10 thành phố hàng đầu ở nc theo dân số năm 2022

  • Điều kiện tự nhiên
  • Danh lam thắng cảnh
  • Đơn vị hành chính
  • Kinh tế - Xã hội

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN:

1. Vị trí địa lý:

Thăng Long- Hà Nội nằm ở tọa độ: 210 05 vĩ tuyến Bắc, 1050 87 kinh tuyến Đông, trong vùng tam giác châu thổ sông Hồng, đất đai mầu mỡ, trù phú. được che chắn ở phía Bắc - Đông Bắc bởi dải núi Tam Đảo và ở phía Tây - Tây Nam bởi dãy núi Ba Vì - Tản Viên,  khoảng cách là 50km. Hà Nội là thủ đô của Việt Nam, là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa lớn nhất của cả nước.

Đất Hà Nội là đất bãi và trên bãi của sông Hồng, do phù sa sông Hồng đắp đổi. Cho nên đất Hà Nội nội thành, bên Hồ Tây, có dòng Tô Lịch, lại có rất nhiều đầm hồ. Xem trên bản đồ từ thời xưa cho đến giữa thế kỷ này, thì lãnh thổ Hà Nội là một vùng đầm lầy, một thành phố sông hồ, nửa đất, nửa nước. Phần lãnh thổ chủ yếu của Thăng Long – Hà Nội xưa là phần đất bồi, được bao bọc bởi sông Hồng ở  Bắc và phía Đông, bởi sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu [nhánh sông Tô] ở phía Tây và phía Nam.   

2. Khí hậu:

Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa. Thuộc vùng nhiệt đới, thành phố quanh nǎm tiếp nhận lượng bức xạ Mặt Trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Và do tác động của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn, trung bình 114 ngày mưa một năm. Một đặc điểm rõ nét của khí hậu Hà Nội là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9, kèm theo mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 28,1 °C. Từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau là khí hậu của mùa đông với nhiệt độ trung bình 18,6 °C. Cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 và tháng 10, thành phố có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu và đông.

Khí hậu Hà Nội cũng ghi nhận những biến đổi bất thường. Vào tháng 5 năm 1926, nhiệt độ tại thành phố được ghi lại ở mức kỷ lục 42,8 °C. Tháng 1 năm 1955, nhiệt độ xuống mức thấp nhất, 2,7 °C.[5] Đầu tháng 11 năm 2008, một trận mưa kỷ lục đổ xuống các tỉnh miền Bắc và miền Trung khiến 18 cư dân Hà Nội thiệt mạng và gây thiệt hại cho thành phố khoảng 3.000 tỷ đồng.

3. Đặc điểm địa hình:

Nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.324,92 km², nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn.

Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển.Nhờ phù sa bồi đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác. Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh như Ba Vì cao 1.281 m, Gia Dê 707 m, Chân Chim 462 m, Thanh Lanh 427 m, Thiên Trù 378 m... Khu vực nội thành có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng.

4. Dân số và diện tích:

Theo kết quả tổng điều tra dân số ngày 01/4/2009, dân số Hà Nội là 6.448.837 người và rộng  3.324,92km2, gồm 10 quận, 1 thị xã và 18 huyện ngoại thành, đứng thứ hai về dân số và đứng đầu cả nước về diện tích, nằm trong 17 thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới.

Năm 1954, thành phố có 53.000 dân, diện tích 152km2. Năm 1961, thành phố được mở rộng, diện tích lên tới 584km2, dân số 91.000 người. Năm 1978, Quốc hội quyết định mở rộng Thủ đô lần thứ hai với diện tích đất tự nhiên 2.136km2, dân số 2,5 triệu người. Năm 1991, địa giới Hà Nội tiếp tục thay đổi, chỉ còn 924km2, nhưng dân số vẫn ở mức hơn 2 triệu người. Trong suốt thập niên 1990, cùng việc các khu vực ngoại ô dần được đô thị hoá, dân số Hà Nội tăng đều đặn, đạt con số 2.672.122 người vào năm 1999.

Mật độ dân số Hà Nội hiện nay cũng như trước khi mở rộng địa giới hành chính, không đồng đều giữa các quận nội và ngoại thành. Trên toàn thành phố, mật độ dân cư trung bình 1.979 người/km2 nhưng tại quận Đống Đa [ trước đây là quận Hoàn Kiếm], mật độ lên tới 35.341 người/km2. Trong khi đó, ở những huyện ngoại thành như Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, mật độ không tới 1.000 người/km2. Về cơ cấu dân số, theo số liệu năm 1999, cư dân Hà Nội và Hà Tây khi đó chủ yếu là người Kinh, chiếm tỷ lệ 99,1%. Các dân tộc khác như Dao, Mường, Tày chiếm 0,9%. Theo số liệu  điều tra dân số ngày 01/4/2009, toàn thành phố Hà Nội có 2.632.087 cư dân thành thị chiếm 41,2% và 3.816.750 cư dân nông thôn chiếm 58,1%.

5. Tài nguyên thiên nhiên:

a. Núi ở Hà Nội

Không kể hai dãy Ba Vì, Hương Sơn và quần thể núi Sài thì khu vực ngoại thành có:  Dãy Sóc Sơn: nằm trong hệ thống mạch núi Tam Đảo chạy xuống,  gồm nhiều ngọn nằm trên hai huyện Mê Linh và Sóc Sơn.. Trong dãy có ngọn Hàm Lợn - còn gọi là núi Chân Chim - là ngọn cao nhất, cao 462m.

Riêng ngọn núi Sóc cao 308m - còn gọi là núi Mã, núi Đền, núi Vệ Linh, nay thuộc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn - tương truyền là chỗ Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt bay về trời.

Núi Câu Lậu: Còn gọi là núi Tây Phương hoặc núi Trâu, tọa lạc ở xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất. Trên núi có chùa Tây Phương nổi tiếng. Cạnh núi này còn có những quả núi đất như Lôi Âm, núi Nứa. 

Núi Thanh Tước: cao 59m, ở xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh. Đây là nơi quận Hẻo Nguyễn Danh Phương lập tiền đồn chống chúa Trịnh. Vùng này còn lưu truyền câu: “Ba làng Kẻ Đám [Đạm Nội,  xã Tiền Châu ]. tám làng Kẻ He  [Xuân Phương, xã Phúc Thắng] không đánh nổi quận què ớ núi Thanh Tước.

Núi Tử Trầm ở xã Phụng Châu, huyện Hoài Đức. Đại Nam nhất thống chí ghi: “Giữa đất bằng nổi lên mấy ngọn cao chót vót dưới có động, trên có chùa Vô Vi, núi nước kề nhau. Xưa, vua Lê dựng hành cung ở đây, đào hồ ở ven núi để tiện đi thuyền, vì thế gọi là núi Long Châu, Phụng Châu. Trên núi có đá âm và đá dương, tương truyền khi nào đá dương kêu thì trời nắng, đá âm kêu thì trời mưa . Trong hang Trầm có một số đá tạc khoảng thế kỷ XVII.

Núi Tử Trầm

Núi Mã: Còn gọi là núi Tiên Lữ ở xã Tiên Phương, huyện Hoài Đức, cao 50m. Trên có chùa Trăm Gian nằm giữa những cây trám cổ thụ, đặc biệt có vài chục gốc thông già vài trăm năm xòe tán rộng che mát cả ngọn núi. 

Núi Sái. ở thôn Thụy Lôi, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, còn có tên là núi Quy Mẹ, một trong bảy ngọn núi giếng như bảy con rùa. Trên núi có đền thờ Huyền Thiên, gọi là Chùa Sái, tương truyền vị thần này xưa giúp An Dương Vương xây thành Cổ Loa.

Ở nội thành cũng có núi, nhưng cao không quá hai chục mét, phần lớn ở  quận Ba Đình, gồm: 

Núi Sưa: có nhiều cây sưa, độ cao của núi là 16m. Nay ở trong khu vườn Bách Thảo, trên đỉnh núi còn đền thờ Huyền Thiên Hắc Đế [người ta vẫn gọi lầm núi này là núi Khán, núi Nùng].

Núi Nùng: còn gọi là núi Long Đỗ, có nghĩa là rốn rồng, vì ở giữa núi có một lỗ thông xuống dưới đất. Lý Thái Tổ dựng chính điện ở trên núi. Đời Lê, năm 1430, xây điện Kính Thiên trên nền cũ này. Núi hiện nay không còn, chỉ còn bốn bệ rồng đá là dấu vết điện Kính Thiên cũ.

Núi Khán: là ngọn núi đất thấp ở phía Bắc thành Hà Nội cũ. Thời Lê thường làm nơi vua ngự xem duyệt binh, lâu rồi thành tên. Núi đã bị san bằng hồi cuối thế kỷ 19. Vị trí ở vào khoảng trước cửa Phủ Chủ tịch bây giờ. Ngoài ra, nằm trong khu vực giữa đường Thụy Khuê và đường Hoàng Hoa Thám thuộc quận Ba Đình còn có các núi đất sau:

- Núi Cung: cao nhất 18m, tương truyền cung điện dựng ở đây.

- Núi Cột Cờ:  cao 13m.

- Núi Voi: còn gọi là núi Thái Hòa, cao 14m ở phía Đông núi Cột Cờ.

- Núi Trúc: cao 11m ở làng Vạn Phúc.

- Núi Bò: cao 8m cạnh hồ Thủ Lệ.

* Vùng núi Ba Vì

Vùng núi Ba Vì với diện tích khoảng 7.000 ha bao gồm một vùng sinh thái hoàn chỉnh, cao từ 100m trở lên với các xã Ba Vì, Minh Quang, Tản Lĩnh và khu vườn Quốc gia Ba Vì.

Núi Tử Trầm

Núi Tản Viên, ngọn cao nhất 1.281m, giữa hơi thắt cổ bồng trên xòe như cái tán nên gọi là đỉnh Tản Viên. Sườn phía Đông thoai thoải, sườn phía Tây dốc hơn. Trên núi có Hang Hùm ở độ cao 840m, hang Da Dê ở độ cao 705m. Ngọn phía Đông tục gọi là đỉnh Ngọc Hoa hay núi Bà, cao l.220m và đỉnh phía Tây cao 1.120m. Trong sơn hệ Ba Vì còn có các thác nước lớn như Ao Vua ở phía Bắc cao 25m, thác Hương phía Đông Bắc cao 20m. Các suối Ổi, suối Mít, suối Soạn, đặc biệt có “Khoang Xanh” với dòng suối Tiên dài gần 7km.

Địa hình gò đồi dưới chân và bao quanh núi Ba Vì có dạng bát úp như đồi Vai cao 113m là quả đồi lớn nhất vùng, trấn mạn Đông Bắc; dãy đồi lượn sóng thuộc xã Xuân Sơn nối tiếp theo nhau như đàn rùa đang chạy tạo nên dãy đồi Đùm, truyền thuyết dân gian cho là Sơn Tinh gánh đất đắp thành lũy chống Thủy Tinh bị đứt quai, lọt sọt đã đánh rơi đất ra đấy [Đồi Đùm đứt quai, đồi Vai lọt sọt].

