1kg sắt bao nhiêu tiền melbourne victoria, úc

Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu tổng quan về chi phí sinh hoạt tại Melbourne cũng như gợi ý các cách sắp xếp và quản lí chi tiêu. Sẽ rất khó để đưa ra một con số cụ thể vì mỗi bạn sẽ có nhu cầu và khả năng tài chính khác nhau. Con số mình đưa ra chỉ mang tính chất tham khảo, mỗi bạn nên nghiên cứu thêm để tìm ra giải pháp phù hợp với bản thân nhé. Bài viết này gồm 2 phần: Phần I - Các khoản chi tiêu & Phần II - Cách quản lí chi tiêu

PHẦN I. CÁC KHOẢN CHI TIÊU  

A-CÁC KHOẢN CHI TIÊU CHÍNH

1. Tiền ở & bills [gồm điện, nước, Internet]

Đây là khoản chi lớn nhất mỗi tháng, tuy nhiên đối với mỗi nhu cầu nhà ở thì khoản này sẽ khác. Ví dụ, thuê một phòng ở trung tâm thành phố [city] sẽ đắt hơn nhiều so với thuê một phòng ở ngoại ô [suburbs], tương tự thuê một phòng đơn sẽ đắt hơn share phòng với người khác.

Theo kinh nghiệm của mình, giá thuê phòng riêng trong city là AU$1000-1500, share phòng trong city là $600-800; thuê phòng đơn ở ngoại ô sẽ mất $400-800 tùy vào suburb [những khu an toàn & dân trí cao như Hawthorn, Brunswick, Fitzroy sẽ đắt hơn những khu ở xa và “kém an toàn” hơn như North Richmond, Footscray, Sunshine…]

Nếu nhà bạn thuê không bao bills, hãy tự cộng thêm tiền bills khoảng $50-80 vào khoản này nhé. Tiền bills bao gồm ga, điện, nước và Internet; lưu ý có những nơi như nhà mình ở ngày xưa thì tính riêng tiền nước và nước nóng. Mỗi tháng bills về thì sẽ chia đều cho số đầu người trong nhà.

Suggested: Mình lựa chọn phương án share phòng trong một căn hộ gần city [khu Southbank]. Tiền nhà của mình mỗi tháng là $640 cộng thêm khoảng $70 tiền bills. Tổng cộng: $710

2. Phương tiện công cộng

Ở Melbourne, bạn sẽ sử dụng hệ thống thẻ Myki để đi lại bằng phương tiện công cộng. Mình sẽ phải nạp tiền vào thẻ Myki, giống như là nạp tiền điện thoại ở Việt Nam vây. Có 2 lựa chọn là Myki Money [trừ tiền mỗi lần đi] và MykiPass [trọn gói tuần/tháng/năm].

Sinh viên trao đổi như bọn mình sẽ được cấp thẻ Concession giảm giá 50% khi sử dụng Myki. Các bạn hãy ra RMIT Connect tại Melbourne xin một cái form concession, điền vào và mang ra các train station lớn như Melbourne Central hay Southern Cross để xin cấp thẻ Concession nhé

Mọi người tham khảo giá tiền Myki ở bảng trên và trên trang web chính thức của PTV nhé.

Một lưu ý là ở Melbourne có Free Tram Zone, khi bạn di chuyển trong khu vực này thì sẽ được miễn phí tiền đi xe tram [xe điện]. Ngày xưa mình ở Southbank, đi bộ 1-2 stop là ra khu vực Free Tram Zone nên mình hầu như không phải trả tiền đi lại nhiều.

Suggested: Nếu mọi người ở xa city và phải di chuyển mỗi ngày, phương án hợp lí nhất là mua MykiPass [28 ngày hoặc hơn], tức là rơi vào khoảng $70-80/tháng cho tiền đi lại [đã tính concession].

3. Tiền điện thoại & internet

Các nhà mạng phổ biến ở Úc là Vodafone, Optus và Telstra với rất nhiều các gói data phục vụ nhiều nhu cầu khác nhau. Nếu ở Úc từ 1 năm trở lên, bạn có thể đăng kí plan 12 months, giá sẽ rẻ hơn và được nhiều data hơn. Nếu bạn ở ngắn thì kí plan hàng tháng - month to month. Điều thú vị của nước Úc là dù bạn kí plan nào thì cũng sẽ có unlimited talk & text [chứ không phải kiểu trừ cước gọi và tin nhắn như ở Việt Nam]. 

Để các bạn dễ hình dung, mình sẽ lấy ví dụ của Optus: kí plan month-to-month là $35/tháng có 1.5GB, kí plan 12 months thì $30/tháng và có 3GB. Mọi người có thể tìm hiểu kĩ hơn về các plan điện thoại của Optus, Telstra và Vodafone nhé. Ngoài ra còn có các nhà mạng rẻ hơn như Vaya hay Amaysim để mọi người tham khảo nhé.

