng giới trí thức và sự xuất hiện của tổ chức thanh niên Hồng Vệ Binh với những cuộc đấu tố, lăng nhục và phá hủy các di sản văn hóa.

Hôm nay đánh dấu 50 năm ngày khởi đầu phong trào chính trị bạo động ở Trung Quốc gọi là cuộc Cách mạng Văn hóa.

Ai đứng sau chính sách này?

Lãnh tụ Cộng sản Mao Trạch Đông

Cuộc cách mạng văn hóa là gì?

Một chiến dịch chính trị xã hội dường như khởi đầu nhắm mục đích gợi lại nhiệt tình cách mạng trong dân chúng ở Trung Quốc. Chiến dịch chính trị cứng rắn đã châm ngòi cho cuộc đấu tranh giai cấp, thúc đẩy học sinh sinh viên bạo động nổi loạn chống lại các giáo viên, hàng xóm láng giềng, đồng nghiệp và ngay cả thân nhân quay ra chống đối lẫn nhau. Học sinh sinh viên được gửi đến các vùng nông thôn để học hỏi nông dân, và hàng triệu người khắp nước bị sỉ nhục trước công chúng.

Cuộc cách mạng chấm dứt khi nào?

Chiến dịch được coi là kết thúc với cái chết của Mao Trạch Đông vào ngày 9 tháng 9 năm 1976, và vụ Tứ nhân bang bị bắt sau đó.

Tứ nhân bang là gì?

Đó là một nhóm những phần tử hoạt động dưới sự lãnh đạo của Giang Thạch, vợ Mao Trạch Đông, hành động dưới quyền chồng. 4 người này chịu trách nhiệm chính về việc lèo lái cuộc Cách mạng Văn hóa, và cả nước đi vào tình trạng hoàn toàn hỗn loạn. Họ đưa ra những chỉ thị chính trị và viết những bài phê bình các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản và những người khác bị nhắm làm mục tiêu trong phong trào.

Cách mạng Văn hóa dẫn tới hậu quả gì?

•Trong thời gian 10 năm, hàng triệu người bị hành quyết, một số không rõ người bị giết hại và nền kinh tế bị phá hủy.

•Tứ nhân bang – gồm Giang Thanh, Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều, và Diêu văn Nguyên đã bị đưa ra xử vào năm 1981. Giang Thanh và Trương Xuân Kiều bị án tử hình và sau đó cải thành tù chung tân. Vương Hồng Văn bị án tử hình và Diêu văn Nguyên bị án tù 20 năm. Diêu văn Nguyên là người cuối cùng chết vào năm 2005.

•Trong khi Đảng Cộng sản phần lớn làm lơ trước thời kỳ này, đường lối chính thức của đảng là ông Mao Trạch Đông “70 phần trăm là đúng và 30 phần trăm là sai.” Đảng cũng gọi chiến dịch này là “một tai họa tệ hại” và là “trở ngại nghiêm trọng nhất đối với lý tưởng xã hội chủ nghĩa kể từ năm 1949.”

Cách mạng Văn hóa là phong trào chính trị xã hội bắt đầu 50 năm trước, gây tác động rộng lớn và sâu sắc lên mọi mặt cuộc sống ở Trung Quốc.

1958 - 1961 Đại nhảy vọt

Trong thời kỳ này, Trung Quốc thiết lập các "xã nhân dân đặc biệt" [thường gọi là công xã nhân dân] ở nông thôn thông qua việc sử dụng lao động tập thể và vận động quần chúng. Nhiều cộng đồng dân cư đã được huy động để sản xuất một mặt hàng duy nhất là thép. Tuy nhiên, Đại nhảy vọt là một thất bại về kinh tế. Ảnh: AFP

1/1961 Mao Trạch Đông giảm tín nhiệm

Năm 1961, tại một hội nghị ở Bắc Kinh, chủ tịch nước Trung Quốc Lưu Thiếu Kỳ gọi nạn đói do Đại nhảy vọt là "thảm họa nhân tạo". Mức ủng hộ cho chủ tịch đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông giảm xuống thấp nhất. Ảnh: AFP