Đây là vùng bảo tồn thiên nhiên có nhiều hệ động thực vật quý hiếm, gồm 80 họ hơn 780 loài, trong đó hơn 200 loại dược liệu quý, hàng trăm loại rau rừng và quần thể phong lan quý hiếm. Vùng núi Ba Vì đã trồng hàng ngàn ha  hệ cây trồng tạo nên vốn rừng quý. Hệ động vật cũng đa dạng , về chim dã có 114 loại thuộc 44 họ, 17 bộ và nhiều loài thú gấu, chồn, cáo, tê tê, sóc... Hiện nay từ độ cao 600m trở lên là rừng tự nhiên nhiều tầng, trùng điệp đa dạng sắc thái. Ở độ cao 400m khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình cả năm hơn 200C, giữa mùa hè có lúc nhiệt độ chỉ 180C. Về khoáng sản ở vùng này có vàng sa khoáng trữ lượng khá, quặng, amiăng, quặng pyrit trữ lượng lớn đang khai thác và nhiều loại đá quý đá xây dựng rất có giá trị. Ba Vì còn có nhiều di tích lịch sử văn hóa, nhiều đình chùa nổi tiếng: Tây Đằng, Chu Quyến, Tường Phiêu, chùa Mía... có khu K9 lưu giữ nhiều dấu tích Chủ tịch Hồ Chí Minh.

* Vùng núi Nương Ngái -  Hương Sơn.

Đây là một nhánh của vùng núi từ Suối Rút, tỉnh Hòa Bình chạy ra đến Hòn Nẹ ở ngoài khơi huyện Kim Sơn - Ninh Bình, dài trên 120km, bề ngang chiếm toàn bộ vùng trũng sông Đà, rìa Đông là sông Tích và sông Đáy. Hai dãy Nương Ngái và Hương Sơn chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam trên 30km, làm ranh giới giữa hai tỉnh Hòa Bình và Hà Nội [mới] ở địa phận huyện Mỹ Đức, bắt đầu từ Miếu Môn xuống xã Hợp Tiến. Đường 73 vào Chợ Bến đi qua giữa Nương Ngái và Hương Sơn. Dãy Nương Ngái dựng đứng như một bức tượng thành, ruộng ăn sát vào tận chân núi. Vùng này được cấu tạo chủ yếu bằng đá vôi với các đỉnh núi thường chỉ cao 100 đến 300m.

Dãy Nương Ngái - còn có tên là dãy núi Rạng - có hai đỉnh cao 281m và 233m. Dãy Hương Sơn có đỉnh Thiên Trù cao 378m. Toàn thể hai dãy núi rộng khoảng 5.770ha.

Tổng cộng có gần trăm hòn núi đá vôi , hình dáng kỳ quái như núi Trượng, núi Sư Tử, núi Hàm Long, núi Trống, núi Chiêng, núi Gà, núi Yên Ngựa. Nước mưa còn đào lòng đá vôi thành nhiều hang động hoặc ngang dọc, hoặc thẳng đứng như hang Dơi, hang Rắn, như các động đá Trượt, Linh Sơn, Bồng Lai, Tiên Cảnh, Ngọc Long...

Long Vân là một nhánh của suối Yến, ngược suối là đến động Long Vân chùa Thanh Sơn, Hương Đài. Suối Tuyết chảy ra sông Đáy ở bến Phú Yên, ngược suối là chùa Bảo Đài rồi lên chùa Tuyết Sơn. Hương Sơn có trên 15 động và chùa nổi tiếng, diện tích tự nhiên trên 3.000ha đã bị nước xẻ thành phễu đá, hố thụt, tách khỏi núi cũ ra thành những núi sót rải rác giữa những thung lũng tròn. Vào động Hương Tích, nhìn xuống lòng động, ta thấy ở dưới là hai lũng đã được nối liền với nhau và vách núi đá cũ đã thành một núi đá vôi sót lại.

b. Sông ở Hà Nội

Sông Hồng chảy vào Hà Nội từ xã Phong Vân, huyện Ba Vì. Sau khi uốn vòng lên phía Bắc bao quanh bậc thềm Cổ Đô, Tản Hồng thì phóng về phía Đông rồi Nam đến hết xã Quang Lãng huyện Phú Xuyên là hết địa phận Hà Nội khoảng 120km.

Sông Hồng

Sông Hồng - con sông chính gắn liền với Hà Nội - bắt đầu từ dãy Ngụy Sơn ở độ cao l.776m thuộc huyện Nhị Đô, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc; chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam vào Việt Nam từ Hà Khẩu [Lào Cai] và chảy ra vịnh Bắc bộ ở cửa Ba Lạt [Nam Định]; có chiều dài khoảng 1.160km, phần chảy qua Việt Nam khoảng 556km. Sông Hồng chảy vào Hà Nội từ xã Phong Vân, huyện Ba Vì. Sau khi uốn vòng lên phía Bắc bao quanh bậc thềm Cổ Đô, Tản Hồng thì phóng về phía Đông rồi Nam đến hết xã Quang Lãng huyện Phú Xuyên là hết địa phận Hà Nội khoảng 120km. Lũ sông Hồng chủ yếu do lũ các phụ lưu chính là sông Đà và sông Lô gây nên. Mỗi năm mùa lũ kéo dài năm tháng từ tháng 6 đến tháng 10 dương lịch [trùng với mùa mưa].  Đê sông Hồng được đắp từ năm 1108, đoạn từ Nghi Tàm đến Thanh Trì gọi là đê Cơ Xá. Ngày nay sông Hồng ở Việt Nam có 1.267km đê ở cả hai bên tả, hữu ngạn. Độ cao mặt đê tại Hà Nội là 14m.

Sông Đuống là phân lưu của sông Hồng, dài 65km, nối liền hai con sông lớn của miền Bắc là sông Hồng và sông Thái Bình. Sông Đuống tách ra khỏi sông Hồng từ xã Ngọc Thụy [Gia Lâm], chảy về phía đông rồi Đông Nam qua các huyện Thuận Thành, Gia Lương [Bắc Ninh] đổ vào sông Thái Bình ở Đại Than, gần Phả Lại. Đoạn chảy qua Hà Nội dài 17,5km. Sông còn có các tên cổ là sông Thiên Đức, sông Đông Ngàn, sông Bắc Giang. Đoạn sông gần Phả Lại gọi là sông Đại Than.

Hoàng hôn trên Sông Đuống

Sông Tô Lịch là phân lưu của sông Hồng, tách từ phường Hà Khẩu chỗ “cửa cống thôn Hương Bài” nay là chỗ trường Trần Nhật Duật [phố Trần Nhật Duật] theo hướng Đông Tây đến chợ Bưởi quay theo hướng bắc nam vòng vo tới xã Hà Liễu [Thường Tín - Hà Tây] thì nhập vào sông NhNăm 1889, thực dân Pháp đã lấp nhánh sông Tô từ cửa Hương Bài [Hà Khẩu] đến Thụy Khuê. Từ khi bị lấp, sông chỉ còn là dòng thoát nước thải của thành phố, ngày càng ô nhiễm nặng.

 Sông Nhuệ còn gọi là sông Từ Liêm. Do chỗ phát nguồn gần đầm Bát Lang, xã Hạ Mỗ [Đan Phượng] rất nhỏ, sau to dần trông hình dáng tựa như cái dùi nên gọi là sông Nhuệ. Dòng sông chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam qua đất huyện Từ Liêm, Thanh Trì huyện Thường Tín, Phú Xuyên rồi nhập vào sông Đáy ở thị xã Phủ Lý.

Sông Kim Ngưu vốn là một nhánh của sông Tô Lịch từ phường Yên Lãng chảy theo đường La Thành qua cống Nam Đồng, Phương Liệt [quận Đống Đa] tới xã Thịnh Liệt thì thông với sông Sét rồi chảy vào huyện Thường Tín [Hà Tây] nhập với sông Nhuệ. Đó là dòng chính. Còn có nhiều nhánh khác chảy trong quận Hai Bà Trưng và huyện Thanh Trì song tác dụng chủ yếu ngày nay là đường thoát nước thải của nội thành.

Sông Cà Lồ trước kia là một nhánh của sông Hồng, tách ra từ xã Trung Hà, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc, cách sông Hồng tới 3km. Sông Cà Lồ còn có tên là sông Phù Lỗ, chảy vòng vèo, là ranh giới giữa huyện Sóc Sơn với các huyện Mê Linh, Đông Anh và Hiệp Hòa [Bắc Giang].

Từ ngày 1-8-2008 Hà Tây hội nhập với Hà Nội nên thành phố ngày nay có thêm các con sông: - Sông Đà còn gọi là sông Bờ hay Đà Giang, là ranh giới tự nhiên ở cực Tây Hà Nội ngày nay. Phát nguyên từ Vân Nam, Trung Quốc, sông Đà ở phía Tây Bắc tỉnh Sơn Tây cũ, đoạn từ núi Chẹ đến Trung Hà, dài khoảng 32km, song song với sông Hồng, đến thị xã Hòa Bình thì gặp một đường đứt gãy sâu hình khuyên ở bên dưới, khiến dòng sông phải quay lên hướng Bắc và đổ vào sông Thao trước khi hợp thủy với sông Lô ở Ngã ba Hạc. 

Sông Đáy có tên Hát Giang, là một phân lưu bên bờ phải của sông Hồng tại Hát Môn [tức Ngã ba Hát]. Đây là nơi Hai Bà Trưng lập đàn tế trời đất trước khi kéo quân đi đánh Tô Định. Phù sa ven sông Đáy đã làm mọc lên bao làng quê trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa. Vùng đất bờ sông từ Đan Phượng xuống Mỹ Đức có thể trồng hàng ngàn ha dâu.

Sông Đáy

Sông Tích bắt nguồn từ sườn phía Đông Bắc núi Ba Vì đổ xuống giữa hai xã Cẩm Lĩnh và Thụy An. Đây là lối thoát nước chính của vùng núi Ba Vì, tất cả nước mưa ở sườn núi phía Đông Bắc đều dồn vào dòng ấy. Vì vậy mà sông Tích xâm thực miền chân núi làm thành những mặt bằng. Ở trên đấy, dòng sông chảy uốn lượn quanh co như ở châu thổ. Nhưng đến thời tân kiến tạo, mặt đất đã già ấy được nâng lên làm cho lòng sông lại dốc mạnh và phải xâm thực trở lại rồi đào lòng cũ xuống sâu qua một chu kỳ thứ hai. Mặt đất khi ấy đã cứng lại thành đá ong nên dòng sông không có bãi, không bên lở bên bồi như những sông bình thường ở đồng bằng mà bờ dốc thẳng đứng như sông miền núi. Sông Tích là kết quả của một quá trình trùng xâm rất hiếm có trong các sông ngòi nước ta. Về đến Xuân Mai, sông gặp sông Bùi từ Lương Sơn [tỉnh Hòa Bình] đổ vào và đoạn này cũng gọi là sông Bùi. * Mực nước sông Hồng cao nhất?

Sông Hồng chảy vào Hà Nội từ xã Cổ Đô - huyện Ba Vì đến xã Quang Lãng - huyện Phú Xuyên, dài trên 100km, lưu lượng nước bình quân hàng năm rất lớn: 2.640 m3/s với tổng lượng nước chảy qua tới 83,5 triệu m3. Khi có lũ lớn mặt nước sông Hồng cao hơn đường phố Hà Nội tới 7m. Năm 1971, nước lũ sông Hồng được coi là cao nhất từ thế kỷ XX tới nay [năm 2006] lên tới 14,13m, làm vỡ đê Cống Thôn. Đây là trận lũ trong vòng 100 năm mới lại thấy. Ngoài ra còn có những trận lũ lớn khác mà mực nước đo tại Hà Nội cũng khá cao: ba năm 1893 - 1904 - 1915 đo được từ 12,5m đến 13m; năm 1924 là 11,12m; năm 1926 là 11,92m [làm vỡ đê Lâm Du]; năm 1945 cao 12,68m; năm 1983 cao 12,7m. Lũ của sông Hồng tập trung lượng nước của ba con sông lớn: sông Đà, sông Lô, sông Thao, mực nước khi lũ về lên tới 0,4m/h và 2,5m/ ngày. Tại Hà Nội lũ tháng 9-1975 mực nước lên 2,2m/1 ngày. Hàng năm có tới 10 trận lũ từ tháng 6 đến tháng 10, một cơn lũ có thể kéo dài từ 1 đến 2 tuần [tháng 8-1945 kéo dài 14 ngày, lũ tháng 8- 1971 kéo dài 15 ngày].   

c. Hồ ở Hà Nội

Hồ Tây

Hồ Tây: rộng tới trên 500 ha, lớn nhất trong nội thành, xa xưa từng là một đoạn sông Hồng cũ còn sót lại khi sông đã đổi dòng... Theo thư tịch thì thế kỷ 11, hồ này đi vào lịch sử với tên là Dâm Đàm [đầm Mù Sương]. Tới thế kỷ 15 lại gọi là Tây Hồ. Hồ Tây từ lâu đã là thắng cảnh của đất Thăng Long. Từ đời Lý Trần, các vua chúa đã lập quanh hồ nhiều cung điện làm nơi nghỉ mát, giải trí. Hiện nay quanh hồ còn 61 đình, chùa, đền, phủ.    

