1 lệnh ke là bao nhiêu gam

Đơn vị đo khối lượng được sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé, rất thuận tiện khi cân đo trong mua sắm, ước tính nguyên liệu nấu nướng... Khi đã xác định được trọng lượng của một đồ vật và cần chuyển đổi đơn vị đo, chắc hẳn nhiều người sẽ có chung thắc mắc như: 1 lạng bằng bao nhiêu g, 1 lạng bằng bao nhiêu kg, 1 tấn bằng bao nhiêu kg, g. Nếu đang băn khoăn vấn đề này, hãy cùng giải đáp trong bài viết sau nhé.

Giống như 1 lạng bằng bao nhiêu ml, bạn cũng có thể quy đổi 1 lạng bằng bao nhiêu g, kg. Chắc hẳn, trong quá trình học tập và đời sống, bạn thường gặp các đơn vị lạng, gram, kilogam. Với các đơn vị này đã quá quen thuộc nhưng đôi lúc bạn lại không biết cách quy đổi từ đơn vị lạng sang gam, lạng sang kg.

Đơn vị lạng, 1 lạng bằng bao nhiêu cân?
 


1. Tìm hiểu đơn vị đo trọng lượng

- Theo như đơn vị quốc tế SI quy định, gam [g, gram] chính là đơn vị đo trọng lượng nhỏ nhất, chủ yếu sử dụng để tính trọng lượng của những vật siêu nhẹ.
- Lạng cũng là đơn vị đo lường nhưng chỉ sử dụng ở Việt Nam. Theo người Việt quy ước, 1 lạng bằng 1/10 cân.
- Như gam, Kg [Kilogam] cũng là đơn vị trọng lượng nằm trong hệ thống đo lường quốc tế SI, sử dụng phổ biến ở mọi quốc gia trên thế giới. 

Theo quy đổi, 1 lạng = 100gram = 0,1kg


2. 1 lạng bằng bao nhiêu kilogam

Theo đơn vị đo cổ, 1 lạng = 1/16 cân nên 8 lạng = nửa cân. Vì thế mà xuất hiện câu "Kẻ tám lạng, người nửa cân" để ám chỉ và so sánh hai người ngang ngửa nhau. Tuy nhiên, hiện nay, người ta lại áp dụng công thức đơn vị 1 lạng = 1/10 cân [tức 1/10kg]

1 lượng bằng bao nhiêu lạng


3. 0 1 lạng bằng bao nhiêu gram?

Do 1 lạng = 1/10kg mà 1kg = 1000g nên 1 lạng = 100 g
Do đó:
- 1 lạng yến bằng bao nhiêu gam? 1 lạng yến = 100 gam
- 1 lạng thuốc bắc bằng bao nhiêu gam? 1 lạng thuốc bắc = 100 gam.
- 1 lạng vàng bằng bao nhiêu gam? 1 lạng vàng = 100 gam vàng.
- 1 lạng bằng bao nhiêu gam nước? 1 lạng nước = 100 gam nước.


4. Cách quy đổi đơn vị khối lượng

1 lạng bằng bao nhiêu kg g?  Theo quy ước đổi đơn vị đo căn nặng sẽ giảm dần 10 lần từ trái sang phải theo thứ tự hoặc giảm dần 10 lần nếu tính từ phải sang trái sau đây:
Tấn -> Tạ -> Yến -> Kg [kilogam] -> Hg [héc tô gam] -> Dag [Đề ca gam] -> gr [gam hoặc gram]

Bảng quy đổi các đơn vị trọng lượng

Như vậy:

- 1 Tấn = 10 Tạ
- 1 Tạ = 10 Yến
- 1 Yến = 10 Kg
- 1 Kg = 10 Hg
- 1 Hg = 10 Dag
- 1 Dag = 10 gr 

Để có đổi đơn vị khối lượng chính xác, các bạn cần phải nhớ quy ước đổi theo thứ tự như trên, đơn vị khối lượng phía trước gấp 10 lần so với đơn vị phía sau. 

Lạng hay còn được gọi là lượng, đây là đơn vị đo khối lượng cổ của Việt Nam, tuy nhiên hiện nay, đơn vị này vẫn được sử dụng phổ biến. Trước kia, 1 lạng xấp xỉ bằng 37.8 gram = 1/16 cân. Tuy nhiên, hiện nay thì lạng đã có quy đổi khác.  

Chắc hẳn với giải đáp trên đây, các bạn đã biết được 1 lạng bằng bao nhiêu gam. Đơn vị tấn, tạ, yến là đơn vị đo với khối lượng lớn, còn kg, g, lạng là đơn vị đo với khối lượng nhỏ, bạn sẽ thường gặp những đơn vị đo này thường ngày nên việc nắm bắt được quy đổi 1g bằng bao nhiêu mg, đổi gram, gam sang miligram và từ lạng sang g, kg sẽ giúp bạn tự tin học tập, làm việc hay mua bán - trao đổi.

