5 đại học ở Việt Nam

Có lẽ nhiều bạn sẽ bất ngờ với câu trả lời. Hiện nay ở Việt Nam chỉ có 5 đại học, bao gồm 2 đại học quốc gia là Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh; 3 đại học vùng là Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế và Đại học Đà Nẵng.

Ơ vậy những trường còn lại, không gọi là “đại học” thì gọi là gì?

Thực tế, trong hệ thống giáo dục bậc học ở Việt Nam hiện nay, bên cạnh các đại học, học viện, trường cao đẳng thì còn lại được gọi là các “trường đại học”. Như là Trường đại học Kinh tế Quốc dân, Trường đại học Ngoại thương, Trường đại học Y Hà Nội, v.v. Một số trường đại học là thành viên của một đại học, ví dụ: Trường đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Trường đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên, v.v.

Điều này được quy định trong Luật giáo dục đại học của Quốc Hội, ban hành năm 2012. Trong đó nêu:

“Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

8. Đại học là cơ sở giáo dục đại học bao gồm tổ hợp các trường cao đẳng, trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, tổ chức theo hai cấp, để đào tạo các trình độ của giáo dục đại học.”

“Điều 7. Cơ sở giáo dục đại học

1. Cơ sở giáo dục đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân gồm:

a) Trường cao đẳng;

b) Trường đại học, học viện;

c) Đại học vùng, đại học quốc gia (sau đây gọi chung là đại học);

d) Viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ.”

Luật giáo dục đại học (2012) cũng quy định về cơ cấu tổ chức của các đại học và các trường đại học:

“Điều 14. Cơ cấu tổ chức của trường cao đẳng, trường đại học, học viện

1. Cơ cấu tổ chức của trường cao đẳng, trường đại học, học viện công lập gồm:

a) Hội đồng trường;

b) Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường cao đẳng, trường đại học; giám đốc, phó giám đốc học viện;

c) Phòng, ban chức năng;

d) Khoa, bộ môn; tổ chức khoa học và công nghệ;

đ) Tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

e) Phân hiệu (nếu có);

g) Hội đồng khoa học và đào tạo, các hội đồng tư vấn.

Điều 15. Cơ cấu tổ chức của đại học

1. Hội đồng đại học.

2. Giám đốc, phó giám đốc.

3. Văn phòng, ban chức năng.

4. Trường đại học thành viên; viện nghiên cứu khoa học thành viên.

5. Trường cao đẳng thành viên; khoa, trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ.

6. Tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

7. Phân hiệu (nếu có).

8. Hội đồng khoa học và đào tạo, các hội đồng tư vấn.”

Kết lại, trong hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam hiện có 2 khái niệm thường được sử dụng lẫn lộn, không phân biệt bởi hầu hết mọi người là “đại học” và “trường đại học”. Thực tế theo quy định pháp luật, 2 khái niệm này có những tính chất khác nhau. Một “đại học” sẽ phải có các trường đại học thành viên, được quản lí bởi một hội đồng đại học mà đứng đầu là giám đốc đại học. Trong khi đó, một “trường đại học” có thể là thành viên hoặc không phải thành viên của một đại học, được quản lí bởi hội đồng trường, đứng đầu là hiệu trưởng.

Lưu ý: Bài này đọc để biết cho vui thôi nhé. Mình không yêu cầu các bạn phải thay đổi cách dùng từ theo đúng định nghĩa.

5 đại học ở Việt Nam

đáng lẽ các “trường đại học” ở VN khi dịch sang tiếng anh thì là college nhưng khum hiểu sao mọi ng dùng luôn chữ university cho “trường đại học” luôn, trừ 5 trường trên thì gọi là university thì phải ròi 

5 đại học ở Việt Nam

Cập nhật: từ ngày 05/12/2022, có thêm Đại học Bách Khoa Hà Nội

Post Views: 10,952

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam là những đại học (cấp quốc gia và cấp vùng), trường đại học, và học viện định hướng nghiên cứu, hàng đầu của quốc gia, được chính phủ ưu tiên giao quyền tự chủ như: được tự in và cấp bằng tiến sĩ; được toàn quyền cử cán bộ đi học nước ngoài, trừ những trường hợp du học bằng ngân sách nhà nước; được chủ động mời và tiếp nhận giảng viên, sinh viên nước ngoài đến học và giảng dạy; được đề xuất mở những ngành đào tạo chưa có trong danh mục đào tạo. Bên cạnh đó, Hiệu trưởng sẽ quyết ngân sách đầu tư thiết bị và xây dựng cơ bản mà không phải thông qua Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.