Hồ Gươm - Hà Nội

Hồ Gươm: Nước hồ bốn mùa xanh nên còn có tên gọi là hồ Lục Thủy Nguyên, hồ rất rộng, dài từ Hàng Đào đến Hàng Chuối rồi thông với sông Hồng. Với truyền thuyết Lê Lợi trả gươm, hồ có thêm tên là Hoàn Kiếm. Rồi hồ được lấy làm chỗ cho thủy quân luyện tập nên còn được gọi là hồ Thủy Quân. Sau nữa, hồ được đắp đập ngăn làm hai nên phía Bắc gọi là hồ Tả Vọng, phía Nam là hồ Hữu Vọng. Trong hồ, phía Bắc có một gò đất, các cụ gọi là núi Ngọc, phía Nam có một gò nữa gọi là núi Rùa vì ngày xưa vốn có quy định: cao một tấc gọi là núi [cao nhất thốn, giả vi sơn]. Trong núi Ngọc nay có đền Ngọc Sơn. Trên núi Rùa nay có tháp Rùa.

Cây vông hoa vàng rực rỡ trồng trước cổng đền Ngọc Sơn.

Hồ Trúc Bạch: vẫn là một phần của Hồ Tây, theo cụ Doãn Kế Thiện là do đắp đê Cố Ngư [thế kỷ 17] mà tách ra thành hai hồ, một lớn một nhỏ. Đê Cố Ngư sau đọc chệch ra là Cổ Ngư. Ngày 16-10-1958, Bác Hồ đến thăm công trường và đặt tên là đường Thanh Niên. Bờ hồ phía Nam xưa có làng Trúc Yên, chúa Trịnh Giang [1729-1740] cho xây một cung điện gọi là Trúc Lâm viện, sau thành nơi an trí của các cung nữ phạm tội, họ lấy nghề dệt lụa để sinh sống. Lụa dệt rất đẹp, dân ưa dùng gọi là lụa làng Trúc [Bạch chữ Hán nghĩa là lụa] do đó mà thành tên hồ. Giữa có một đảo nhỏ, trên có đền Cẩu Nhi tương truyền có từ thời Lý.

Hồ Trúc Bạch – Hà Nội

Hồ Thiền Quang: Nằm ngay trước mặt cổng chính của Công viên Thống Nhất. Hồ còn có tên là Liên Thủy, sau lấy tên thôn Thiền Quang ở phía Đông Nam mà gọi , thường bị đọc chệch ra là Thuyền Quang. Trước đây hồ rộng, lan tới các phố Trần Quốc Toản, Yết Kiêu, Nguyễn Bỉnh Khiêm bây giờ và còn ăn thông cả với hồ Bảy Mẫu. Những năm 1920-1925, hồ bị lấp dần để làm phố.

Hồ Thiền Quang

Hồ Bảy Mẫu: ở trong Công viên Thống Nhất. Có người nói hồ rộng 7 mẫu nên thành tên. Thực ra hồ này rộng tới 30 mẫu! Năm 1960, hồ được khơi sâu, cải tạo cùng lúc với việc xây dựng Công viên Thống Nhất. Hồ có hai đảo: Thống Nhất là một vườn hoa có cầu nối với cổng phía đường Lê Duẩn. Còn đảo Hòa Bình, gần bờ phía Đông, là nơi mát mẻ, tĩnh mịch dành cho khách muốn nghỉ ngơi. Ra đảo phải dùng thuyền.

Cho tới năm 1996, Hà Nội có hơn 40 hồ lớn nhỏ nhưng quá trình đô thị hóa đã lấp đi nhiều. Nay còn có một số hồ nhỏ ở nội thành như:

Hồ Bảy Mẫu

Hồ Ba Mẫu - Hồ Đồng Nhân - Hồ Đống Đa - Hồ Giám - Hồ Giảng Võ... - Hồ Ngọc Khánh - Hồ Thanh Nhàn - Hồ Thành Công - Hồ Thủ Lệ - Hồ Xã Đàn: Ở ngoại thành có nhiều hồ đẹp: Linh Đường [Thanh Trì], Vân Trì [Đông Anh], Đồng Quan [Sóc Sơn]... đang có quy hoạch phát triển thành những điểm du lịch lớn. Hiện nay Hà Nội có thêm 2 hồ lớn hơn Hồ Tây, đó là hồ Suối Hai và hồ Đồng Mô - Ngải Sơn.

Hồ Ba Mẫu

Hồ Suối Hai:  tên gọi chung của hai suối Yên Cư và Cầu Rồng cũ trước khi tạo thành hồ nước nhân tạo, rộng 1.000ha, sức chứa 50 triệu m3 , dưới chân núi phía Đông của dãy Ba Vì. Đây là công trình trị thủy sông Tích, diện tích mặt nước hồ suối Hai rộng gấp đôi Hồ Tây. Hồ Suối Hai có vẻ đẹp tự nhiên, cách thị xã Sơn Tây 16km.

Hồ Đồng Mô – Ngải Sơn: Hồ chứa nước trên núi, Đồng Mô - Ngải Sơn là công trình thủy lợi lớn cuối thập kỷ 1960, cách thị xã Sơn Tây hơn 10km về phía Nam và cách hồ Suối Hai gần 20km về phía Đông.  Nước nguồn của sông Hang từ đó được giữ lại trong cái hồ dài 17km, rộng trung bình 4km, diện tích mặt nước 1.300ha, chứa gần 100 triệu m3 nước, chống úng và hạn cho đồng ruộng 4 huyện: Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ. Trong lòng hồ còn trên 60ha đất đồi chưa ngập, trồng cây lưu niên. Ngày nay, bên bờ hồ đã mọc lên những khách sạn phục vụ cho sân golf 36 lỗ.

I. DANH LAM THẮNG CẢNH – NÉT ĐẸP VĂN HÓA:

1. Danh lam thắng cảnh [du lịch sinh thái]

1. VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ

Địa chỉ: xã Tản Lĩnh, Ba Vì, Hà Nội

Khu du lịch vườn quốc gia Ba Vì

 Vườn quốc gia Ba Vì là khu rừng nguyên sinh nằm trên độ cao từ 100 - 1.296m của dãy núi Ba Vì hùng vĩ.  Rừng có hệ thực vật nhiệt đới và á nhiệt đới khá điển hình ở Việt Nam, bốn mùa cây cối xanh tươi, khí hậu mát mẻ, trong lành. Hơn thế Vườn quốc gia Ba Vì được mệnh danh là “Lá phổi của thủ đô Hà Nội”. Rừng Ba Vì còn là nơi sinh sống của hàng trăm loài động vật hoang dã, có rất nhiều loài quý, hiếm có tên trong Sách đỏ của Việt Nam.

Tổng diện tích Vườn quốc gia Ba Vì rộng 11.372 ha. Do địa hình núi cao, độ che phủ của rừng lớn tạo cho vùng Ba Vì có khí hậu rất mát mẻ và trong lành, nhất là vào mùa hè [từ tháng 4 đến tháng 10 dương lịch]. Về mùa đông mây mù bao phủ tạo một cảnh quan rất ấn tượng.

Hệ thực vật khu vực Ba Vì có 862 loài thực vật bậc cao thuộc 427 chi và 114 họ. Theo các nhà khoa học nơi đây có thể tìm thấy rất nhiều loại thực vật nữa để bổ sung vào bảng danh mục của Vườn quốc gia. Có 15 loài cây quý, hiếm như: bách xanh, thông tre, xỉ ba mũi, sến lá bạc, hoa tiên, dương xỉ thân gỗ…

Khu vực Vườn quốc gia Ba Vì có 55 loài thú, 139 loài chim, 27 loài lưỡng cư, 41 loài bò sát, 552 loài côn trùng. Trong đó có 23 loài quý, hiếm có trong sách đỏ như: cu li lớn, gấu ngựa, tê tê vàng, công, gà lôi trắng…

Được sự ưu ái của thiên nhiên về địa hình, khí hậu đã tạo cho Vườn quốc gia Ba Vì trở thành 1 trong 4 khu du lịch sinh thái vùng núi cao nổi tiếng [Đà Lạt, Sa Pa, Ba Vì, Tam Đảo]. Không những thế vùng núi Ba Vì còn là nơi du lịch tâm linh của người Việt. Hàng năm Vườn quốc gia Ba Vì đón vài chục nghìn lượt người đến tham quan và học tập.

2. KHOANG XANH – SUỐI TIÊN

Địa chỉ: xã Vân Hòa, Ba Vì, Hà Nội

Khoang Xanh - Suối Tiên là khu du lịch sinh thái tại Ba Vì, Hà Nội. Khoang Xanh nằm ở sườn phía Đông của núi Ba Vì, trong một khu vực có rừng nguyên sinh, cách thủ đô Hà Nội khoảng 50 km về phía Tây Bắc, gần Sơn Tây. Khu du lịch này bao gồm 4 phân khu, trong đó có khoảng 200 ha rừng nguyên sinh và có trên 2 km suối tự nhiên.

 Khoang Xanh - Suối Tiên còn là nơi nói về truyền thuyết Sơn Tinh - Thuỷ Tinh. Sau khi giúp Sơn Tinh đánh thắng Thuỷ Tinh, công chúa Ngọc Hoa vùng với các tiên nữ thường hay xuống tắm ở suối này. Ngày nay nơi đây còn nhiều dấu tích…

3. AO VUA

Địa chỉ: xã Tản Lĩnh, Ba Vì, Hà Nội

Ao Vua chỉ nằm cách Hà Nội khoảng chừng hơn 60km, nơi đây đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn, thu hút hàng trăm ngàn khách tham quan trong và ngoài nước mỗi năm. Khu du lịch sinh thái Ao Vua trải dài dưới chân núi Tản Viên với những câu chuyện đầy huyền tích như câu chuyện Hùng Duệ Vương, công chúa Ngọc Hoa, Thần núi Sơn Tinh, Thần nước Thủy Tinh với cuộc chiến long trời lở đất của hai vị Thần mãi mãi là những truyền thuyết đẹp nhất của người Việt.

Khu du lịch Ao Vua

Du lịch Ao Vua đầy hấp dẫn và thú vị với cảnh quan hùng vĩ, thơ mộng, môi trường sinh thái trong trẻo, không gian đậm chất nhân văn. Hiện khu du lịch Ao Vua đang được đầu tư mở rộng quy mô: vườn chim thú, vườn truyền thuyết cổ tích, vườn tượng châu Âu, trồng thêm những loài cây quý... để hoàn thiện hệ sinh thái rừng. Ðến Ao Vua, du khách sẽ hài lòng vì ngoài việc được du ngoạn, khi về còn có thể mua nhiều loại sản phẩm du lịch, trong đó có những lọ hoa mỹ nghệ làm bằng nguyên liệu tre nứa rất độc đáo.

