10 người giàu nhất việt nam 2023

Sau giai đoạn thị trường biến động mạnh, tài sản của top những người giàu nhất sàn chứng khoán cũng có sự thay đối lớn. Trong khi vị trí thứ nhất vẫn thuộc về tỷ phú Phạm Nhật Vượng thì vị trí thứ 2 đã có sự hoán đổi.

Theo báo cáo từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM [HoSE], kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 6/2022, chỉ số VN-Index đạt 1.197,60 điểm, giảm 7,36% so với tháng 5, tương ứng giảm 20,07% so với cuối năm 2021; VNAllshare đạt 1.202,51 điểm, giảm 8,36% so với tháng 5, tương ứng giảm 22,98% so với cuối năm 2021; VN30 đạt 1.248,92 điểm, giảm 6,28% so với tháng trước, tương ứng giảm 18,67% so với cuối năm 2021.

Chủ tịch Hòa Phát mất hơn 20.000 tỷ đồng

Trước diễn biến của thị trường chung như vậy, đa số các cổ phiếu đều giảm giá mạnh. Tổng tài sản của top 10 người giàu nhất trên sàn giảm tới hơn 126.000 tỷ đồng, từ mức hơn 514.000 tỷ đồng xuống còn 389.000 tỷ đồng. Trong đó, người giàu nhất là ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch Vingroup là người bị sụt giảm mạnh nhất với giá trị âm hơn 60.000 tỷ đồng. Điều này là do cổ phiếu VIC bị chiết khấu sâu, từ vùng giá hơn 100.000 đồng/cp về còn 72.000 đồng.

Mặc dù vậy, ông Vượng hiện vẫn đang dẫn đầu trong danh sách những người giàu nhất sàn, với khối tài sản trên 157.000 tỷ đồng. Ở vị trí thứ 2 là ông Hồ Hùng Anh – Chủ tịch HĐQT Techcombank với hơn 35.000 tỷ đồng. Tài sản của ông Hùng Anh đến từ cổ phiếu TCB và MSN của Masan. Hiện tại, cổ phiếu của TCB giảm 28% so với hồi đầu năm, cổ phiếu MSN cũng giảm 23%; khiến tài sản của Chủ tịch Techcombank giảm gần 10.000 tỷ đồng. Tuy nhiên do tài sản của ông Trần Đình Long – Chủ tịch Hòa Phát giảm mạnh hơn nên ông Hùng Anh mới vươn lên vị trí số 2.

Từ vùng giá hơn 35.000 đồng/cp, HPG của Tập đoàn Hòa Phát hiện rơi về vùng giá 22.000 đồng, tương đương mức giảm 37% trong 6 tháng đầu năm. Là cổ đông lớn nhất của Tập đoàn Hòa Phát khi sở hữu 1,51 tỷ cổ phiếu, việc HPG giảm sâu như vậy đã khiến “vua thép” mất hơn 20.000 tỷ đồng. Từ vị trí thứ 2, hiện ông Trần Đình Long lùi về vị trí thứ 5 trong top người giàu nhất trên sàn chứng khoán. Các vị trí thứ 3,4 thuộc về ông Nguyễn Đăng Quang – Chủ tịch HĐQT Masan và ông Đỗ Anh Tuấn – Chủ tịch Sunshine Group.

CEO Vietjet giữ vững "phong độ"

Các vị trí còn lại trong danh sách top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán là bà Nguyễn Thị Phương Thảo – CEO Vietjet, ông Bùi Thành Nhơn – Chủ tịch NovaGroup, ông Nguyễn Văn Đạt – Chủ tịch Bất động sản Phát Đạt, bà Phạm Thu Hương – vợ ông Phạm Nhật Vượng và bà Vũ Thị Hiền – vợ ông Trần Đình Long.

So với danh sách đầu năm 2022, ông Nguyễn Đức Thụy [tức bầu Thụy], Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Bưu điện Liên Việt không còn góp mặt. Nguyên nhân là do ông đã thoái sạch vốn khỏi CTCP Thaiholdings [THD], giữa lúc thị giá THD giảm mạnh. Tại thời điểm 30/6, khối tài sản của ông Thụy trên sàn chỉ còn hơn 542 tỷ đồng.

Tài sản của ông Bùi Thành Nhơn và ông Nguyễn Văn Đạt cũng biến động mạnh. Cụ thể, tại ngày 30/6, tài sản của ông Đạt giảm 39%, từ hơn 28.000 tỷ đồng xuống còn hơn 17.000 tỷ đồng. Còn của ông Nhơn giảm gần 30%, từ gần 29.000 tỷ đồng xuống còn hơn 20.500 tỷ đồng. Tuy nhiên tài sản ông Nhơn giảm mạnh chủ yếu do chuyển nhượng bớt cổ phiếu của Novaland [NVL] sang cho Novagroup quản lý.

Giữ vững vị trí thứ 6 trong danh sách top 10 người giàu nhất sàn, nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo chính là người may mắn nhất khi tài sản vẫn gia tăng chút ít trong giai đoạn thị trường biến động. Bà Thảo đang sở hữu trực tiếp và gián tiếp hơn 240 triệu cổ phiếu VJC của Vietjet và 74,8 triệu cổ phiếu HDB của HDBank. So với đầu năm, giá của VJC tăng nhẹ từ 126.000 đồng/cp lên 129.000 đồng. Trong kỳ, cổ phiếu này có giai đoạn từng tăng lên mức giá 147.000 đồng. Còn HDB giảm từ vùng giá 30.000 đồng xuống vùng 24.000 đồng.