Không chỉ lạng, mà thìa, muốn cà phê, muối cũng có thể đổi ra gam và chúng thường sử dụng phổ biến trong chế biến nấu ăn. Các bạn có thể tìm hiểu 1 thìa, 1 muỗng cà phê muối là bao nhiêu gam để có thể nấu ăn ngon miệng, chế biến theo như công thức. 

Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết về việc quy định thì vận chuyển bao nhiêu gam ma túy đá thì bị tử hình?. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Mỗi năm Bộ đội biên phòng Việt Nam lại bắt hàng trăm cuộc vận chuyển ma tuý trái phép từ phía bên kia bên giới Trung Quốc vào biên giới phía Việt Nam. Vậy câu hỏi đặt ra là theo quy định của pháp luật hình sự thì hành vi vận chuyển ma tuý trái phép bị xử phạt như thế nào? Đối với ma tuý đã thì quy định thì vận chuyển bao nhiêu gam ma túy đá thì bị tử hình?

Có thể bạn quan tâm

Mẫu đơn yêu cầu tra cứu tiền án chuẩn pháp lý

Xử lý về tội vi phạm quy định về đấu giá tài sản như thế nào?

Các độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định hiện hành

Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc quy định thì vận chuyển bao nhiêu gam ma túy đá thì bị tử hình?. LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự 2015 sđ bs 2017

Luật phòng, chống ma túy 2021

Nghị định 57/2022/NĐ-CP

Thế nào là ma tuý đá?

Theo quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 2 Luật phòng, chống ma túy 2021 quy định về ma tuý như sau:

– Chất ma túy là chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong danh mục chất ma túy do Chính phủ ban hành [hiện nay là danh mục quy định tại Nghị định 57/2022/NĐ-CP].

  • Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
  • Chất hướng thần là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng.

– Hiện nay ma tuý có 02 loại:

  • Ma tuý tự nhiên: Đây là các chất ma túy có sẵn trong tự nhiên, là những ancaloit của một số loài thực vật như: thuốc phiện, Cocain, … Có nguồn gốc từ nhựa cây thuốc phiện [cây anh túc, anh tử túc, …], được các dân tộc ít người trồng tại các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam hoặc có từ lá cây coca, chế ra chất cathinone, có nhiều ở Nam Mỹ.
  • Ma tuý tổng hợp: Có nhiều loại khác nhau được người dân biết đến nhiều nhất chính là ma tuý đá, heroin. Chúng thường được con người tạo ra từ những hóa chất khá độc hại nằm trong nhóm ketamin hay amphetamin, …

Theo quy định tại Nghị định 57/2022/NĐ-CP quy định về các danh mục chất ma túy và tiền chất tại Việt Nam thì ma tuý đá hay được biết với cái tên Methamphetamine [số thứ tự 247 IIC Danh mục II các chất ma túy được sử dụng hạn chế trong nghiên cứu, kiểm nghiệm, giám định, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế theo quy định của cơ quan có thẩm quyền] là một loại chất ma túy không chỉ bị cấm sử dụng trong đời sống xã hội mà nó còn bị cấm tuyệt đối sử dụng trong y học.

Danh mục các loại ma tuý tại Việt Nam mới năm 2022

Theo quy định tại Điều 1 Nghị định 57/2022/NĐ-CP quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất như sau:

– Danh mục I: Các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội; việc sử dụng các chất này trong nghiên cứu, kiểm nghiệm, giám định, điều tra tội phạm theo quy định đặc biệt của cơ quan có thẩm quyền.

– Danh mục II: Các chất ma túy được sử dụng hạn chế trong nghiên cứu, kiểm nghiệm, giám định, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

– Danh mục III: Các chất ma túy được sử dụng trong nghiên cứu, kiểm nghiệm, giám định, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế, thú y theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

– Danh mục IV: Các tiền chất [IVA: Các tiền chất thiết yếu, tham gia vào cấu trúc chất ma túy; IVB: Các tiền chất là hóa chất, dung môi, chất xúc tác dùng trong quá trình sản xuất chất ma túy].

Tội vận chuyển trái phép chất ma tuý cấu thành như thế nào?

– Khách thể: Xâm phạm đến chế độ thống nhất quản lý của Nhà nước đối với các chất ma túy và các loại thuốc gây nghiện, xâm phạm trật tự, an toàn xã hội và tính mạng, sức khỏe con người và sự phát triển bình thường của nòi giống dân tộc.

– Chủ thể:

  • Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng [tức sẽ phải chịu bị truy cứu trách nhiệm hình sự từ khoản 2, 3, 4 Điều 250 Bộ luật hình sự 2015 sđ bs 2017].
  • Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm [có thể truy cứu nếu thoả quy định của Điều 250 Bộ luật hình sự 2015 sđ bs 2017].

-Khách quan: Vận chuyển trái phép chất ma tuý [tức không có giấy phép cho phép vận chuyển ma tuý của cơ quan có thẩm quyền]. Việc vận chuyển trái phép chất ma tuý được biểu hiện ở bất kỳ hình thức nào ví dụ như cho vào túi áo, túi quần, nuốt trong bụng, để trong túi sách, vận chuyển bằng đường thuỷ, đường bộ, đường hàng không, hoặc bất cứ đường vận chuyển nào khác.