4. ĐẦM LONG

Địa chỉ: xã Bằng Tạ, Sơn Tây, Hà Nội

Khu du lịch sinh thái Đầm Long nằm ở vị trí trung tâm của quần thể du lịch Ba Vì

Khu du lịch sinh thái Đầm Long nằm ở vị trí trung tâm của quần thể du lịch Ba Vì, nằm trong khu rừng nguyên sinh Bằng Tạ là điểm thu hút du khách đến đây hưởng cuộc sống gần gũi với thiên nhiên. Với diện tích 70 hecta, gồm 50 hecta là mặt nước và 20 hecta là rừng cùng với hệ thực vật rất phong phú và đa dạng với 387 loại thực vật thuộc 252 chi, 94 họ của 4 ngành thực vật bậc cao. Có 240 loài cây thuộc 8 nhóm sử dụng khác nhau, trong đó có rất nhiều cây hàng trăm năm tuổi như: đinh, lim, chò… Phong phú nhất là nhóm cây thuốc nam quý, có tới 76 loài thuốc nam.

Ngoài hệ thực vật phong phú còn có 69 loài chim, 22 loài bò sát và 69 loài côn trùng khác nhau. Tới đây mọi ồn ào của phố xá như được bỏ lại sau lưng khi du khách được hoà mình vào với thiên nhiên và thoả thích ngắm những dãy núi nhấp nhô xen cùng những cánh rừng già hiện ra trước mắt tạo một khoảng không gian tĩnh lặng trong lành và thoáng đãng.

5. THIÊN SƠN SUỐI NGÀ

Địa chỉ: Ba Vì, Hà Nội

Thiên Sơn - Suối Ngà nằm ở phía Đông dãy núi Ba Vì thuộc huyện Ba Vì, nơi được người dân gọi là Tản Viên Sơn. Nơi đây gắn liền với truyền thuyết vua Hùng kén rể cho Mị Nương công chúa, và đã diễn ra cuộc đọ sức đua tài giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh.

Đến Tản Viên Sơn, bạn sẽ thoả sức tận hưởng cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ và thư giãn trong bầu không khí trong lành của núi rừng trùng điệp đã có từ bao đời nay.

Điểm du lịch này được chia ra làm 3 khu chính: hồ Hạ Sơn, Vọng Lâu; khu biệt thự trên cao; thác Cổng Trời với các dịch vụ leo núi, tắm hồ, lội suối…

6. SUỐI NGỌC - VUA BÀ

Địa chỉ: xã Tiến Quân, Quốc Oai, Hà Nội

Chỉ cách thủ đô Hà Nội hơn 30 km về phía Nam, du khách có thể thực hiện chuyến tham quan và nghỉ ngơi tại thắng cảnh Suối Ngọc - Vua Bà.

Tại đây, khách có thể đi bộ, leo núi, cưỡi ngựa và chiêm ngưỡng những thác, ghềnh tầng tầng lớp lớp nối tiếp nhau, đặc biệt có thác 9 tầng cao 100 m nước đổ ào ào trắng xoá suốt ngày đêm. Những vũng tắm dưới chân thác với làn nước trong xanh, tinh khiết của 3 con suối đầu nguồn là sự ban tặng hào hiệp của thiên nhiên cho con người. Bên những dòng suối là 2 khu vui chơi nước có 18 làn trượt luôn phục vụ những du khách thích cảm giác mạnh.

Thiên Sơn - Suối Ngà nằm ở phía Đông dãy núi Ba Vì thuộc huyện Ba Vì

Bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước những kiểu dáng của nhà sàn Mường, nhà sàn Tày. Dưới tán cây bên dòng suối thấp thoáng bóng nhà sàn nhỏ xinh để du khách nghỉ chân khi về đây thưởng ngoạn. Nếu muốn bạn có thể tham dự các trò chơi dân gian như bắn cung, bắn nỏ, ném còn, đi cà kheo, múa hát cồng chiêng, đêm lửa trại. Du khách cũng sẽ được thưởng thức các món ăn dân tộc phong phú như cơm lam, rượu cần, thịt gà nướng, lợn sữa nướng và các món ăn độc đáo của miền rừng núi.

Suối Ngọc - Vua Bà còn là khu căn cứ kháng chiến, nơi luyện quân của Hai Bà Trưng trong những năm đầu của thế kỷ thứ nhất.

7. ĐỒNG MÔ

Địa chỉ: Đồng Mô là một khu du lịch thuộc địa phận thị xã Sơn Tây và một phần huyện Ba Vì, Hà Nội.

Khu du lịch Đồng Mô bao gồm một hồ chứa nước rộng khoảng 200 ha, nằm trong vùng chân núi Ba Vì, các khu nghỉ dưỡng nằm rải rác trên các hòn đảo trên hồ. Khách du lịch tới đây được đi tham quan lòng hồ, ngắm cảnh núi non hùng vỹ, sơn thủy hữu tình và các dịch vụ câu cá, ẩm thực theo phong cách dân tộc. Đặc biệt trong khu du lịch Đồng Mô có một sân golf nổi tiếng: Sân golf Đồng Mô - 36 lỗ nằm trên các đảo ở giữa hồ Đồng Mô, thuộc địa phận thị xã Sơn Tây.

Sân golf Đồng Mô

Theo truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh, khu vực lòng hồ Đồng Mô hiện nay là nơi đại thủy chiến giữa Sơn Tinh [thần núi Tản Viên] và Thủy Tinh [thần nước] để giành giật công chúa Mị Nương. Trong trận chiến đó, Thủy Tinh dâng nước cùng với các loài thủy tộc lên đánh Sơn Tinh, Sơn Tinh làm phép dâng núi lên cao, nước dâng đến đâu, núi cao đến đó, cuối cùng Thủy Tinh chịu bại trận. Vì thế nên đỉnh núi Ba Vì đến nay cao hơn 1.000m, trên đỉnh núi vẫn còn đền

Đều là du lịch sinh thái nhưng Đồng Mô có ưu thế riêng mà không nơi nào có được, đó là diện tích mặt hồ Đồng Mô rộng lớn và đảo Phượng. Có lẽ vì vậy mà những người làm du lịch ở đây đã tập trung vào khai thác thế mạnh này. Khu du lịch được chia làm 3 khu nhỏ với những đặc sản du lịch khác nhau, tạo thành tour du lịch khép kín mà ở đó hội tụ đủ 3 yếu tố khiến những người yêu thiên nhiên ưa thích: nghỉ ngơi thư giãn, giải trí và thưởng thức ẩm thực.

8. THÁC ĐA

Địa chỉ: Ba Vì, Hà Nội

Nằm trong quần thể du lịch nổi tiếng Ao Vua, Suối Mơ, Suối Hai, Thác Đa trải rộng 100 ha sát chân núi Ba Vì với khung cảnh thiên nhiên hoang sơ hùng vĩ, mang dấu ấn lịch sử cũng như những nét văn hóa truyền thống.

Du lịch Thác Đa

Ra khỏi địa phận Hà Nội 60 km về phía Tây, đến Thác Đa, du khách sẽ cảm thấy như đang sống giữa những bộ tộc của người Việt cổ. Khu trung tâm rộng khoảng 100 m2, là nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động văn hóa nghệ thuật dân gian và hiện đại như chèo, quan họ, ca múa nhạc tổng hợp... Quanh đó là những nhà nghỉ theo mô hình nhà sàn truyền thống của dân tộc Mường, Thái len lỏi giữa rừng cây ven núi.

Nét đẹp nhất của Thác Đa là con suối chảy từ trên núi xuống tung bọt trắng xóa như một dải lụa bạc khổng lồ nổi bật giữa màu xanh của núi rừng. Những quán bar thiết kế kiểu nhà sàn cũng hết sức độc đáo. Ở khu 2 có bể bơi, hồ câu cá, sân thể thao, vườn trái cây, các món ăn dân tộc… hòa thành một ấn tượng không dễ phai mờ

Di tích lịch sử:

Tháp chuông Chùa Nga My

a/ Chùa Nga My, Chùa ở trại My Động xưa, nay là phường Tân Mai quận Hai Bà Trưng. Chùa nằm trong khuôn viên chữ nhật, bốn bề tường gạch bao quanh. Gác chuông hình vuông cao 6m, 2 tầng, 8 mái như chùa Keo, nóc đắp rồng đuôi cá trông trăng, bờ đao có rồng ngậm, đuôi cong cách điệu hoa lá. Thượng điện dài 12m, tam bảo có chuôi vò. Chùa có nhiều tượng quý: Phật niệm hoa, A-di-đà trong thế thiền, quan Âm tòng tử… đặc sắc nhất là pho Quan Âm Nam Hải nghìn mắt, nghìn tay. Chùa có 5 bia đá, cổ nhất là bia tạc năm Hông Đức thứ 28 [1497] vào loại hiếm. Văn bia cho biết chùa có từ thời Lý – Trần, bằng tre lá, đến lúc con gái vua Lê Thánh tông ra trụ trì mới xây dựng gạch ngói khang trang [1497]. Văn bia còn là tư liệu quý cung cấp về tình hình xã hội và phật giáo thời Lê.   

Chùa Bồ Đề

b/ Chùa Bồ Đề, Chùa ở thôn Phú Viên, xã Bồ Đề, huyện Gia Lâm, cách bờ bắc cầu Chương Dương 500m về phía Nam, nay thuộc quận Long Biên. Tương truyền chùa xây trên đất dinh Bồ Đề của Lê Lợi khi bao vây thành Đông Quan năm 1427. Sử còn ghi: “Vua làm lầu nhiều tầng ở Dinh Bồ Đề trên bờ sông Lô, cao bằng tháp Bảo Thiên, hàng ngày ngự trên lầu quan sát vào trong thành xem giặc làm gì”… Tên dinh Bồ Đề là do lúc ấy ở giữa sân doanh trại có 2 cây bồ đề.

Chùa  có tên chữ là Thiên Sơn. Tấm bia cổ dựng năm Hoằng Định thứ 15 [1614] đời Lê Kính Tông có chép lại việc dựng lại chùa và ghi rõ “đại công đức Bồ Đề “ của vua Lê Thái Tổ. Chùa chỉ còn tòa thượng 5 gian xây trên nền cao, dáng bề thế, cổ kính. 

c/ Chùa Một Cột, Chùa được xây dựng năm 1049, ở phía Tây Bắc Kinh thành, nay là sau lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, gần quảng trường Ba Đình [ở giữa mang tên chùa]. Chùa còn có tên là Liên Hoa Đài [đài Hoa sen]. Tương truyền vua Lý Thái Tông nằm mộng thấy Phật ngồi trên tòa sen dắt nhà vua lên. Nhà vua bèn cho dựng ngôi chùa mang dáng bông sen nở ở giữa hồ Linh Chiểu để cầu phật cho sống lâu gọi là chùa Diên Hựu.

Chùa xây trên một cột đá nên thường gọi là Nhất Trụ [Một Cột]. Kiến trúc khá độc đáo. Toàn bộ ngôi chùa bằng gỗ, hình vuông, mỗi cạnh 3m, đặt trên một cột đá tròn cao 4m, đường kính 1,25m. Trong chùa đặt pho tượng Phật Quan Âm bằng vàng. Năm 1105, nhà Lý sửa lại chùa, xây hành lang bao quanh, lại đào hồ Khang Bích bao bọc bốn bề, bốn phía đều có cầu bắc qua, đầu cầu dựng hai ngọn tháp lợp ngói sứ trắng. Hành lang và cầu tới nay đều không còn.