Tháng 9/2022, doanh nhân Ấn Độ Gautam Adani trở thành người châu Á đầu tiên vươn lên vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng tỷ phú toàn cầu. Đây là một cột mốc quan trọng trong bối cảnh số lượng người giàu tại châu Á đang tăng lên nhanh chóng.

Khi đó, với khối tài sản gần 147 tỷ USD, vị tỷ phú Ấn Độ hiện chỉ đứng sau ông chủ hãng xe điện Tesla Elon Musk - người sở hữu khối tài sản 263,9 tỷ USD. 

Ông Adani cũng là một trong những tỷ phú thăng hạng nhanh nhất khi vào cuối tháng 8, ông được Bloomberg Billionaires Index xếp hạng là người giàu thứ ba thế giới. Tạp chí Forbes sau đó cũng xác nhận điều này.

Hiện tại, theo xếp hạng thời gian thực của cả Bloomberg và Forbes, ông Adani hiện đứng thứ tư thế giới. Tài sản của ông hiện được Forbes là khoảng 131 tỷ USD. Ông là chủ tịch tập đoàn đa quốc gia Adani Group với danh mục đầu tư và công ty bao trùm nhiều lĩnh vực như khai thác than, trung tâm dữ liệu, sân bay và năng lượng tái tạo. 

Trường hợp của ông Adani đánh dấu sự trỗi dậy ngày càng mạnh mẽ của giới giàu châu Á. 

Theo một phân tích tài sản của hơn 2.400 tỷ phú trong xếp hạng thời gian thực tới ngày 29/9 của Forbes, các tỷ phú tại Bắc Mỹ nắm giữ khối tài sản lớn nhất, 4,7 nghìn tỷ USD. Theo sau là các tỷ phú châu Á với 3,5 nghìn tỷ USD và châu Âu với 2,4 tỷ USD.

Tuy nhiên, xét về số lượng, châu Á đứng đầu thế giới với 951 tỷ phú, vượt xa Bắc Mỹ với 777 người và châu Âu với 536 người.

Đồ họa: Nikkei Asia

Tất nhiên, bức tranh toàn cảnh sẽ khác khi nhìn vào tỷ lệ dân số của từng khu vực. Châu Á hiện chiếm 60% dân số thế giới, trong khi châu Âu chỉ chiếm chưa tới 10%. Mỹ hiện chiếm 4% dân số thế giới.

Theo quốc gia, Mỹ là nơi có nhiều tỷ phú nhất thế giới với 719 người. Theo sau là Trung Quốc và Ấn Độ với lần lượt 440 và 161 người. 10 nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á [ASEAN] hiện có 114 tỷ phú. Hàn Quốc, Nhật Bản lần lượt có 28 và 27 người. Vùng lãnh thổ Đài Loan có 45 người.

Số lượng tỷ phú ở châu Âu bắt đầu tăng lên trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp thế kỷ 18 và 19. Còn ở Mỹ, số tỷ phú tăng lên theo cấp số nhân nhờ toàn cầu hóa và đổi mới về công nghệ. Hiện tại, các quốc gia mới nổi đang sản sinh nhiều tỷ phú hơn ở châu Âu và Mỹ trong thế kỷ 19 và 20 nhờ sự tiến bộ trong công nghệ và toàn cầu hóa.

Tốc độ tích lũy tài sản của người giàu ở các nước mới nổi diễn ra chóng mặt. Một phân tích dữ liệu từ báo cáo Global Wealth Report của Credit Suisse tháng 9 cho thấy giá trị tài sản của những người thuộc nhóm 1% giàu nhất tăng gấp 11 lần ở Ấn Độ và 34 lần ở Trung Quốc trong giai đoạn năm 2000-2021. Trong khi đó, mức tăng tại Mỹ và Nhật Bản lượt lượt chỉ là 3,6 và 1,2 lần.

Đồ họa: Nikkei Asia

“Giá bất động sản tăng lên là động lực chính giúp tích lũy tài sản ở châu Á”, ông Soichiro Matsumoto, giám đốc đầu tư tại Credit Suisse Wealth Management chi nhánh Nhật Bản, cho biết. “Vì những người có xếp hạng cao trong danh sách tỷ phú chủ yếu là chủ sở hữu doanh nghiệp, những nắm một lượng cổ phần lớn ở các công ty trên toàn cầu thay vì ở bất động sản, nên châu Á cần thêm thời gian để theo kịp người Mỹ”.

Theo Credit Suisse, số lượng người giàu tại các nền kinh tế mới nổi sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới nhờ nhu cầu nội địa và phát triển cơ sở hạ tầng. Ngân hàng này dự báo số lượng triệu phú - những người có tài sản từ 1 triệu USD trở lên - sẽ tăng gần gấp đôi tại Trung Quốc và Ấn Độ vào năm 2026, so với năm 2021.

Chủ Đề