Hiện nay, ở Việt Nam có 19 cơ sở giáo dục đại học được chọn xây dựng thành đại học trọng điểm quốc gia bao gồm 02 đại học quốc gia, 03 đại học vùng và 14 trường đại học, học viện theo các lĩnh vực và ngành trọng điểm quốc gia (sư phạm, y- dược, kinh tế, nông nghiệp, công nghệ, kỹ thuật quân sự, quân y, hàng hải, báo chí - truyền thông).

Theo kế hoạch của chính phủ, sẽ xây dựng các trường đại học nghiên cứu trọng điểm quốc gia có trình độ đào tạo và nghiên cứu tiên tiến làm đầu tàu cho sự phát triển mạng lưới các trường đại học Việt Nam. Về đội ngũ giảng viên sẽ có trình độ tiến sĩ >75%.

Các đại học trọng điểm quốc gia[sửa | sửa mã nguồn]

Theo đề án quy hoạch, tính đến 2020, Việt Nam có 19[1] hệ thống đại học, trường đại học, học viện thuộc nhóm Đại học trọng điểm quốc gia (bao gồm 6 Đại học, 4 Học viện và 9 Trường đại học đầu ngành)[2]:

  1. Đại học Quốc gia Hà Nội: Hệ thống trường đào tạo và nghiên cứu khoa học cơ bản & ứng dụng hàng đầu miền Bắc Việt Nam.
  2. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh: Hệ thống trường đào tạo và nghiên cứu khoa học cơ bản & ứng dụng hàng đầu miền Nam Việt Nam
  3. Đại học Huế: Đại học vùng, lớn nhất Bắc Trung Bộ
  4. Đại học Đà Nẵng: Đại học vùng, lớn nhất Nam Trung Bộ
  5. Đại học Thái Nguyên: Đại học vùng, lớn nhất khu vực Trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam.
  6. Trường Đại học Cần Thơ: Trường đại học vùng, lớn nhất khu vực Tây Nam Bộ Việt Nam.
  7. Trường Đại học Vinh: Trường đại học vùng, khu vực Bắc Trung Bộ Việt Nam.
  8. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân: Trường đại học đầu ngành khối các trường kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh ở miền Bắc Việt Nam.
  9. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh: Trường đại học đầu ngành khối các trường kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh ở miền Nam Việt Nam.
  10. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội: Trường đại học đầu ngành khối các trường sư phạm ở miền Bắc Việt Nam.
  11. Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh: Trường đại học đầu ngành khối các trường sư phạm ở miền Nam Việt Nam.
  12. Trường Đại học Y Hà Nội: Trường đại học đầu ngành khối các trường y-dược ở miền Bắc Việt Nam.
  13. Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh: Trường đại học đầu ngành khối các trường y dược ở miền Nam Việt Nam.
  14. Đại học Bách khoa Hà Nội: Đại học đầu ngành khối các trường kỹ thuật và công nghệ của miền Bắc Việt Nam.
  15. Học viện Kỹ thuật Quân sự: Trường đại học đầu ngành khối các trường kỹ thuật và công nghệ quân sự, công nghiệp quốc phòng Việt Nam.
  16. Trường Đại học Hàng hải Việt Nam: Trường đại học đầu ngành khối các trường giao thông vận tải và logistics của Việt Nam.
  17. Học viện Nông nghiệp Việt Nam: Trường đại học đầu ngành khối các trường nông nghiệp và lâm nghiệp của Việt Nam
  18. Học viện Quân y: Trường đại học đầu ngành về y dược học quân sự Việt Nam.
  19. Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Trường đại học đầu ngành khối các trường đào tạo về lý luận chính trị, công tác tư tưởng - văn hoá.[3]

Các học viện, trường đại học đang xây dựng đề án[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  2. Trường Đại học Quy Nhơn
  3. Học viện Cảnh sát nhân dân, trực thuộc Bộ Công an
  4. Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường

Khác[sửa | sửa mã nguồn]

Trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật

  1. Trường Đại học Luật Hà Nội [4]
  2. Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh [4]

Trường đại học đầu ngành khối các trường diễn viên, đạo diễn và biên kịch

  1. Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội.
  2. Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “22 trường Đại học được quy hoạch trọng điểm quốc gia”.
  2. ^ “Trường đại học trọng điểm”.
  3. ^ “Học viện Báo chí Tuyên truyền thành đại học trọng điểm”.
  4. ^ a b “PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TỔNG THỂ "XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI VÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÀNH CÁC TRƯỜNG TRỌNG ĐIỂM ĐÀO TẠO CÁN BỘ VỀ PHÁP LUẬT"”.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]