Bên cạnh đó có ngôi chùa cũng lấy tên Diên Hựu mới xây vào thế kỷ 18. Năm 1108, Lý Nhân Tông cho đúc một quả chuông lớn định để treo ở chùa Diên Hựu [tức Một Cột], đúc xong đánh không kêu bèn để ở ruộng cạnh chùa cho rùa chui ra chui vào nên có tê nlà chuông Quy Điền. Chuông này sau khi bị giặc Minh phá đúc súng đạn năm 1427. Chùa Một Cột là một trong những ngôi chùa đẹp của Thủ Đô.

Chùa Một Cột

d/ Chùa Bút Tháp, Chùa vốn của trại Vạn Bảo, nay là làng Vạn Phúc, ở ngọn đồi thấp sau số nhà 201 phố Đội Cấn. Bài minh trên quả chuông đúc năm Gia Long thứ 2 [1803] cho biết: “Chùa Bút Tháp là một danh lam cổ tích, huyền thiên thắng cảnh được lập tự tiên triều” [tức triều Lý].

Còn tấm bia đá gắn trên tường chùa dựng năm Thành Thái thứ 9 [1897] lại cho thêm: Chùa Núi Voi, trại Vạn Phúc tổng Nội, huyện Vĩnh Thuận là một danh lam cổ tích đã được nhập vào chùa Bút Tháp vào năm dựng bia. Chùa Núi Voi chính là chùa Chân Giáo xây trên đỉnh Voi Phục núi Vạn Bảo mà sách Tây Hồ chí đã tả, dựng năm Thuận Thiên 15 [1024] để vua Lý tiện ngự xem tụng kinh. Sau ông vua cuối cùng của triều Lý là Lý Huệ Tông nhường ngôi cho con gái là Chiêu Hoàng và ra tu ở chùa này.

Bảo tàng Hồ Chí Minh

 e/ Bảo tàng Hồ Chí Minh, Tòa nhà bảo tàng là khối hình vuông vát góc, đặt chéo, cao gần 20m, mỗi chiều dài 70m mang biểu tượng một bông sen trắng thanh tao. Bốn khối hình vuông ở tầng trên cùng vừa là cánh sen, vừa là 4 khuôn cửa hướng trông ra đường Hùng Vương, nhà sàn của Bác, đường Ngọc Hà, Phố Nguyễn Thái Học. Chính những sự cách điệu từ 4 khối hình vuông này đã gắn kết kiến trúc của công trình với cảnh quan thiên nhiên chung quanh. Từ đường Hùng Vương theo phố Chùa Một Cột dẫn tới cửa chính của Bảo tàng, Con đường như gạch nối giữa truyền thống lịch sử với thời đại Hồ Chí Minh. Mặt trước Bảo tàng, trên hình vuông 8m mỗi cạnh là bức phù điêu lớn hình quốc kỳ và búa liềm đan quyện vào nhau thể hiện tư tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội – mục tiêu con đường mà Bác, Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn và đang đi tới.

f/ Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Văn miếu xây dựng năm 1070 đời Lý Thánh Tông, thở Khổng Tử, vị tổ sư của Nho giáo và là nơi con vua tới nghe giảng sách. Năm 1076 xây thêm nhà Quốc Tử Giám ở phía sau và trở thành trường đại học đầu tiên của nước ta. Thời Trần gọi là Viện Quốc Học, Thời Lê gọi là nhà Thái Học.

Khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám có quy mô khá rộng, chiều dài 306m, mặt trước rộng 61m, mặt sau 75m, nằm trong bức tường thành bằng gạch vồ, xây bao quanh năm 1833. Xưa kia, thuộc đất hai làng Cổ Giám và Văn Hương, nay thuộc phường Văn Miếu, quận Đống Đa. Cổng lớn mở ra phố quốc Tử Giám xây theo kiểu tam  quan, còn hai thành bậc cửa bằng đá xanh, tạc hình mây xoắn, và hoa lá cách điệu, tạo dáng con sấu đứng chầu, kiến trúc của thời Lê sơ. Qua sân thứ nhấtđến cổng Đại TRung. Hai bên có hai cổng nhỏ Thành Đức và Đạt Tài. Vào sân thứ 2 có Khuê Văn Các, xây năm 1085 làm nơi bình văn thơ. Gác “Vẻ đẹp sao Khuê” hai tầng, chồng diêm, tám mái, nền vuông, nửa trên là gác gỗ, lan can con tiện bao quanh với trang trí đề tài bát bảo. Bốn cửa tròn mở ra bốn phía gắn trong khung vuông có những đường nối tượng trưng cho ánh sao Khuê đang toả sáng. Hai cổng nhỏ hai bên gác có tên Súc Văn [văn hàm súc] và Bí Văn [văn sáng đẹp].

Văn Miếu Quốc Tử Giám

2. Lễ hội truyền thống:

Thăng Long – Hà Nội là một trong ba vùng tập trung nhiều hội lễ của miền Bắc Việt Nam, cùng với vùng đất tổ Phú Thọ và xứ Kinh Bắc. Cũng như các vùng đất khác, những lễ hội truyền thống ở khu vực Hà Nội được tổ chức nhiều nhất vào mùa xuân. Phần nhiều các lễ hội tưởng nhớ những nhân vật lịch sử, truyền thuyết như Thánh Gióng, Hai Bà Trưng, Quang Trung, An Dương Vương... Một vài lễ hội có tổ chức những trò chơi dân gian độc đáo như hội thổi cơm thi làng Thị Cấm, hội bơi cạn và bắt chạch làng Hồ, hội chạy cờ làng Đơ Thao, lễ hội thả diều truyền thống Bá Giang.

Lễ hội Quang Trung và Lễ hội Thánh Gióng

Từ ngày 9 dến 12 tháng 1 âm lịch, lễ hội Triều Khúc được tổ chức tại ngôi làng cùng tên, thuộc xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, nơi nổi tiếng với nghề làm nón quai thao và may các đồ thờ như lọng, tàn, trướng, y môn, tán tía. Lễ hội được mở đầu bằng lễ rước long bào từ đình Sắc về đình Lớn. Khi cuộc tế lễ trong đình bắt đầu thì ngoài sân đình các trò vui cũng được tổ chức. Một trong những trò vui được nhiều người ưa thích nhất là trò đĩ đánh bồng. Đĩ đánh bồng do hai nam thanh niên mặc trang phục nữ giới biểu diễn, nhún nhảy và đánh chiếc trống Bồng đeo trước bụng. Nhiều trò vui khác như múa lân hí cầu, đấu vật, hát Chèo Tàu sẽ được tổ chức cho tới ngày 12, hội kết thúc bằng lễ rã đám.

Một trong những hội lễ lớn nhất ở đồng bằng Bắc Bộ là lễ hội Thánh Gióng hay còn gọi là hội làng Phù Đổng, xuất phát từ một câu truyện truyền thuyết về Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Vào 9 tháng 4 âm lịch hàng năm, những người dân ở khắp nơi tụ hội về đây tham dự, xem lễ hội làng. Lễ hội làng Gióng được cử hành trên một diễn trường rộng lớn dài khoảng 3 km gồm đền Thượng, đền Mẫu và chùa Kiến Sơ. Bắt đầu từ ngày 6, người dân làng tổ chức rước lễ rước cờ tới đền Mẫu, rước cơm chay lên đền Thượng và ngày chính hội tổ chức hội trận, tái hiện lại cảnh Thánh Gióng phá giặc Ân. Các ngày từ 10 đến 12 được tiếp nối bằng các lễ rửa khí giới, rước cờ báo tin thắng trận với trời đất và cuối cùng là lễ khao quân, đến đêm có hát chèo. Ngoài lễ hội chính tại làng Phù Đổng, một vài nơi khác cũng tổ chức hội Gióng như hội đền Sóc ở xã Xuân Đỉnh huyện Từ Liêm, hội Sóc Sơn ở huyện Sóc Sơn, hội Phù Thánh Gióng ở làng Chi Nam, xã Lệ Chi huyện Gia Lâm.

Trong nội ô thành phố, vào ngày 5 Tết Nguyên Đán, lễ hội Quang Trung được tổ chức ở gò Đống Đa, thuộc quận Đống Đa. Địa điểm này từng là nơi diễn ra trận đánh giữa nhà Tây Sơn và quân Thanh vào đêm 4 rạng ngày 5 tháng giêng năm Kỷ Dậu, tức 1789. Lễ hội Quang Trung được tổ chức với nhiều trò vui, trong đó tiết mục rước rồng lửa do thanh niên mặc quần áo võ sinh thời cổ rước đi quanh sân lớn, cùng một đám võ sinh múa côn quyền tái hiện lại hình ảnh của quá khứ.

Lễ hội Chùa Hương

Ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, lễ hội chùa Hương tấp nập du khách từ giữa tháng 1 tới tận tháng 3 âm lịch, nhưng đông nhất vào khoảng từ ngày rằm tháng giêng đến 18 tháng 2. Với cảnh núi non, sông nước cùng quần thể di tích chùa Hương, lễ hội là điểm đến của các tăng ni, phật tử, những người hành hương và khách du lịch. Theo hành trình phổ biến, khách chảy hội thường bắt đầu từ bến Đục, ngồi đò theo dòng suối Yến ghé lễ đền Trình. Từ đó, họ tiếp tục đi qua cầu Hội, hang Sơn thủy hữu tình, núi Đồi Chèo, núi Con Voi, núi Mâm Xôi, núi Con Gà... rồi cập bến vào chùa Thiên Trù. Từ đây, du khách bắt đầu hành trình đi bộ thăm chùa Tiên, chùa Giải Oan, đền Cửa Võng và đến đệ nhất động Hương Tích. Vào những ngày đông, dòng người trẩy hội kéo dài không ngớt. Lễ hội chùa Hương là một trong những lễ hội lớn và kéo dài nhất Việt Nam.

Hội Rằm Trung thu

Lễ hội rằm Trung thu

Mỗi năm cứ đến độ tháng 8 âm lịch, khi tiết trời đã nhạt nắng, từng ngọn gió heo may bắt đầu xào xạc lay ngọn cây, khiến những chiếc lá vàng bắt đầu rời cành buông xuống lòng thành phố, rải thành một lớp thảm vàng dọc những con đường Tràng Thi, Nguyễn Du, Lý Nam Đế... thì mọi người dân Hà Nội hình như không ai bảo ai cũng thầm nhủ thế là trời đã sang thu.

Mùa thu có khắp trên cả đất Bắc, nhưng có lẽ chỉ có ở Hà Nội thu mới rõ rệt nhất và cũng ấn tượng nhất. Đó cũng là lúc trời đất như xuống màu, gió thổi nhè nhẹ hơi se lạnh và có cái gì đó khiến lòng người khẽ rung một nỗi buồn man mác trước vẻ đẹp của trăng thu. ấy cũng là lúc người dân Hà Nội lại thấy chộn rộn trong lòng với cái Tết Trung thu. Tết Trung thu vốn dĩ là tết của trẻ em, nhưng từ lúc nào không biết nữa nó đã lây cả sang người lớn. Vào những ngày này các mẹ các chị đều lo mua sắm cho gia đình mình một mâm cỗ trông trăng sao cho thật đẹp, thật lịch sự vừa hợp với nhu cầu và thị hiếu thẩm mỹ của gia đình, mà cũng là tỏ lòng đền đáp lại chị Hằng Nga và vẻ đẹp trời cho của mùa thu Hà Nội.

Lễ hội Cổ loa

Hội Cổ loa 

"Bỏ con cháu, không bảo mồng 6 tháng giêng", câu ca của vùng Kẻ Chủ xưa đã phản ánh tính chất gắn bó với hội lễ của cộng đồng cư dân nơi cố đô Loa Thành, từ thuở vua Thục An Dương Vương [TK 3 trước Công nguyên].