 

Optus month-to-month plan

Australian Mobile Market Share 2016

Suggested: Hồi mới sang mình không được ai chỉ nên kí plan month-to-month $50/tháng được 8GB, vừa đắt mà mình cũng không dùng hết data. Theo mình, những bạn đi 1 năm nên kí plan 12 tháng, bạn nào đi ngắn thì kí plan $35/tháng là được rồi. Thỉnh thoảng nhà mạng sẽ có các chương trình khuyến mãi thêm data [double data, extra data], lúc đó mình mua để dành vì hết tháng vẫn được roll over sử dụng cho tháng sau.

ĐI CHỢ NẤU ĂN

Theo bạn Tiên Nguyễn thì đây chính là “vũ khí” để tiết kiệm chi phí lợi hại nhất khi sống tại Melbourne. Các bạn có thể mua đồ về nấu ăn tại chợ [Queen Victoria Market, South Melbourne market, …], siêu thị [Coles, Woolworths] và các shop Tàu/cửa hàng châu Á. Chợ ngoài trời thường bán đồ rẻ hơn, tuy nhiên họ chỉ mở vào những giờ nhất định khá bất tiện cho các bạn đang đi học đi làm.

Suggested: Mình nấu ăn riêng và cũng không cầu kì. Mình thường đi siêu thị Coles & Woolworths gần nhà khoảng 1-2 lần/tuần, mỗi lần mua hết khoảng $30-50. Mỗi tháng mình tiêu hết tất cả khoảng $200 tiền mua đồ ăn.

ĂN NGOÀI

Mình hay tụ tập bạn bè nên ăn ngoài cũng nhiều. Mình khuyên các bạn tiết kiệm, nhưng đừng tiết kiệm quá để bỏ lỡ những món ăn cực ngon ở thành phố đa văn hóa này. Bản thân mình thấy đồ Tàu, đồ Hàn, đồ Nhật và đồ Thái ở Melbourne ngon tuyệt đỉnh [huhu nói lại nhớ]. Dăm bữa nửa tháng là lại có night market và food truck các kiểu cực hay ho và ngon nên mình không thể kiềm chế. Bọn mình hay đi ăn theo nhóm nên khi chia tiền ra thì cũng chỉ khoảng $10-$15/đứa cho một bữa ăn.

Suggested: Budget đi ăn ngoài một tháng của mình là khoảng $100-$150 tùy tháng. Khoản này các bạn hoàn toàn có thể cắt giảm đi nếu muốn tiết kiệm nhé.

B-CÁC KHOẢN TIÊU PHỤ

Shopping

Khoản này bao gồm tiền mua quần áo, túi xách, phụ kiện, đồ văn phòng phẩm, đồ vệ sinh cá nhân [đồ trang điểm, dưỡng da, sữa tắm, dầu gội đầu]... Các bạn hãy tự dựa vào nhu cầu của mình để lên budget shopping cho phù hợp. Mình thì hay mua đồ của các thương hiệu thời trang bình dân như H&M, Zara, Dotti,... Thỉnh thoảng mình sẽ ra DFO ở South warf để mua đồ outlet giá rẻ. Khoản này mình không suggest được vì độ chênh lệch giá giữa các phân cấp nhãn hiệu thời trang là quá lớn.

Chi phí giặt là [nếu có] 

Nếu nhà bạn thuê không có máy giặt hoặc bạn phải sử dụng chung hệ thống coin-operated laundry của tòa nhà thì bạn sẽ phải tính tới khoản chi phí này nữa. Ngày xưa mình ở Unilodge, mình sử dụng máy giặt & máy sấy chung ở tầng hầm của tòa nhà với giá $4/lần giặt và $4/lần sấy. Một tháng mình giặt khoảng 6-8 lần, hết tổng cộng $46-$64.

Giải trí/hoạt động xã hội

Người ta nói bạn sẽ không bao giờ cảm thấy buồn chán khi sống tại Melbourne. Melbourne luôn nhộn nhịp với nhiều loại hình giải trí đa dạng. Tin vui cho các bạn yêu thích nghệ thuật là hầu hết những bảo tàng hay triển lãm ở Melbourne đều miễn phí vào cửa cho sinh viên. Ngoài ra bạn cũng có thể trải nghiệm các hình thức giải trí khác như đi xem phim, chơi bowling, chơi thể thao… với giá đặc biệt dành cho sinh viên [nếu dùng mạng Optus bạn có thể mua vé xem phim ở rạp Hoyts với giá $11/vé].

Du lịch

Here comes the most exciting part of being an exchange student! Mình là một đứa cực mê du lịch, cứ hở ra là mình đi du lịch thôi. Mình thấy đi du lịch ở Úc cực dễ và tiết kiệm. Có rất nhiều phương tiện cho bạn lựa chọn: tàu, máy bay, xe khách… phù hợp với kế hoạch và túi tiền của từng người. Để nói về đi du lịch ở Úc thì chắc mình viết vài chục bài không hết vì có quá nhiều điều để nói. Cho các bạn dễ hình dung, mình đi một chuyến Sydney 4 ngày bằng máy bay hết khoảng $600 nhé; còn nếu đi chơi xa trong Victoria thì nhiều khi chỉ mất một ngày tiền Myki và tiền ăn [

Chủ Đề