Chủ quan: Lỗi có ý trực tiếp. Mục đích là không nhằm mua bán, sản xuất, tàng trữ. Lưu ý nếu vật vận chuyển không phải là ma tuý nhưng người vận chuyển tin nó là ma tuý thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vận chuyển trái phép chất ma túy.

Hình phạt:

  • Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm;
  • Phạt tù từ 07 năm – 15 năm;
  • Phạt tù từ 15 năm – 20 năm;
  • Phạt tù từ 20 năm, chung thân, tử hình;
  • Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Quy định thì vận chuyển bao nhiêu gam ma túy đá thì bị tử hình?

Quy định thì vận chuyển bao nhiêu gam ma túy đá thì bị tử hình?

Theo quy định tại Điều 250 Bộ luật hình sự 2015 sđ bs 2017 quy định về Tội vận chuyển trái phép chất ma túy như sau:

– Người nào vận chuyển trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích sản xuất, mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội quy định tại các điều 248, 249, 251 và 252 của Bộ luật hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  • Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 gam đến dưới 500 gam;
  • Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 0,1 gam đến dưới 05 gam;
  • Lá cây côca; lá khát [lá cây Catha edulis]; lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;
  • Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 05 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;
  • Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;
  • Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 01 gam đến dưới 20 gam;
  • Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 10 mililít đến dưới 100 mililít;
  • Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm h khoản này.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

  • Có tổ chức;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
  • Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội;
  • Qua biên giới;
  • Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam;
  • Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;
  • Lá cây côca; lá khát [lá cây Catha edulis]; lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam;
  • Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 200 kilôgam;
  • Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;
  • Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam;
  • Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 250 mililít;
  • Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm g đến điểm n khoản này;
  • Tái phạm nguy hiểm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

  • Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 05 kilôgam;
  • Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam;
  • Lá cây côca; lá khát [lá cây Catha edulis]; lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 25 kilôgam đến dưới 75 kilôgam;
  • Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 200 kilôgam đến dưới 600 kilôgam;
  • Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 150 kilôgam;
  • Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam;
  • Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 250 mililít đến dưới 750 mililít;
  • Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

  • Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên;
  • Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng 100 gam trở lên;
  • Lá cây côca; lá khát [lá cây Catha edulis]; lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng 75 kilôgam trở lên;
  • Quả thuốc phiện khô có khối lượng 600 kilôgam trở lên;
  • Quả thuốc phiện tươi có khối lượng 150 kilôgam trở lên;
  • Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên;
  • Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên;
  • Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy người phạm tội vận chuyển ma tuý trái phép có thể bị tuyên án tử hình nếu vận chuyển một số lượng ma tuý thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên;
  • Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng 100 gam trở lên;
  • Lá cây côca; lá khát [lá cây Catha edulis]; lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng 75 kilôgam trở lên;
  • Quả thuốc phiện khô có khối lượng 600 kilôgam trở lên;
  • Quả thuốc phiện tươi có khối lượng 150 kilôgam trở lên;
  • Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên;
  • Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên;
  • Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản 4.

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Tội vận chuyển trái phép chất ma tuý

Theo quy định tại Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 sđ bs 2017 quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

– Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

– Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:

  • 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
  • 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
  • 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
  • 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

– Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 27, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 27, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.

Như vậy thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Tội vận chuyển trái phép chất ma tuý như sau:

  • 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng [khoản 1 Điều 250]
  • 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng [khoản 2 Điều 250]
  • 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng [khoản 3, 4 Điều 250]

Mời bạn xem thêm

  • Hướng dẫn trích lục khai sinh online nhanh chóng năm 2022
  • Dịch vụ trích lục giấy khai sinh nhanh chóng nhất 2022
  • Thủ tục đề nghị cấp bản sao trích lục hộ tịch mới

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Quy định thì vận chuyển bao nhiêu gam ma túy đá thì bị tử hình?″. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến công chứng ủy quyền tại nhà; dịch vụ công chứng tại nhà, hồ sơ cấp sổ đỏ cho đất ao gồm những gì của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: //www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: //www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Sử dụng ma tuý có bị phạt tù hay không?

Theo quy định hiện nay nếu một người đơn thân độc mã sử dụng ma tuý không rủ người khác cùng chơi với mình, thì chỉ bị xử lý về mặt xử phạt vi phạt vi phạm hành chính là bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy [khoản 1 Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP]. Tuy nhiên nếu sử dụng ma tuý từ 2 người trở lên thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội Tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý.

Ông ba che dấu cháu tổ chức sử dụng ma tuý có bị xử phạt?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 18 BLHS 2015 sđ bs 2017 quy định: Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật HS. Và Theo quy định tại Điều 389 thì đây là tội đặc biệt nghiêm trọng nên vẫn bị xử phạt.

Chủ Đề