Hội Cổ Loa có sự tham gia của 8 làng: Cổ Loa, Mạch Tràng, Cầu Cả, Săn Giả, Thư Cưu, Đài Bi, Văn Thượng, Ngoại Sát [nay thuộc 3 xã Cổ Loa, Uy Nỗ và Xuân Canh]. Ngoài ra còn có đoàn đại biểu dân ba xóm của làng Quậy [xã Liên Hà] đến lễ vua Thục.

Hội mở đầu bằng đám rước lớn của 12 xóm làng Cổ Loa, rước bài vị bằng Long đình, cùng với hương án và kiệu của các xóm từ đền Thượng xuống đình Ngự Triều Di quy. Ngoài cờ quạt, phường bát âm còn có các quan viên đội mũ tế, áo thụng, đi hia mang các vũ khí của nhà vua như cung, nỏ, kiếm, tên… đám rước đi vòng qua giếng Ngọc, cửa am Mỵ Châu, kéo dài bên bức tường thành cổ. Buổi chiều có tục "tế bát xã" Tám làng cúng thờ An Dương Vương làm cuộc tế hội đồng rất long trọng, tôn nghiêm.

Hội có nhiều trò vui: Đấu vật, kéo co, leo dây, đánh đu, múa võ, đấu cờ người, chọi gà. Buổi tối có hát tuồng, ca trù, hát chèo, những phong bánh chè lam mang hương vị quê hương thêm ngọt ngào trong lòng khách dự hội.

Đền Bà Tấm

f/ Hội Đền Bà Tấm, Đền Bà Tấm nay thuộc xã Dương Xá, huyện Gia Lâm ngoại thành Hà Nội, xưa thuộc làng  Thổ Lỗi, huyện Siêu Loại, phủ Thuận An, tỉnh Bắc Ninh. Dương Xá gồm ba thôn là Dương Đình, Dương Đá và Dương Đanh [Tam Dương], xa nữa là ba ngõ trong một làng, đền Bà Tấm nằm trên đất của thôn Dương Đá . Trước đây riêng Dương Xá là một xã, nhưng nay hợp với Thuận Quang và Yên Bình thành xã Dương Xá mới.

Trong hậu cung đền có tượng bà Tấm [Nguyên Phi Ỷ Lan] và sáu tượng nữ khác gọi là lục bộ. Gian ngoài có đặt một số đồ thờ và chiếc ngai, trên ngai có bài vị ghi "Lý triều đệ tam hoàng thái hậu" và một vài bia ký ở hai gian bên cạnh. Đặc biệt có bộ khám long đình rất đẹp mang niên đại thời Mạc.

Hàng năm ngày tiệc lệ chính là 19-2 âm lịch - ngày hội lớn là 25-7, tương truyền là ngày giỗ bà. Ngoài ra vào các dịp xuân thu, những ngày sóc vọng đều có lễ trong đền. "Xưa kia hội đền bà Tấm rất lớn, không phải chỉ có Dương Xá và Thuận Quang tổ chức, mà cả tổng Dương Quang cũ [gồm chín xã suốt từ xã Sủi [Phú Thị] cho tới xã Văn Lâm [Hảí Hưng] và những làng cấy ruộng hậu của đền. Trong đền còn giữ được tấm bia ghi rõ tên các làng cấy ruộng hậu của đền với số lượng cụ thể. Do hội khá lớn, nên thường phải năm năm mới tổ chức một lần. Hội cuối cùng, theo trí nhớ của dân làng, được tổ chức vào năm 1939, nhiều người còn nhớ cả tên người được giải cờ người năm đó là ông Trần Nhật Tân. Trước đây chính hội là từ 19 đến 22 tháng 2 âm lịch, nhưng thực chất người ta đã rục rịch từ ngày 16 và đến tận 25 tháng 2 mới hết hội. Ngay từ tiệc đầu xuân dân làng đã tụ hội tại đền để chuẩn bị hội xuân tế lễ cẩn cáo với Bà, mong phù hộ cho làng. Dân làng chọn cử các tiên chỉ, tổng cờ, ban tế cùng các việc khác cho ngày hội.

3. Đặc sản - Sản phẩm nổi tiếng:

Đặc sản bánh cốm Hà Nội

Là trung tâm văn hóa của cả miền Bắc từ nhiều thế kỷ, tại Hà Nội có thể tìm thấy và thưởng thức những món ăn của nhiều vùng đất khác, nhưng ẩm thực thành phố cũng nó những nét riêng biệt. Cốm làng Vòng được những người dân của ngôi làng cùng tên thuộc quận Cầu Giấy làm đặc trưng bởi mùi thơm và màu sắc. Cốm làm từ giống nếp vàng gặt khi còn non, gói trong những tàu lá sen màu ngọc thạch và được những người bán hàng rao bán ngay từ sáng sớm. Tuy phổ biến nhất là cốm tươi, nhưng món ăn này còn được chế biến thành món chả cốm. Đây cũng là một món quà được dùng trong các dịp vui.

Món ăn bánh cuốn Thanh Trì

Thanh Trì, một vùng ngoại ô khác, nổi tiếng với món bánh cuốn. Bánh được làm từ gạo gié cánh, tám thơm, tráng mỏng như tờ giấy. Những phụ nữ vùng Thanh Trì cho bánh vào thúng, đội trên đầu và đi rao khắp các ngõ phố của Hà Nội. Bánh xếp trong thúng, từng lớp gối nhau trên những tàu lá chuối. Khi ăn, bánh được bóc từng lớp rồi cuộn lại, bày trên những chiếc đĩa. Món bánh cuốn Thanh Trì được ăn cùng với loại nước mắm pha theo công thức đặc biệt của người Thanh Trì, đậu phụ rán nóng, chả quế. Ngày nay, bánh còn được ăn với thịt ba chỉ quay giòn.

Món ăn chả cá Lã Vọng của Hà Nội

Một món ăn khác của Hà Nội, tuy xuất hiện chưa lâu nhưng đã nổi tiếng, là chả cá Lã Vọng. Vào thời Pháp thuộc, gia đình họ Đoàn phố Hàng Sơn, ngày nay là phố Chả Cá, đã tạo nên một món ăn mà danh tiếng của nó làm thay đổi cả tên con phố. Chả được làm từ thịt cá lăng – hoặc cá quả, cá nheo nhưng sẽ kém ngon hơn – thái mỏng ướp với nước riềng, nghệ, mẻ, hạt tiêu, nước mắm rồi kẹp vào cặp tre nướng trên lò than ngay trên bàn ăn của thực khách. Chả cá Lã Vọng phải ăn nóng, kèm với bánh đa nướng hay bún rối, lạc rang, rau mùi, húng láng, thì là, hành củ tươi chẻ nhỏ, chấm với mắm tôm.

Phở là món ăn rất phổ biến ở Việt Nam, nhưng phở Hà Nội có những cách chế biến đặc trưng riêng. Phở Hà Nội mang vị ngọt của xương bò, thịt vừa chín đến độ để vẫn dẻo mà không dai, màu nước phở trong, bánh phở mỏng và mềm. Sau khi được trần qua nước nóng, bánh phở được dàn đều trong bát, bên trên là những lát thịt mỏng cùng hành hoa, rau thơm.Cùng với thời gian, nhiều món phở mới xuất hiện với những cách chế biến khác nhau, như phở xào, phở rán...

Bánh tôm Hồ Tây

Ở Hà Nội còn có nhiều món ăn đặc trưng khác như phở cuốn, bún thang, bún chả, bún nem, bún bung, bún mọc, đậu phụ Mơ, bánh tôm Hồ Tây, tào phớ An Phú, nem chua làng Vẽ...

I. ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH

 1. Các đơn vị hành chính:

Bản đồ Thành phố Hà Nội

Từ ngày 1/8/2008, cả tỉnh Hà Tây cùng huyện Mê Linh [Vĩnh Phúc] và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn [Hòa Bình] sáp nhập vào Hà Nội, nên từ đó Hà Nội có thêm 1 quận, 1 thị xã và 13 huyện là: quận Hà Đông, thị xã Sơn Tây, huyện Ba Vì, Đan Phượng, Hoài Đức, Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Chương Mỹ, Thường Tín, Phú Xuyên, Ứng Hòa, Mỹ Đức và Mê Linh

Như vậy đến nay, Hà Nội có 29 quận, huyện, thị xã với 577 phường, xã, thị trấn.

- Quận lớn nhất, đông dân nhất:Đó là quận Đống Đa nằm phía Tây Nam nội thành với diện tích 9,96 km2, dân số 387.400 người, mật độ dân số 38.896 người/km2, có 21 phường.

- Quận nhỏ nhất:  Đó là quận Hoàn Kiếm, nằm ở vị trí trung tâm của kinh thành Thăng Long xưa và Thủđô Hà Nội ngày nay. Hoàn Kiếm nổi tiếng với nhiều phố cổ, gắn bó với nhiều làng nghề, phố nghề Hà Nội. Đây là nơi đất hẹp, mật độ dân đông vào loại thứ hai trong số các quận [huyện] thành phố. Diện tích: 5,29km2; số dân 180.700 người, trung bình 34.159 người/km2.

 - Huyện ngoại thành lớn nhất: Trước ngày 1-8-2008 lớn nhất là huyện Sóc Sơn, nằm ở phía Bắc Thủ đô cách trung tâm Hà Nội 30km, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc và Bắc Ninh, Bắc Giang, có diện tích 306km2. Hiện nay, huyện lớn nhất là Ba Vì với 424,34km2 gồm 31 xã và 1 thị trấn, dân số trên 26 vạn người gồm các dân tộc Mường, Dao, Kinh. Ba Vì có sông Đà bọc phía Tây, sông Hồng bao phía Bắc và Đông sông Tích chảy giữa. Không chỉ có vậy, trong huyện cũng có những dãy núi Lôi Sơn, Tùng Sơn, Cẩm Sơn, Mộng Sơn, La Phù, núi Chẹ... và cao nhất là đỉnh Tản Viên [trên 280m]. Đây là huyện xa trung tâm Thủ đô nhất, có nhiều tiềm năng du lịch và cũng đang là nghèo nhất./.  

TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI 2006 - 2010 THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Tăng trưởng GDP giai đoạn 2006-2010 đạt bình quân 10,73%/năm, trong đó, dịch vụ 10,35%, Công nghiệp - Xây dựng 12,78%, Nông nghiệp 2,62%. Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, công nghiệp - xây dựng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp.

Dịch vụ được ưu tiên phát triển và là ngành có giá trị tăng thêm lớn, tăng trưởng bình quân đạt 10,35%/năm. Kim ngạch xuất khẩu tăng 21,6%/năm, trong đó xuất khẩu địa ph­ương tăng 36,4%/năm. Nhập siêu từng bước được kiểm soát. Kim ngạch nhập khẩu tăng 14,7%/năm, trong đó nhập khẩu địa phư­ơng tăng 15,1%/năm.

Công nghiệp tiếp tục được đầu tư phát triển theo hướng có chọn lọc, tập trung vào các ngành được ưu tiên đầu tư và các ngành có trình độ công nghệ cao. Giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2006 – 2010 tăng trung bình 17,2%.

Ngành xây dựng tăng trưởng liên tục, giá trị tăng thêm trung bình tăng 12,2%/năm, góp phần đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng các ngành sản xuất và dịch vụ. Giai đoạn 2006 – 2010, tổng diện tích nhà ở xây mới đạt gần 11 triệu m2.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng nông nghiệp, nông thôn đã đạt được kết quả nhất định và vẫn duy trì sự tăng trưởng. Giá trị sản xuất nông nghiệp – thủy sản trên 1 ha tăng, năm 2010 đạt 141 triệu đồng/ha. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ[1]. Tổng sản lượng lương thực vẫn đạt trên 1 triệu tấn/năm.