5/1966 - Bắt đầu Cách mạng Văn hóa

Ngày 16/5/1966, dưới sự chỉ đạo của ông Mao, Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc ban hành một thông báo chính thức về cuộc Đại Cách mạng Văn hóa Giai cấp Vô sản, với mục tiêu chính là loại bỏ phần tử tư sản. Ảnh: AFP

25/5/1966 Áp phích đầu tiên

Giảng viên tại Đại học Bắc Kinh tên là Nhiếp Nguyên Tử đã viết một tấm áp phích lớn và dán ở bảng tin công cộng, công kích một số lãnh đạo đảng trong trường và quan chức đảng ở Bắc Kinh là cố gắng ngăn chặn tiến trình cách mạng. Những tấm áp phích lớn sau đó được sử dụng rộng rãi trong Cách mạng Văn hóa, để lên án những "kẻ thù của giai cấp".

28/5/1966 Thành lập Nhóm Cách mạng Văn hóa

Giang Thanh, vợ thứ 4 của Mao Trạch Đông, cùng với các đồng minh là Trần Bá Đạt, Khang Sinh, Diêu Văn Nguyên và Trương Xuân Kiều thành lập Nhóm Cách mạng Văn hóa. Ảnh: AFP

16/7/1966 Thể hiện quyết tâm

Ông Mao Trạch Đông bơi vượt sông Trường Giang, Trung Quốc, thể hiện ý chí thực hiện Cách mạng Văn hóa.

Trong ảnh, hàng trăm người đã học theo ông Mao bơi vượt sông Trường Giang. Những chữ họ dựng lên là "Mao chủ tịch vạn tuế!" và "Vạn thọ vô cương". Ảnh: AFP

1/8/1966 Hồng vệ binh phát triển

Học sinh, sinh viên thành lập các đơn vị Hồng vệ binh sau khi ông Mao viết thư cổ vũ họ. Các Hồng vệ binh thường mang theo cuốn Hồng bảo thư như một sự chỉ dẫn hành động từ ông Mao Trạch Đông. Ảnh: Hulton Archive

5/8/1966 "Oanh tạc các trụ sở"

People's Daily, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng Cộng sản Trung Quốc đăng áp phích lớn có tên "Oanh tạc các trụ sở", trong đó, ông Mao Trạch Đông chỉ trích các lãnh đạo hàng đầu có "lập trường tư sản phản động". Ảnh: Chinese Posters

18/8/1966 Tập hợp Hồng vệ binh

Hàng triệu Hồng vệ binh từ khắp nơi trên đất nước tập trung tại quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh để có cơ hội thấy mặt ông Mao. Trong những tháng sau đó, ông Mao Trạch Đông đã diễn thuyết trước hơn 12 triệu Hồng vệ binh.

23/8/1966 - 26/12/1966 Hỗn loạn

Bạo lực do Hồng vệ binh gây ra lan tràn khắp Trung Quốc. Họ sử dụng các hình thức đấu tố, tra tấn, ngược đãi, làm nhục và sát hại. Nhiều người phải tự tử vì sức ép quá lớn. Theo cuốn Mao's Last Revolution của MacFarquhar và Schoenhals, tháng 8 và tháng 9/1966, chỉ riêng ở Bắc Kinh đã có 1.772 người bị sát hại. Tại Thượng Hải, trong tháng 9 có 704 vụ tự tử và 534 ca tử vong liên quan đến Cách mạng Văn hóa. Hồng vệ binh cũng phá hủy nhiều công trình, đồ vật liên quan đến tôn giáo.

Trong ảnh, hai người đàn ông bị cho là "phản cách mạng" bị diễu trên đường phố Bắc Kinh. Ảnh: AP

11/2/1967 - 16/2/1967 Can thiệp thất bại

Một số tướng lĩnh cấp cao muốn chống lại Nhóm Cách mạng Văn hóa nhưng thất bại. Những tướng này sau đó bị thanh trừng. Quyền lực của Giang Thanh và tướng trung thành với ông Mao là Lâm Bưu [trong ảnh] càng được củng cố. Ảnh: Wiki

Chủ Đề