Thu ngân sách trên địa bàn đạt kết quả tốt, liên tục vượt dự toán được giao hàng năm. Tốc độ tăng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn bình quân đạt 25,3%/năm.

Huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển được chú trọng. Hà Nội luôn là một trong các địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Công tác xã hội hóa đầu tư được tập trung chỉ đạo, đạt kết quả tích cực. Tổng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn tăng liên tục, bình quân đạt 33%/năm, giai đoạn 2006-2010 đạt 600,6 ngàn tỷ đồng.

An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; hoạt động đối ngoại được tăng cường

Tình hình chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn có chuyển biến tích cực. Phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Chủ động đấu tranh có hiệu quả với các hoạt động “diễn biến hòa bình”, âm mưu chống phá Đảng, chế độ và các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch. Giải quyết tốt tình hình an ninh nội bộ, an ninh xã hội, nhất là an ninh trong tôn giáo. Kiềm chế tốc độ gia tăng, ngăn chặn kịp thời, có hiệu quả các hoạt động phá hoại, gây rối, tội phạm có tổ chức, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm gây án nghiêm trọng, tội phạm xuyên quốc gia.

Công tác quốc phòng và quân sự địa phương được tăng cường và chỉ đạo thực hiện đồng bộ, có hiệu quả. Triển khai sâu rộng công tác giáo dục quốc phòng toàn dân. Tiềm lực, sức mạnh quốc phòng và khu vực phòng thủ được xây dựng ngày càng vững mạnh. Việc kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh, nhất là trong xây dựng, thực hiện các quy hoạch, dự án đầu tư phát triển được tiến hành chủ động, có hiệu quả. Các đơn vị quân đội và lực lượng vũ trang Thủ đô đã làm tốt vai trò là lực lượng nòng cốt thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, lụt bão, cháy nổ và tìm kiếm cứu nạn.

Kết quả thực hiện các tiêu kinh tế

[1]. Tăng trưởng GDP trung bình giai đoạn 2006-2010 đạt: 10,73%/năm, chưa đạt chỉ tiêu đề ra tại báo cáo giữa nhiệm kỳ là 11-12%/năm.

[2]. Cơ cấu kinh tế cuối năm 2010 [đạt kế hoạch]:

- Dịch vụ: 52,5%;

- Công nghiệp - xây dựng: 41,6%;

- Nông nghiệp: 5,9%.

[3]. GDP bình quân/người cuối năm 2010: 37 triệu đồng [vượt kế hoạch là 30-31 triệu đồng];

[4]. Huy động vốn đầu tư xã hội giai đoạn 2006-2010 đạt: 600.602 tỷ đồng [vượt kế hoạch là từ 410-415 ngàn tỷ đồng];

[5]. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân đạt: 21,62%/năm [không đạt kế hoạch là 27 – 27,5 %];

Chỉ tiêu văn hóa - xã hội

[6]. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 1,2%/năm [không đạt kế hoạch là 1,1-1,15%];

[7]. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2010: 35% [không đạt kế hoạch là từ 50-55%];

[8]. Tỷ lệ hộ nghèonăm 2010 còn 4,5% [đạt kế hoạch đề ra];

[9]. Tỷ lệ thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ phổ cập bậc THPT và tương đương năm 2010 đạt: 80% [đạt kế hoạch];

[10]. Tỷ lệ xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế năm 2010 đạt: 97,2% [vượt kế hoạch là 90%];

Chỉ tiêu đô thị, môi trường:

[11]. Diện tích nhà ở đô thị bình quân đầu người năm 2010 đạt 26m2 [vượt kế hoạch];

[12]. Cung cấp nước đảm bảo vệ sinh cho trên 95% dân số đô thị, 82% dân số nông thôn [đạt kế hoạch].

Như vậy, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, 4/12 chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội của Hà Nội giai đoạn 2006 - 2010 không đạt kế hoạch đề ra [tăng trưởng GDP, tăng trưởng xuất khẩu, tỷ lệ lao động qua đào tạo, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân] các chỉ tiêu xã hội khác, chỉ tiêu đô thị và môi trường đều đạt và vượt kế hoạch.

Đánh giá chung:Hà Nội được sự quan tâm của Trung ương, sự phối hợp, liên kết, hợp tác của bạn bè trong nước và quốc tế, đồng thời toàn thể Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn, thách thức. Kinh tế Thủ đô vẫn tăng trưởng. An sinh xã hội, các gia đình chính sách, người nghèo, nhất là các khu vực xa trung tâm được đặc biệt quan tâm. Phát triển sự nghiệp giáo dục, văn hóa, y tế tiếp tục đạt hiệu quả. Công tác quy hoạch, quản lý đô thị, xử lý môi trường được tăng cường. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Cải cách hành chính có chuyển biến tích cực. Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội tổ chức thành công góp phần nâng cao vị thế, uy tín của Thủ đô. Bên cạnh kết quả đạt được còn những tồn tại, hạn chế cần được khắc phục.

* Những tồn tại, hạn chế trong giai đoạn 2006-2010

Kinh tế phát triển chưa tương xứng với vị thế, tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh thấp; nhiều nguồn lực của Thành phố chưa được khai thác hiệu quả; chưa xây dựng được mô hình phát triển, tăng trưởng kinh tế bền vững. Vai trò các ngành công nghiệp chủ lực chưa rõ nét; chất lượng nguồn nhân lực và công nghệ chưa phát huy được lợi thế đặc thù của Thủ đô. Một số dịch vụ trình độ cao phát triển chậm.

Công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị còn bộc lộ nhiều yếu kém. Tình trạng quy hoạch thiếu đồng bộ, quy hoạch treo chưa được giải quyết triệt để. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đô thị và nông thôn phát triển chưa đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Việc khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông, úng ngập cục bộ, ô nhiễm môi trường chuyển biến chậm.

Sản xuất nông nghiệp còn manh mún, phân tán. Đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi chậm. Việc xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường tiêu thụ nông, lâm sản hàng hóa chưa được quan tâm đúng mức. Sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa chưa cao. Kết quả đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, nhất là những nơi bị thu hồi đất nông nghiệp còn hạn chế.

Phát triển văn hoá - xã hội chưa tương xứng với yêu cầu và vị thế của Thủ đô ngàn năm văn hiến; chưa phát huy được thế mạnh với vai trò là một trung tâm lớn về văn hóa - xã hội, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo và y tế của cả nước, chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của đội ngũ trí thức và các nhà khoa học trên địa bàn Thành phố. Tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn ma túy tiếp tục diễn biến phức tạp. Vấn đề giáo dục, rèn luyện đạo đức, nhân cách cho học sinh, sinh viên chưa được quan tâm đúng mức.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành còn bộc lộ những yếu kém, khuyết điểm; có bộ phận, lĩnh vực còn trì trệ, kém hiệu quả. Một bộ phận cán bộ, công chức, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo, quản lý, trình độ, năng lực hạn chế, né tránh trách nhiệm, nhất là những việc khó, nổi cộm, bức xúc. Cải cách hành chính, giải quyết đơn thư, thực hiện Quy chế dân chủ chưa đạt yêu cầu. Hiệu quả trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chưa cao. Tình trạng lãng phí, thất thoát trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong quản lý đất đai, thực hiện các dự án, quản lý, sử dụng tài sản và ngân sách nhà nước của một số ngành, địa phương, đơn vị chậm được khắc phục./.

Trang thân thiện với máy in

Các thành phố lớn nhất ở Bắc Carolina

Mười thành phố NC với dân số ước tính lớn nhất trong năm 2011:

1. & nbsp; Charlotte & nbsp; [Mecklenburg & nbsp; quận].751.999 2. Raleigh & nbsp; [Durham & nbsp; && nbsp; Wake & nbsp; các quận].412.311 3. & nbsp; Greensboro & nbsp; [Guilford & nbsp; quận].272.190 4. & nbsp; Winston-Salem & nbsp; [Forsyth & nbsp; County].232.143 5. & nbsp; Durham & nbsp; [Durham, & nbsp; Orange & nbsp; và & nbsp; Wake & nbsp; các quận].231.730 6. & nbsp; Fayetteville & nbsp; [Cumberland & nbsp; quận].207.996 7. & nbsp; Cary & nbsp; [Chatham & nbsp; và & nbsp; Wilmington & nbsp;Asheville [Hạt Buncombe]. 85.339
2. Raleigh [Durham & Wake counties]. 412,311
3. Greensboro [Guilford county]. 272,190
4. Winston-Salem [Forsyth county]. 232,143
5. Durham [Durham, Orange and Wake counties]. 231,730
6. Fayetteville [Cumberland county]. 207,996
7. Cary [Chatham and Wilmington [New Hanover county]. 108,333
9. High Point [Davidson, Forsyth, Guilford and Randolph counties]. 105,493
10. Asheville [Buncombe county]. 85,339

Một danh sách đầy đủ các dân số ước tính cho các thành phố và thị trấn ở Bắc Carolina với 2500 người trở lên có thể được tìm thấy tại & NBSP; Trung tâm dữ liệu bang Bắc Carolina.

17 tháng 1 năm 2013 |Underhill, Michelle Czaikowski

****

****

Cơ hội cho các nhà giáo dục !!

Giáo viênpayteachers là thị trường mở đầu tiên trên thế giới nơi giáo viên mua, bán và chia sẻ tài nguyên giảng dạy ban đầu.

Trở thành người bán trên giáo viên!Làm thế nào để tôi trở thành người bán?Bạn chỉ tham gia.Chi phí tham gia như một người bán là bao nhiêu? Tư cách thành viên cơ bản là miễn phí.ecome a seller on TeachersPayTeachers!

How do I become a seller?

You just join.

What does it cost to join as a seller?
Basic Membership is free.

* Đăng ký ngay!* Signup Now! *

Dân số của Bắc Carolina thành phố được bảo vệ bởi quy mô dân số
Ranked by Population Size

[Nguồn: Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, điều tra dân số 2010]

& nbsp;

bắc Carolina

9,535,483

& nbsp; & lt; loại script = "text/javaScript" src = "//pagead2.googlesyndication.com/pagead/show_ads.js" & gt;Bắc Carolina liên kết quan trọng!Các trường cao đẳng và đại học Bắc Carolina Tài nguyên chương trình giảng dạy Bắc Carolina cho giáo viên Bắc Carolina Bộ Giáo dục Bắc Carolina [Chính phủ Pat McCrory] Trang web của Chính phủ bang Bắc Carolina Biểu tượng bang Bắc Carolina & NBSP;Cửa hàng tinh thần Carolina Bão Carolina Panthers Charlotte Bobcats & NBSP;Cửa hàng Duke Spirit Store North Carolina Spirit State State Spirit Store cửa hàng Wake Forest Spirit Store & nbsp; & nbsp;& nbsp;& nbsp;Tại sao không truyền bá về & nbsp; cùng nhau chúng ta dạy?Đơn giản chỉ cần sao chép & amp;Dán liên kết trang chủ của chúng tôi bên dưới vào email của bạn ... //www.togetherweteach.com & nbsp;Muốn & nbsp; cùng nhau chúng tôi dạy & nbsp; liên kết để đặt trên trang web của bạn?Sao chép & amp;Dán liên kết trang chủ trên trang web của bạn ... cùng nhau chúng tôi dạy & nbsp;hoặc //www.togetherweteach.com & nbsp;& nbsp;amzn_assoc_ad_type = 'biểu ngữ';amzn_assoc_tracking_id = 'TogWetea-20';amzn_assoc_marketplace = 'Amazon';AMZN_ASSOC_REGION = 'US';amzn_assoc_plocation = 'PGS_BURE_PLoCtion_Default';amzn_assoc_linkid = 'ayuyy4u57ilov57c';AMZN_ASSOC_CAMPAIGAGNS = 'HolsetForget2';amzn_assoc_p = '12';AMZN_ASSOC_BURE_TYPE = 'SETANDFORGET';amzn_assoc_width = '300';amzn_assoc_height = '250'; city

731,424

Sử dụng các công cụ miễn phí dưới đây để có trải nghiệm tìm kiếm mạnh mẽ hơn tại cùng nhau mà chúng tôi dạy! city

403,892

10 thành phố hàng đầu để sống ở Bắc Carolina là gì? city

269,666

Nơi tốt nhất để sống ở Bắc Carolina vào năm 2022. city

229,617

Raleigh.Dân số.469.124 .. city

228,330

Wilmington.Dân số.117.643..... city

200,564

Durham.Dân số.285,527..... town

135,234

Charlotte.Dân số.879.709..... city

106,476

Winston-Salem.Dân số.250.320..... city

104,371

Greenville.Dân số.88.728..... city

84,554

Hickory.Dân số.43,532.Giá nhà trung bình..... city

83,393

Asheville.Dân số.94.067.Giá nhà trung bình..... city

79,066

Khu vực đẹp nhất để sống ở Bắc Carolina là gì? city

71,741

9 nơi tốt nhất để sống ở Bắc Carolina. city

70,145

Rocky Mount City city

57,477

Thị trấn Đồi Chapel

57,233

Thành phố Burlington city

49,963

Thành phố Wilson city

49,167

Thị trấn Huntersville

46,773

Thành phố Kannapolis

42,625

Thành phố Hickory city

40,010

Thị trấn Apex

37,476

Thành phố Goldsboro city

36,437

Thành phố Salisbury city

33,662

Thị trấn đường mòn Ấn Độ

33,518

Thành phố Monroe city

32,797

Thị trấn Mooresville

32,711

Thị trấn Wakeforest Forest town

30,117

Thành phố Bern mới city

29,524

Thành phố Sanford city

28,094

Thị trấn Matthews

27,198

Thành phố Thomasville city

26,757

Thị trấn Garner

25,745

Thành phố Asheboro city

25,012

Thị trấn Cornelius

24,866

Thị trấn Hollysprings Springs town

24,661

Thành phố Statesville city

24,532

Thị trấn Kernersville

23,123

Thị trấn Mint Hill

22,722

Thành phố Kinston city

21,677

Thành phố Lumberton city

21,542

Thành phố Havelock city

20,735

Thành phố Shelby city

20,323

Thị trấn Carrboro

19,582

Thành phố Lexington city

18,931

Thành phố Elizabethcity City city

18,683

Làng Clemmons

18,627

Thị trấn Morrisville

18,576

Thành phố Lenoir

18,228

Thị trấn Fuquay-Varina

17,937

Thị trấn Boone

17,122

Thành phố Morganton

16,918

Thị trấn Clayton

16,116

Thành phố Laurinburg

15,962

Thành phố Albemarle city

15,903

Thành phố Roanoke Rapids

15,754

Thành phố Eden city

15,527

Thành phố Henderson city

15,368

Hope Mills Town

15,176

Thành phố Reidsville

14,520

Thành phố Graham

14,153

Thị trấn gian hàng

13,831

Thành phố Mountholly Holly city

13,656

Thị trấn Leland

13,527

Thành phố Hendersonville city

13,137

Làng Pinehurst

13,124

Thành phố Newton city

12,968

Thị trấn Lewisville town

12,639

Thị trấn phía nam Pines

12,334

Thị trấn Springlake Lake town

11,964

Thị trấn Harrisburg town

11,526

Thành phố Archdale

11,415

Thị trấn Tarboro

11,415

Thị trấn Hiệp sĩ

11,401

Thành phố Mebane

11,393

Thị trấn Smithfield town

10,966

Thị trấn Davidson

10,944

Thành phố Lincolnton

10,486

Thành phố núi Airy city

10,388

Thành phố Kingsmountain Mountain city

10,296

Thị trấn Summerfield

10,232

Thành phố Belmont city

10,076

Thị trấn Waynesville

9,869

Thị trấn Waxhaw

9,859

Thành phố Washington city

9,744

Thành phố Rockingham

9,558

Thị trấn Weddington

9,459

Thị trấn Elon

9,419

Thị trấn Winterville

9,269

Thành phố Dunn

9,263

Thị trấn Moreheadcity City town

8,661

Thành phố Clinton city

8,639

Thành phố Oxford city

8,461

Thành phố Roxboro

8,362

Thành phố Conover

8,165

Thị trấn Silercity City town

7,887

Thị trấn Blackmountain Mountain town

7,848

Thành phố Marion city

7,838

Thành phố Brevard

7,609

Thị trấn Butner

7,591

Thị trấn Pineville

7,479

Thị trấn rừng City town

7,476

Làng nhà nguyện Wesley

7,463

Thị trấn Fletcher

7,187

Thành phố Vua

6,904

Thị trấn Millsriver River town

6,802

Thị trấn Oakisland Island town

6,783

Kill Devil Hills Town

6,683

Thành phố Trinity

6,614

Thành phố Hamlet

6,495

Thị trấn Gibsonville

6,410

Thị trấn Aberdeen town

6,350

Thị trấn Oak Ridge town

6,185

Thị trấn Woodfin

6,123

Thị trấn Hillsborough

6,087

Thị trấn Selma town

6,073

Thị trấn Unionville

5,929

Thị trấn Wendell

5,845

Thị trấn Wadesboro

5,813

Thành phố Cherryville

5,760

Thị trấn Carolinabeach Beach town

5,706

Làng Marvin

5,579

Thị trấn Williamston

5,511

Thành phố Whiteville

5,394

Thành phố lò xo sôi

5,372

Thị trấn Nashville town

5,352

Thành phố Bessemercity City city

5,340

Thị trấn Sawmills

5,240

Thị trấn Mocksville

5,051

Thị trấn Stokesdale

5,047

Thị trấn Ahoskie

5,039

Thị trấn Edenton

5,004

Thị trấn Ayden

4,932

Thị trấn Long View

4,871

Thị trấn đá granitfall Falls town

4,722

Thị trấn giữa chừng

4,679

Thị trấn Walkertown

4,675

Thị trấn Farmville

4,654

Thị trấn Boiling Springs

4,647

Thành phố Raeford

4,611

Thị trấn Mountolive Olive town

4,589

Thị trấn Valdese

4,490

Thị trấn dễ chịu Garden town

4,489

Thị trấn Dallas town

4,488

Thị trấn Zebulon

4,433

Thị trấn Erwin

4,405

Thị trấn angier

4,350

Thị trấn Spindale

4,321

Thị trấn Archer Lodge

4,292

Thị trấn Bắc Wilkesboro

4,245

Thị trấn Canton town

4,227

Thị trấn Rutherfordton

4,213

Thị trấn Cramerton

4,165

Thị trấn Woods

4,155

Thị trấn Newport town

4,150

Thành phố Creedmoor

4,124

Thành phố Randman

4,113

Thị trấn Gamewell

4,051

Thị trấn Beaufort

4,039

Thị trấn Elkin

4,001

& nbsp;
& nbsp;& nbsp;& nbsp;

North Carolina
< Back  1 | 2 | 3  Next  >

& nbsp; & lt; loại script = "text/javaScript" src = "//pagead2.googlesyndication.com/pagead/show_ads.js" & gt;Bắc Carolina liên kết quan trọng!Các trường cao đẳng và đại học Bắc Carolina Tài nguyên chương trình giảng dạy Bắc Carolina cho giáo viên Bắc Carolina Bộ Giáo dục Bắc Carolina [Chính phủ Pat McCrory] Trang web của Chính phủ bang Bắc Carolina Biểu tượng bang Bắc Carolina & NBSP;Cửa hàng tinh thần Carolina Bão Carolina Panthers Charlotte Bobcats & NBSP;Cửa hàng Duke Spirit Store North Carolina Spirit State State Spirit Store cửa hàng Wake Forest Spirit Store & nbsp; & nbsp;& nbsp;& nbsp;Tại sao không truyền bá về & nbsp; cùng nhau chúng ta dạy?Đơn giản chỉ cần sao chép & amp;Dán liên kết trang chủ của chúng tôi bên dưới vào email của bạn ... //www.togetherweteach.com & nbsp;Muốn & nbsp; cùng nhau chúng tôi dạy & nbsp; liên kết để đặt trên trang web của bạn?Sao chép & amp;Dán liên kết trang chủ trên trang web của bạn ... cùng nhau chúng tôi dạy & nbsp;hoặc //www.togetherweteach.com & nbsp;& nbsp;amzn_assoc_ad_type = 'biểu ngữ';amzn_assoc_tracking_id = 'TogWetea-20';amzn_assoc_marketplace = 'Amazon';AMZN_ASSOC_REGION = 'US';amzn_assoc_plocation = 'PGS_BURE_PLoCtion_Default';amzn_assoc_linkid = 'ayuyy4u57ilov57c';AMZN_ASSOC_CAMPAIGAGNS = 'HolsetForget2';amzn_assoc_p = '12';AMZN_ASSOC_BURE_TYPE = 'SETANDFORGET';amzn_assoc_width = '300';amzn_assoc_height = '250';

Sử dụng các công cụ miễn phí dưới đây để có trải nghiệm tìm kiếm mạnh mẽ hơn tại cùng nhau mà chúng tôi dạy!

10 thành phố hàng đầu để sống ở Bắc Carolina là gì?

Nơi tốt nhất để sống ở Bắc Carolina vào năm 2022..
Raleigh.Dân số.469.124 ..
Wilmington.Dân số.117.643.....
Durham.Dân số.285,527.....
Charlotte.Dân số.879.709.....
Winston-Salem.Dân số.250.320.....
Greenville.Dân số.88.728.....
Hickory.Dân số.43,532.Giá nhà trung bình.....
Asheville.Dân số.94.067.Giá nhà trung bình.....

Khu vực đẹp nhất để sống ở Bắc Carolina là gì?

9 nơi tốt nhất để sống ở Bắc Carolina..
Raleigh.Thủ đô nhà nước là nơi dành cho các chuyên gia và những người muốn thay đổi thế giới.....
Charlotte.Thành phố Nữ hoàng được đặt theo tên của một nữ hoàng Anh, người đã trị vì trở lại khi Charlotte được xây dựng vào năm 1768. ....
Nhà nguyện đồi.....
Winston-Salem.....
Durham.....
Wilmington.....
Asheville.....
Hickory..

Thành phố phát triển nhanh nhất ở NC là gì?

Các nhà nghiên cứu tại Trường Kinh doanh Kenan-Flagler của Đại học Bắc Carolina đã gọi Charlotte là thành phố phát triển nhanh nhất số 8 trong cả nước như một phần của dự án tăng trưởng Mỹ năm 2022 của mình.Charlotte the No. 8 fastest-growing city in the country as part of its 2022 American Growth Project.

5 thành phố nào có dân số lớn nhất ở NC?

10 thành phố lớn nhất ở Bắc Carolina..
Charlotte.Incorporated: 1768. Dân số: 874.579.....
Raleigh.Incorporated: 1792. Dân số: 467.665.....
Greensboro.Incorporated: 1808. ....
Durham.Incorporated: 1869. ....
Winston-Salem.Incorporated: 1913. ....
Fayetteville.Incorporated: 1783. ....
Cary.Incorporated: 1871. ....
Wilmington.Incorporated: 1739 ..

Chủ Đề